Tiền Hồ
Rễ Tiền hồ
Bộ phận dùng: Rễ củ.
Thu hái, sơ chế: Vào mùa thu, đông hay mùa xuân, đào lấy rễ về, rửa sạch đât, phơi hay sấy khô là được.
Cách bào chế Dược liệu:
– Theo Trung Y: Rửa sạch, ủ mềm, thái lát, phơi khô. Khi dùng hoà mật ong và nước tẩm đều, sao cho không dính tay là được (1kg tiền hồ dùng 200g mật ong).
– Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đào vào mùa đông hoặc xuân. Rửa sạch, bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản: Dễ mốc, mọt nên cần để nơi khô ráo, kín, thỉnh thoảng đem phơi nắng nhẹ.
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh phế.
Thành phần hóa học: Nodakenin, nodakenetin, decusin.
Tác dụng của Tiền hồ:
Tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt, sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức. Là một vị thuốc chữa ho, trừ đờm. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.
Liều dùng: 4 – 9g.
Bài thuốc có Tiền hồ:
+ Trị ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở: Tiền hồ 10g, Tang bì 10g, Bối mẫu 6g, Mạch môn 10g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
+ Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong nhiệt: Tiền hồ, Bạc hà, Cát cánh đều 6g, Ngưu bàng tử, Hạnh nhân đều 10g, sắc uống.