Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe không chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý?
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe cần được duy trì hàng ngày. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với bệnh tật. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
Nguyên tắc ăn uống khoa học
- Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng:
Nhu cầu dinh dưỡng có sự khác nhau giữa các lứa tuổi, giới tính, hoạt động thể lực và tình trạng sức khỏe. Mỗi người cần căn cứ vào các yếu tố này để xây dựng thực đơn phù hợp sao cho cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
- Hạn chế ăn quá nhiều muối:
Muối là loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tim mạch, suy thận, loãng xương…. Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn từ 3 – 6g muối/ngày để tốt cho sức khỏe.
- Phối hợp hàn nhiệt:
Phối hợp hàn nhiệt là phương pháp điều hòa âm dương trong chế biến món ăn. Cách này tạo nên một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Ví dụ, đối với thực phẩm vị cay nóng, bạn nên thêm cải xanh, cải trắng để dưỡng âm. Ngược lại, với đồ ăn mang tính hàn như thịt gà, vịt… nên thêm các gia vị tính nóng như tỏi, gừng, tiêu.
- Kết hợp trái cây với chất béo:
Trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể tránh các gốc tự do. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn nhiều trái cây nhiều đường và tránh ăn riêng rẽ. Tốt nhất, nên ăn trái cây kết hợp với chất béo và protein như sữa chua, bơ đậu phộng để hạn chế tăng máu đột biến trong cơ thể.
- Ăn đúng giờ và đủ định lượng:
Mỗi người cần ăn đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ. Bạn nên tránh để dạ dày quá no hoặc quá đói. Lúc này, acid dạ dày tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa.
Gợi ý thực phẩm tốt cho sức khỏe
Cá và các loại hạt nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng
Cá và các loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, món ăn này rất giàu calories nhưng lại không làm tăng cân. Đặc biệt, Omega-3 trong cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Ngũ cốc và tinh bột tốt ngừa bệnh hiệu quả
Không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngũ cốc và tinh bột có hàm lượng phytochemical và chất chống oxy hóa. Các chất này có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, cần phân biệt tinh bột tốt và không tốt cho sức khỏe. Tinh bột tốt có ngũ cốc nguyên hạt, rau và quả. Loại tinh bột này giúp bạn no lây, ổn định mức độ Insulin và lượng đường trong máu. Tinh bột không tốt cho sức khỏe có nhiều trong bột mì trắng, đường tinh chế. Tinh bột này khiến năng lượng và đường trong máu không ổn định.
Thực đơn tốt cho sức khỏe cần đa dạng các loại rau, củ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trong bữa ăn, hãy cố gắng ăn rau củ nhiều màu sắc. Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe mỗi ngày phải có tối thiểu 5 màu sắc rau quả. Bao gồm:
- Rau xanh giàu Canxi, Magie, Sắt, Kali và các vitamin A, C, E, và K. Chúng có trong rau diếp, mù tạt, cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp.
- Rau ngọt gồm ngô, củ cải, cà rốt, khoai lang, khoai mỡ, hành, bí.
- Trái cây cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin. Các chất này có nhiều trong dâu tây, táo, cam, xoài.
Bổ sung thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng
Để xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, ngoài đồ ăn có lợi, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng. Vậy thực phẩm chức năng là gì? Vai trò của thực phẩm chức năng trong chế độ dinh dưỡng?
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng được hiểu là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc có thành phần thực phẩm. Thực phẩm này là không phải là thuốc. Bởi vậy chúng không thể thay thế thuốc nhưng có thể hỗ trợ điều trị bệnh.
Uống nấm dược liệu phòng và ngừa bệnh tật
Trong chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Từ lâu, nấm được xem như một loại thực phẩm chức năng có lợi cho cơ thể. Đây không chỉ là thực phẩm ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh nguy hiểm.
- Nấm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
- Trữ lượng Choline trong nấm lớn giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả.
- Thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là Selenium. Chất này ức chế sự phát triển của các khối u, chống viêm và vô hiệu hóa nguyên tố gây ung thư. Axit folic duy trì quá trình tổng hợp DNA diễn ra bình thường đồng thời phòng tránh sự xuất hiện các biến thể gen.
- Nấm có hàm lượng chất xơ cao, giúp hạ thấp nồng độ đường trong đái tháo đường typ 1, giảm cholesterol và insulin ở người tiểu đường typ 2.
- Vitamin C, chất xơ và Kali trong nấm ngăn ngừa nguy cơ mắc cá bệnh tim mạch.
Trong các loại nấm, nấm lim xanh là thực phẩm chức năng nên thêm vào chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm lim xanh chứa nhiều dược chất quý hiếm như: Polysaccharide, hetero – beta – glucans, triterpenes, Ling Zhi-8 protein, vitamin, khoáng chất…. Các chất này có công dụng tuyệt vời trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/9-meo-an-uong-lanh-manh-theo-ban-suot-doi-2744420.html
.