Giỏ hàng

Phòng ngừa bệnh gout để hạn chế biến chứng của bệnh

Phòng ngừa bệnh gout là cách duy nhất để ngăn chặn việc mắc phải những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Phòng ngừa bệnh gout đúng cách giúp cơ thể bạn tránh xa khỏi những thương tổn về khớp. Bệnh gout giờ không chỉ còn là “bệnh của nhà giàu”. Đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Hãy đi khám định kỳ 6 tháng/ lần giúp bạn có thể phát hiện bệnh gout sớm. Từ đó, bác sĩ có những nhận định và chẩn đoán bệnh kịp thời tốt cho quá trình điều trị nếu mắc phải.

Bệnh gout gây ra đau đơn cho người bệnh

Bệnh gout gây ra đau đơn cho người bệnh

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Hiện nay, viêm khớp do gout chiếm 1,5% trong các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp.

Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 – 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout… hoặc ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Những người mắc bệnh gút ban đầu chỉ có dấu hiệu đau các khớp tay, khớp chân, nhưng nếu tình trạng kéo lâu dài sẽ tổn thương nặng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển làm người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu ở các khớp tay, khớp chân. Ngoài ra, bệnh còn có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, bạn nên tìm các biện pháp để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh gout.

Nhận biết bệnh gout qua những dấu hiệu nào? Cách điều trị bệnh gout?

Biến chứng của bệnh gout

  • Khi các hạt tophi bị vỡ loét, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khớp. Khi đó bệnh nhân dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu. Biến chứng có thể gây hủy hoại khớp, các đầu xương, bệnh nhân có thể bị tàn phế.
  • Gout mạn tính làm lắng đọng muối urat trong thận làm người bệnh dễ bị sỏi thận. Bên cạnh đó, nó làm tăng nguy cơ bị suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ứ mủ, ứ nước…
  • Biến chứng liên quan đến tai biến do dùng thuốc. Các thuốc chống viêm không steroid gây tổn thương nhiều cơ quan như tuần hoàn, tiêu hóa, thận, hệ miễn dịch…
  • Biến chứng khi chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn. Việc điều trị bệnh này sử dụng rất nhiều loại thuốc kháng sinh. Từ đó, bạn có nguy cơ bị dị ứng thuốc, thậm chí là tử vong.
  • Biến chứng lao, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Phòng ngừa bệnh gout không dùng thuốc bằng cách nào?

Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh gout. Trong đó, quan trọng nhất chính là việc cân bằng hài hòa chế độ dinh dưỡng. Bởi đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Tránh mắc bệnh gout qua chế độ dinh dưỡng

Thức ăn tránh bệnh gout?

Hạn chế ăn một số đồ như thịt cá rán, thịt chó, canh cá, canh xương hầm. Có thể ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gà, thịt thỏ. Các loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não,…), cá trích, cá thu, sò, trai,…

Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay, nóng. Ăn nhiều hoa quả và rau. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.

Những loại thực phẩm chứa ít purin cũng giúp cơ thể hạn chế hấp thụ, phòng bệnh gout hiệu quả. Chẳng hạn như ngũ cốc, rau củ và các loại hạt. Những loại thực phẩm này còn có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Hai loại quả được nhiều chuyên gia khuyên nên dùng đó là quả anh đào và quả mâm xôi. Ngoài ra, một số sản phẩm như sữa chua, dưa chuột hay dưa hấu cũng rất tốt cho việc phòng và chữa bệnh gout.

Chống bệnh gout nên uống gì?

Muốn phòng ngừa bệnh gout chúng ta nên từ bỏ, hạn chế thấp nhất việc uống rượu, bia. Bên cạnh đó, nên tránh xa đồ uống có ga. Theo một công trình nghiên cứu, người ta chỉ ra ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.

Bổ sung nước: Nước rất tốt với cơ thể chúng ta. Các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat có tác dụng thải bớt lượng axit uric ra khỏi cơ thể.

Thức ăn ngăn ngừa bệnh gout tiến triển và tái phát hiệu quả

Ngăn ngừa bệnh gout bằng biện pháp vận động

Những người thừa cân, béo phì có nồng độ axit uric trong máu lớn. Bởi vậy, cần giảm béo và duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng ổn định cũng giảm tải sức nặng lên các khớp. Tuy nhiên cần lưu ý khi giảm cân đó là không nên nhịn đói vì như vậy làm axit uric trong máu tăng lên.

Tập luyện thể thao đều đặn rất tốt cho cơ thể. Giúp bạn trở nên linh hoạt hơn và khớp vận động trơn tru hơn. Lười tập luyện khiến các khớp xương bị xơ hóa, dần dần bị bào mòn, suy yếu.

Vận động giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp xương, bôi trơn sụn và khớp, hạn chế các axit uric lắng đọng ở các khớp. Bởi vậy, muốn phòng ngừa bệnh gout hãy chăm chỉ tập luyện thể dục mỗi ngày.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout bằng thảo dược

Nấm lim xanh giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, trung hòa lượng axit uric trong máu. Đối với bệnh gout, nấm lim xanh có tác dụng tăng cường chuyển hóa, giúp đào thải axit uric trong máu và phục hồi cơ thể, ngăn chặn các nguy cơ hình thành bệnh gout.

Không những thế, việc sử dụng nấm lim xanh đều đặn còn giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều nguy cơ bệnh khác. Đồng thời, nấm lim xanh giúp bồi bổ, giải độc, thanh lọc cơ thể. Để chữa triệt để bệnh gout, người bệnh cần kiên trì uống liên tục nước đun từ nấm lim xanh từ hai đến năm tháng để các dược chất trong nấm đẩy lùi bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng nấm lim xanh hằng ngày là một biến pháp tốt giúp phòng ngừa bệnh gout.

Nấm lim xanh có tác dụng phòng ngừa bệnh gout

Nấm lim xanh có tác dụng phòng ngừa bệnh gout

Phòng ngừa bệnh gout ngay từ ngày hôm nay để bảo vệ cơ thể bạn. Khám định kỳ đều đặn để theo dõi và nếu có dấu hiệu của bệnh gout sẽ được điều trị kịp thời.

 

 

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button