Ung thư phổi di căn vào xương được biết đến là một trong những biến chứng của căn bệnh ung thư phổi. Trung bình cứ 10 người mắc ung thư phổi thì có 3 – 4 người bị di căn xương. Điều này không chỉ dẫn tới hiện tượng đau nhức xương, dễ gãy xương mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Ung thư phổi di căn vào xương là gì?
Các trường hợp di căn xương do ung thư thì ung thư phổi đứng ở vị trí thứ 3 về tỉ lệ người mắc cao nhất. Đặc biệt trong số các bệnh ung thư di căn xương không rõ nguồn gốc thì 50% có liên quan đến ung thư phổi. Vì thế nhiều người bệnh được chẩn đoán là ung thư di căn xương trước khi phát hiện ra mắc ung thư phổi gây khó khăn cho việc lên phác đồ điều trị. Ung thư phổi di căn vào xương thường xuất hiện khi người bệnh ở giai đoạn IV của ung thư phổi (giai đoạn cuối). Đây là hiện tượng các tế bào ung thư lan rộng đến mô xương qua quá trình lưu thông máu hay hệ bạch huyết.
Vị trí xương dễ bị ung thư phổi di căn tới nhất là xương cột sống, xương chậu, xương cánh tay. Đặc biệt là vùng xương đốt sống ngực (khoang ngực) và xương sườn chịu sức ép của phổi có thể gây khó thở, đau dữ dội. Một vài trường hợp người bệnh mắc ung thư phổi là trẻ em hoặc người già, người thiếu canxi thì quá trình di căn có thể lan tới xương đốt ngón tay, ngón chân hoặc chân răng.
Ung thư phổi di căn vào xương thường gặp ở người trên 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em và thanh niên. Thời gian từ khi phát hiện ung thư phổi nguyên phát cho đến khi có di căn xương thường là vài tháng, vài năm hoặc đồng thời xuất hiện cả ung thư di căn xương và ung thư nguyên phát.
Triệu chứng của ung thư phổi di căn vào xương
Để sớm có được phác đồ điều trị hiệu quả ngay từ những giai đoạn đầu, tránh hiện tượng di căn quá sâu gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô xương, người bệnh mắc ung thư phổi di căn vào xương cần nắm rõ được một số triệu chứng cơ bản dưới đây.
Đau nhức xương
Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn ung thư phổi di căn vào xương là đau nhức xương. Đặc biệt nặng hơn và xấu đi vào ban đêm, khi nhiệt độ hạ thấp thì xương khớp bắt đầu đau nhức dữ dội. Vị trí đau chủ yếu là cột sống, xương chậu và khớp háng.
Cơn đau chia thành các đợt kéo dài, xương bị ép chặt ảnh hưởng đến mô cơ xung quanh. Vùng đau đầu tiên thường là đốt sống ngực và cột sống. Giai đoạn sau là đến xương đùi, xương chậu, xương sườn và xương sọ. Di căn xương đến cột sống lưng sẽ gây chèn ép tủy sống. Điều này khiến người bệnh không thể ngồi hay đứng vững như bình thường.
Trên thực tế chỉ có từ 2 – 5% bệnh nhân di căn xương đến tay và bàn chân. Điều này gây cản trở quá trình sinh hoạt, cầm nắm đồ vật, đau đớn khi di chuyển. Đôi khi người bệnh sẽ có cảm giác cơ bắp bị kéo căng, đè nặng. Càng để lâu thì tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Xương giòn và dễ gãy
Các tế bào ung thư di căn đến xương chiếm hữu và làm suy yếu mô xương khỏe mạnh. Có khả năng dẫn đến gãy xương bệnh lý mà không do chấn thương hay tai nạn.
Ung thư phổi nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Một số triệu chứng khác
Quá trình phân giải canxi trong xương làm tăng nồng độ canxi trong máu gây suy nhược cơ thể. Dẫn đến buồn nôn, mất nước, chóng mặt, mệt mỏi…
Vùng cổ, nách, ngực, bẹn, tai xuất hiện hạch dày đặc, cứng nhưng không đau nhức.
Mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, bệnh đường ruột, dạ dày.
Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn,… gây sụt cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Khó khăn khi hoạt động, thở dốc khi leo cầu thang, tức ngực, khó thở khi nằm ngửa.
Sốt cao trên 39 độ C, mất nước, thậm chí co giật nhẹ đặc biệt là vào ban đêm.
Ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân do chèn ép tủy sống của khối u ung thư phổi.
Xem thêm: 10 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
Điều trị ung thư phổi di căn vào xương
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm ung thư phổi di căn. Tuy vậy người bệnh có thể lạc quan và hạn chế biến chứng xấu, giảm đau, ngăn ngừa gãy xương. Để chẩn đoán di căn xương, người bệnh có thể sử dụng chụp cộng hưởng từ MRI, chụp PET, chụp CT.
Hóa trị
Đây là phương pháp truyền hóa chất vào cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Từ đó làm giảm quá trình lan rộng ảnh hưởng đến các mô khác của cơ thể. Phương pháp điều trị ung thư di căn này có tác dụng với toàn cơ thể.
Tuy nhiên hóa trị sẽ gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, suy nhược… Hoặc thậm chí có những trường hợp kháng thuốc, không tiếp nhận hóa chất.
Ung thư phổi nên uống sữa gì? Bệnh nhân ung thư phổi nên uống gì?
Xạ trị
Một giải pháp phổ biến mới đó là xạ trị có tác dụng giảm đau tức thì. Phương pháp này tác động trực tiếp tới tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến vùng cơ thể khác. Tuy nhiên hạn chế khi sử dụng bức xạ sẽ gây đau rát, bỏng nhẹ cho khu vực chiếu xạ.
Thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và không đau đớn. Một số loại thuốc phổ biến như morphin, oxycodone, codein, tramadol, propoxyphen… giúp giảm đau tức thì. Tuy nhiên lại được khuyến cáo là không nên sử dụng quá nhiều. Một số có thể ảnh hưởng đến não và dạ dày khiến người bệnh buồn ngủ, suy giảm trí nhớ. Hay các hiện tượng buồn nôn và nôn, táo bón, mờ mắt, ảnh hưởng tới gan. Đặc biệt thuốc morphin có khả năng gây nghiện.
Phẫu thuật
Phương pháp được sử dụng khi xương đã trở nên suy yếu và gãy xương do bệnh lý. Việc ổn định xương gãy lúc này trở nên khó khăn hơn so với bình thường bởi xương bị giải phóng canxi mạnh.
Phẫu thuật cũng có thể sử dụng để loại bỏ các khối u chèn ép lên tủy sống. Tuy nhiên gây nhiều rủi ro và có thể gây liệt hoàn toàn.
Ung thư phổi di căn vào xương là bệnh ở giai đoạn cuối và khó khăn trong điều trị. Nhưng người bệnh vẫn có thể kéo dài sự sống nếu được điều trị tích cực và có lối sống lạc quan.
.