Bệnh gout biến chứng nặng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân khởi phát và biến chứng bệnh gout sẽ dễ dàng cho việc điều trị.
Bệnh gout biến chứng có thể gây hủy hoại khớp và đầu xương, nặng hơn là tàn phế. Các hạt tôphi khi bị loét vỡ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khớp gây nhiễm khuẩn, viêm khớp. Từ nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó, do muối urat tích tụ ở thận nên thận dễ bị tổn thương, tạo sỏi, ứ mủ thận dẫn đến suy thận suy thận và vấn đề về huyết áp…
Cách nhận biết sớm triệu chứng của bệnh gout cấp, mạn tính để điều trị kịp thời
Nguyên nhân bệnh gout biến chứng nặng là do đâu?
Bệnh gout biến chứng nặng có cả yếu tố chủ quan và khách quan như: do ăn uống, do chẩn đoán bệnh sai, do yếu tố di truyền hoặc sự ảnh hưởng của những bệnh lý khác.
Biến chứng gout do thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tình trạng bệnh gout. Bởi lẽ, những đồ ăn thức uống nạp vào cơ thể có thể có chứa nhiều purin. Purin tổng hợp nội sinh sẽ tích tụ nhiều acid uric. Acid uric là một chất dễ kết tử nhưng khó bài tiết, nó gây lắng đọng muối urat tại các khớp trên cơ thể, hình thành bệnh gout.
Người bị bệnh gout có lượng acid uric trong cơ thể cao nhưng lại không kiểm soát được thói quen ăn uống của mình. Họ thường nạp vào những thực phẩm có chứa nhiều purin. Nhóm thực phẩm đó như:
- Thực phẩm chứa nhiều chất đạm: các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, các loại trứng lộn…
- Thực phẩm có mức độ tăng trưởng nhanh: giá đỗ, nấm, bạc hà…
- Thực phẩm giàu đạm thực vật: đậu xanh, đậu trắng, đậu tương…
- Thực phẩm giàu chất béo: thức ăn nhanh, da động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật…Nhóm chất giàu chất kích thích: rượu, bia, nước ngọt có ga
Bệnh gout biến chứng do nguời bệnh chủ quan
Người bị gout cấp tính có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh tiềm ẩn, không chữa trị từ giai đoạn cấp tính mà để biến chứng qua mạn tính. Bệnh có khi cũng nặng lên do dùng sai thuốc, dùng thuốc tùy tiện.
Chủ quan trong chẩn đoán bệnh gout
Bệnh gout biến chứng nặng còn xảy ra ở không ít trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn). Việc chẩn đoán sai khiến việc sử dụng kháng sinh tràn lan gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong (nếu dị ứng kháng sinh).
Chủ quan trong tùy ý sử dụng thuốc chữa bệnh gout
Các triệu chứng bệnh gout rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đau nhức xương khớp. Có khi người bệnh sẽ tự ý đi mua thuốc giảm đau hoặc tiêu sưng về uống. Điều này không làm thuyên giảm bệnh gout mà còn khiến bệnh thêm trở nặng do sử dụng không có quy cách.
Thậm chí nhiều người còn tìm mua các thuốc đào thải axit uric trong máu nhanh nhất để giảm bệnh. Điều này vô tình khiến cho thận bị áp lực. Lượng axit uric ở thận quá cao dẫn tới tích sỏi, suy thận…
Người bệnh gout cấp cũng có thể tự ý dừng thuốc khi thấy cơn đau gout cấp tính tạm thời biến mất. Điều này ẩn chứa mầm mống của tái phát gout và làm bệnh sinh ra những biến chứng khó lường.
Biến chứng gout do sự ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác
Bệnh gout thường xảy ra biến chứng từ người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Biến chứng gout cấp tính sang mạn tính cũng xuất hiện ở người bị bệnh khác: béo phì, huyết áp cao, bệnh thận và mắc hội chứng chuyển hóa.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả
Làm thế nào ngăn chặn bệnh gout biến chứng?
Hầu hết khi biết bản thân mắc bệnh gout, người bệnh thường muốn tìm hiểu xem nên làm thế nào để ngăn chặn các biến chứng. Vậy muốn ngăn chặn bệnh gout biến chứng nặng thì cần phải làm những gì?
Ngăn chặn bệnh gout biến chứng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn ít thực phẩm chứa purin giảm nguy cơ biến chứng gout
Những thực phẩm chứa ít purin có trong:
- Trái cây, rau, củ quả như: cà chua, dưa chuột, xà lách, khoai tây…
- Bánh mì và các loại ngũ cốc tách hạt.
- Phô mai, các loại trứng gia cầm ( trừ trứng lộn).
- Thức ăn giàu chất xơ: bơ, củ sắn, măng tây…
Uống đủ lượng nước hàng ngày tốt cho sức khỏe người bệnh gout
Uống đủ lượng nước là một cách hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Khi cơ thể thiếu nước, cơn đau gout có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Mỗi ngày uống từ 1,5 – 2,0 lít nước có thể làm giảm 40% các cơn đau do gout so với việc chỉ uống một ly. Uống nước sẽ lợi tiểu và tốt cho quá trình đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, lượng nước ở từng người là khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc và vận động thể chất.
Kết hợp uống nước nấm lim xanh ngăn chặn biến chứng bệnh gout
Nấm lim xanh là loại nấm được các nhà khoa học chứng minh có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh gout. Nấm lim xanh có thể thanh lọc các độc chất của cơ thể, trung hòa acid uric trong máu đồng thời tái thiết lập chức năng của cơ thể, chống bệnh gout biến chứng nặng.
Với người đã mắc bệnh gout, nấm lim xanh có thể han chế những biến chứng nguy hiểm. Nên sắc 15g nấm lim xanh với 2 lít nước, khi còn 1,5 lít thì để nguội và uống thay nước hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 2 – 5 tháng và ăn uống hợp lý mới cho kết quả tốt.
Đẩy lùi gout qua những bài tập hợp lý
Người mắc bệnh gout cần tránh vận động quá mạnh làm tổn thương đến xương khớp. Những bài tập nhẹ nhàng với cường độ vừa phải sẽ giúp cơ thể linh hoạt, cơ xương khỏe mạnh và đẩy lùi biến chứng của bệnh gout. Những bài tập đó như:
- Tập đi bộ
- Tập aerobic, gym dạng nhẹ
- Bài tập khác như: tập cơ xương, tập cổ tay, tập giãn cơ toàn thân, tập lưng và mông đùi…
Xem thêm: https://namlimxanh.vn/nhung-bai-tap-giup-cai-thien-tinh-trang-dau-nhuc-cua-benh-gout.html
Chữa trị gout cần người bệnh phải ổn định tâm lý
Bệnh gout là một căn bệnh phải chữa trị lâu dài, người bệnh phải sống chung với nó. Bởi vậy, người mắc bệnh gout cần giữ cho tâm lý thoải mái, không lo lắng quá nhiều. Sự ảnh hưởng của tâm lý cũng ảnh hưởng tới các cơn đau gout và sự tổn thương sụn khớp. Tâm lý lành mạnh, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý là cách “tuyên chiến” tốt nhất với bệnh gout biến chứng nặng.
Xem thêm: