Giỏ hàng

Xạ can

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Xạ Can 

(Belamcanda chinensis Lem)

Tên gọi khác: Xạ can còn gọi là cây Rẻ quạt.
Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem – Họ Lay Ơn (Iridaceae).
Mô tả cây thuốc:
Xạ can là cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu.
Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Bộ phận dùng: Thường dùng Thân Rễ.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Xạ can là phần thân rễ cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng. Chất cứng, vị thơm.
Bào chế:
+ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dùng tươi: rửa sạch, gĩa với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam).
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
Tác dụng của Xạ can:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Chủ trị:
+ Trị nấc, khí nghịch lên, đờm dãi ủng trệ, họng đau, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị phế khí suyễn, ho, ho khí nghịch lên, trẻ nhỏ bị sán khí, mụn nhọt sưng đau, tiện độc (Y Học Nhập Môn).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, thủ Thiếu âm tâm, thủ Quyết âm Tâm bào (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Bài thuốc có Xạ can:
– Chữa đau tắc cổ họng: Xạ can 4g, Hoàng cầm 2g, Cát cánh 2g, Cam thảo 2g. Tán nhỏ uống với nước sôi để nguội.
– Chữa hen phế quản thể hàn: Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; Cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa viêm amiđan mãn tính: Xạ can 8g, huyền sâm 16g; Sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; Thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button