Phòng tránh bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi, người nhạy cảm như thế nào hiệu quả? Nếu không phòng bệnh mùa đông có thể bị biến chứng?
Ai cần phòng tránh bệnh mùa đông?
Phòng tránh bệnh mùa đông giúp loại bỏ những phiền phức do bệnh, đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh. Bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ em, người cao tuổi, người nhạy cảm. Những đối tượng này thường khó thích ứng hơn với sự thay đổi của khí hậu, môi trường có nhiệt độ thấp.
Những bệnh mùa đông thường gặp ở người cao tuổi:
- Bệnh tim mạch: Co cứng cơ tim, huyết áp thấp hoặc cao;
- Bệnh hô hấp: Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, khí quản;
- Bệnh về da: Viêm da liên cầu hoặc viêm da cơ địa, vảy nến;
- Bệnh cảm cúm;
- Bệnh về xương khớp: Đau xương, khớp, viêm khớp;
Những bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ nhỏ (Dưới 12 tuổi), người nhạy cảm:
- Bệnh cảm cúm;
- Bệnh hen, suyễn;
- Bệnh viêm họng, viêm amidan;
- Bệnh tiêu hoá: chướng bụng, khó tiêu;
Phòng tránh bệnh mùa đông như thế nào?
Phòng tránh bệnh mùa đông theo từng loại bệnh sẽ đem đến hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những bệnh mùa đông thường gặp và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Phòng cảm lạnh mùa đông
Cảm lạnh hình thành do nhiễm khuẩn. Mùa đông, nhiệt độ thấp khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm lấn hơn. Bệnh thường gặp ở cả trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu. Cách phòng bệnh rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý rửa tay sạch sẽ. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bề mặt của công tắc điện, tay nắm cửa, tay lái xe…
Ngoài ra, nên chú ý dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn có điều kiện lây lan. Nên rửa cốc, chén, bát đĩa, xoong nồi ngay sau khi dùng. Bạn cũng cần cọ rửa nhà vệ sinh 2 ngày/ lần. Với người huyết áp thấp, nên uống trà gừng mỗi buổi sáng để tránh bị cảm lạnh.
Phòng tránh bệnh mùa đông viêm họng
Cũng giống như cảm cúm, viêm họng hình thành do vi khuẩn. Khi bạn đi từ trong phòng ấm ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột dễ khiến cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn gây viêm họng. Đặc biệt, trẻ em có khả năng chịu lạnh kém hơn người lớn nên dễ bị viêm họng hơn. Viêm họng gây mệt mỏi, khó chịu cho cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn tiến thành viêm họng mãn tính hoặc viêm phổi, thậm chí là bệnh xương khớp, bệnh tim.
Cách phòng bệnh viêm họng vào mùa đông rất đơn giản, bạn chỉ cần mặc ấm, chú ý quàng khăn cổ, đội mũ kín khi ra ngoài trời lạnh. Bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để giúp kháng khuẩn, phòng bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh hen, suyễn mùa đông
Hen, suyễn thường là bệnh thường gặp vào mùa đông. Bệnh rất dễ tái phát, do đó việc phòng ngừa là rất cần thiết. Với trẻ nhỏ, cần giữ ấm khi ra ngoài. Nếu nhiệt độ xuống 10 độ, nên hạn chế ra ngoài.
Phòng norovirus mùa đông
Norovirus là gì?
Đây là nhóm virus gây bệnh viêm đường ruột phổ biến. Nhóm virus này thường xâm lấn cơ thể vào mùa đông. Do yếu tố thuận lợi giúp chúng phát triển là nhiệt độ lạnh, thiếu nước. Sau khi bị nhiễm virus khoảng 12 – 48 tiếng, bệnh nhân có thể bị mất nước, suy kiệt. Bệnh dễ gặp ở cả trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Norovirus có nguy hiểm không?
Bệnh nhân sẽ tự khoẻ lại sau một đến hai ngày. Để phòng bệnh này, hãy chú ý việc ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước. Nếu phát hiện trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, cần cho uống oresol bù nước hoặc uống thật nhiều nước.
Phòng đau khớp mùa đông
Phòng tránh bệnh đau khớp mùa đông không khó, bạn chỉ cần chú ý tập thể dục, mặc ấm vào mùa đông. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi do xương khớp đã suy yếu. Người cao tuổi nên chú ý không rửa chân, tay hay tắm bằng nước lạnh vào mùa đông. Ngoài ra, cũng nên đi tất, mặc quần áo dài tay, quàng khăn khi ra ngoài để tránh bị đau khớp.
Hạ thân nhiệt vào mùa đông
Người già, trẻ em và người hay uống rượu dễ bị hạ thân nhiệt vào mùa đông. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo và hay giật mình. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên uống trà gừng hàng ngày, mặc ấm để tránh bệnh.
Ngăn ngừa bệnh mùa đông đau tim
Người cao tuổi dễ bị đau tim vào mùa đông hơn. Do thời nhiệt độ thấp khiến áp lực của máu lên thành mạch tăng cao gây huyết áp cao, tim phải hoạt động nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim vào mùa đông. Do đó, nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng trên 25 độ. Đặc biệt, cần giữ ấm cả khi ngủ và khi ra ngoài.
Tránh tê cóng tay vào mùa đông
Các bộ phận thường xuyên tiếp xúc bên ngoài như mặt, cổ, ngón tay, ngón chân dễ bị tê cóng. Do nhiệt độ thấp khiến mô tế bào dưới da người cao tuổi dễ bị tổn thương. Nếu để tình trạng này thường xuyên có thể dẫn tới hoại tử ngón tay, ngón chân. Để phòng bệnh, cần tránh để cơ thể tiếp xúc với nước lạnh, gió lạnh vào mùa đông. Nếu thấy bị tê bì và đau ở các bộ phận trên, nên đi khám ngay để tránh bệnh diễn tiến xấu.
Tránh khô da ở mùa đông
Khô da vào mùa đông nếu không được xử lý dễ dẫn tới viêm da cơ địa, viêm da liên cầu. Do đó, nên tắm nước ấm nhưng không nóng quá. Sau khi tắm xong, nên bôi kem dưỡng ẩm để da không bị khô.
Tham khảo thêm: Phòng tránh những căn bệnh mùa đông hay gặp?
Phòng tránh bệnh mùa đông với nấm lim xanh
Để phòng tránh bệnh mùa đông, cần đảm bảo hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn chặn sự xâm lấn của virus. Uống nấm lim xanh giúp nâng cao sức đề kháng, giúp người lớn, trẻ nhỏ, người nhạy cảm với thời tiết chống lại các bệnh mùa đông phiền phức hiệu quả.
.