Ung thư hạ họng giai đoạn cuối là gì? Ung thư hạ họng có tỉ lệ người mắc bệnh xếp thứ hai trong nhóm ung thư đường hô hấp. Triệu chứng của ung thư hạ họng giai đoạn cuối: Ho ra máu, cổ nổi hạch, hơi thở hôi… Nguyên nhân của ung thư hạ họng giai đoạn cuối là gì? Cách điều trị ung thư hạ họng giai đoạn cuối hiệu quả?
Ung thư hạ họng giai đoạn cuối là quá trình biến chứng cuối cùng của căn bệnh này. Theo Hiệp hội Quốc tế chống ung thư (UICC), ung thư hạ họng là ung thư xuất hiện trong 3 vùng: Xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng. Độ tuổi thường gặp nhất từ khoảng 40 đến 65 tuổi. Nam giới là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các triệu chứng lâm sàng ban đầu thường không rõ ràng. Vì thế, phần lớn người bệnh đến khám đều đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư hạ họng giai đoạn cuối là gì?
Các giai đoạn của ung thư hạ họng phát triển rất nhanh. Mỗi giai đoạn lại có các biểu hiện khác nhau khiến cho người bệnh khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Ung thư hạ họng có triệu chứng đau khi nuốt và tần xuất đau tăng dần. Biểu hiện là ban đầu nuốt có cảm giác vướng ở họng. Dần dần tăng cảm giác vướng kèm theo đau và nuốt rất khó.
Triệu chứng của ung thư hạ họng giai đoạn đầu
Ung thư hạ họng giai đoạn 2 có những biểu hiện khá giống với ung thư giai đoạn 1 như:
- Khàn tiếng: Đây là dấu hiệu đặc trưng ở những người bị ung thư hạ họng giai đoạn đầu. Tuy vậy, khàn tiếng dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Ví dụ như viêm thanh quản, viêm họng hoặc cảm cúm.
- Khó thở, khó nuốt, nuốt vướng: Thêm một dấu hiệu khiến ung thư hạ họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Hiện tượng này tương tự như các biểu hiện về bệnh hô hấp hoặc bệnh đường họng thường gặp.
Triệu chứng của ung thư hạ họng giai đoạn cuối
Sang giai đoạn 3, đặc biệt ung thư hạ họng giai đoạn cuối, bệnh tiến triển nặng hơn với các biểu hiện rõ ràng như:
- Ho dai dẳng, ho ra máu: Người bệnh có thể đối mặt với những cơn ho kéo dài. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể ho kèm ra máu, rất nguy hiểm.
- Nổi hạch ở cổ: Những nốt hạch bắt đầu xuất hiện ở cổ, sờ vào có cảm giác đau. Khi thấy dấu hiệu này, nên cẩn trọng.
- Hơi thở có mùi hôi: Đây cũng là đặc trưng cơ bản của những người mắc bệnh ung thư hạ họng. Hơi thở bốc mùi, gây khó khăn trong giao tiếp cho người bệnh.
Ung thư hạ họng giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng trên một cách rõ ràng hơn. Các cơn đau cũng sẽ thường xuyên xuất hiện. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng mất dần, khả năng nuốt và nhai cũng yếu hơn. Thậm chí trong trường hợp nặng người bệnh không thể ăn uống như bình thường.
Ung thư hạ họng giai đoạn cuối do đâu?
- Nghiện thuốc lá mãn tính: Đối với những người bị ung thư hạ họng, có đến 70% thường xuyên sử dụng thuốc lá. Trong thành phần của thuốc lá có chứa chất gây ung thư rất cao. Các nghiên cứu cho thấy tình trạng số người hút thuốc lá ngày càng tăng cao. Điều đó tỉ lệ thuận với số người mắc bệnh.
- Người nghiện rượu bia: Nhắc đến rượu bia đa phần đều nghĩ ngay đến các bệnh liên quan đến dạ dày, gan… Tuy nhiên đây cũng được xem là nguyên nhân gây ung thư hạ họng giai đoạn cuối. Chất cồn có trong rượu sẽ kích thích niêm mạc họng và thanh quản gây ra tình trạng này.
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh. Điều này khiến cho vùng miệng, họng và thanh quản bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Các bệnh về thanh quản: Có đến 70% trường hợp người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư nếu không được phòng ngừa một cách hợp lý sẽ bị tái phát bệnh.
Điều trị ung thư hạ họng giai đoạn cuối
Tình trạng cơ thể suy yếu dần là bệnh nhân đã bước sang giai đoạn ung thư. Đây là giai đoạn khó chữa trị nhất của bệnh. Khi phát hiện bệnh bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp kĩ thuật tiên tiến. Cùng với sự kết hợp của phẫu thuật, xạ trị để nhằm loại bỏ tế bào ung thư.
Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn tức là tế bào ung thư đã phát triển mạnh và di căn. Điều đó khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Còn tùy vào sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Phương pháp phẫu thuật ung thư hạ họng
Nếu ở cổ có các hạch nổi lên, các bác sĩ sẽ dùng máy móc nạo vét hạch ở cổ. Đồng thời cắt bỏ khối u kết hợp với sử dụng phương pháp tia xạ. Nếu là các khối u nổi lên thì sẽ cắt bỏ khối u theo diện rộng. Nếu khối u xâm lấn đến thanh quản, buộc phải cắt thanh quản hạ họng và tái tạo lại thực quản bằng dạ dày hoặc ruột.
Xem thêm: Bệnh viện ĐH Y Hà Nội phẫu thuật thành công ca thứ 4 ung thư hạ họng và thực quản – Báo Mới
Phương pháp xạ trị ung thư hạ họng
Muốn phẫu thuật có hiệu quả thì cần kết hợp với tia xạ. Nếu sử dụng tia xạ không thì hiệu quả thì kết quả điều trị không cao. Có thể dùng phương pháp hóa trị để điều trị ung thư hạ họng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng cho các thể ung thư sarcome.
Sau khi sử dụng các biện pháp điều trị ung thư hạ họng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho miễn dịch trị liệu nhằm giúp cơ thể bệnh nhân tăng sức đề kháng.
Đối với những người bệnh đã được tiến hành điều trị thì không nên chủ quan, vì bệnh có thể tái phát lại nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Nên theo dõi định kì liên tục trong 3 năm, với các biện pháp kiểm tra và chụp hình phổi 6 tháng/lần.
Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả thì bản thân người bệnh cần phải hạn chế và loại bỏ những yếu tố tác động gây nên căn bệnh này. Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia Không sử dụng các thực phẩm lên men, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa chất bảo quản… Nên đi khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường từ cơ thể. Từ đó sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.
.