Thực phẩm tốt cho người bệnh gút không chỉ giúp giảm viêm, đau, sưng mà còn hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Vậy người bệnh gút nên ăn gì?
Thực phẩm tốt cho người bệnh gút
Thực phẩm tốt cho người bệnh gút là những thực phẩm không có hoặc ít có nhân purin, có tác dụng tăng cường đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Bởi bệnh gút hay gout, thống phong là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin (đạm) khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric.
Bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm suy thận, tàn phế khớp, đột quỵ… Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh gút bằng những thức ăn, đồ uống có lợi là rất cần thiết.
Bệnh gút nên ăn gì?
Ăn nhiều rau củ tốt cho người bệnh gút
Rau củ kiềm tính, nhiều chất xơ là những thực phẩm tốt cho người bệnh gút.
Chất xơ có thể làm giảm quá trình hấp thu purin, từ đó giảm sự hình thành axit uric. Còn chất kiềm có tác dụng trung hòa với axit uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Những thực phẩm nhiều chất xơ là: bông cải xanh, rau chân vịt…
Một số rau củ kiềm tính là: cải xanh, củ cải, bí xanh, bí đỏ…
Bệnh gout ăn trái cây gì?
Việt quất giảm axit uric trong máu
Quả việt quất hay blueberry là thứ trái cây tuyệt vời cho người bị gút. Hoạt chất anthocyanin trong việt quất không chỉ giúp kháng viêm mà còn giảm axit uric trong máu. Ngoài ra, anthocyanin còn có tác dụng chống oxy hóa, có lợi ích cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư.
Trái cây nhiều vitamin C giảm viêm do gút
Người bệnh gút nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C vì chúng giúp giảm viêm hiệu quả.
Một số trái cây giàu vitamin C là:
- Các loại quả mọng: dâu tây, anh đào, nho…
- Các loại quả có múi: cam, bưởi, quýt…
- Ổi, dứa;
Dưa hấu có lợi cho người bệnh gút cấp tính
Dưa hấu tính lạnh, vị ngọt, có công dụng trừ phiền chỉ khát, thanh nhiệt giải thử, lợi tiểu tiện. Trái cây này có nhiều kali, nước và rất ít nhân purin. Vì vậy, dưa hấu đặc biệt tốt cho người bị gút giai đoạn cấp tính.
Bệnh nhân gút nên ăn thực phẩm ít chất béo từ sữa
Các thực phẩm ít chất béo từ sữa như phô mai ít béo, sữa chua… sẽ giúp tăng cường thanh trừ axit uric qua đường nước tiểu. Vì vậy, chúng là những thực phẩm tốt cho người bệnh gút.
Bệnh gút có được ăn trứng không?
Bệnh nhân gút nên ăn 3 – 4 quả trứng mỗi tuần vì chúng không làm tăng axit uric. Bên cạnh đó, trứng cũng là nguồn cung cấp omega-3, các vitamin nhóm B thiết yếu như choline, biotin và axit folic cho cơ thể.
Người bệnh gout nên uống gì?
Không chỉ thức ăn mà đồ uống cũng góp phần làm giảm các cơn đau gút, giảm sưng, tấy. Bởi chúng có thể tăng cường loại bỏ axit uric qua đường nước tiểu. Dưới đây là những thức uống người bệnh nên sử dụng.
Sữa tốt cho người bệnh gút
Theo bác sĩ Thu Vân (báo Sức khỏe đời sống), sữa làm giảm lượng axit uric trong máu, do đó giảm độ nghiêm trọng của bệnh gút. Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp đủ canxi cho xương và là nguồn protein thay thế cho protein từ các loại thịt – thực phẩm không tốt cho người bệnh gút.
Bệnh nhân có thể uống 400ml sữa/ngày để tốt cho sức khỏe.
Bệnh nhân gút nên uống nhiều nước
Theo một nghiên cứu, người bệnh gút uống từ 5 – 8 ly nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít) giảm tới 40% cơn đau do gút so với người chỉ uống 1 ly.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên uống nhiều nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm, không tốt cho sức khỏe.
Nấm lim xanh điều trị bệnh gút
Các thực nghiệm lâm sàng cho thấy nấm lim xanh có công dụng điều trị bệnh gút rất hiệu quả. Đặc biệt, người bị gút cấp tính sẽ giảm đau đáng kể sau khi uống nấm lim xanh khoảng 2 giờ. Đó là vì trong nấm lim xanh có các dược chất giúp:
- Thanh lọc cơ thể;
- Trung hòa axit uric trong máu;
- Ngăn cản sự hình thành và phát triển của axit uric, làm chậm tiến triển của bệnh;
Ngoài ra, nấm lim xanh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại những biến chứng bệnh gút và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Bệnh gút nên kiêng ăn gì, uống gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho người bệnh gút, bệnh nhân cũng nên kiêng những thức ăn, thức uống dưới đây:
- Thịt động vật: gia cầm, thịt bò…
- Hải sản: tôm, cá, cua…
- Phủ tạng động vật: lá lách, gan, tim…
- Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp;
- Các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh: giá đỗ, măng tây, măng tre…
- Các loại đậu ăn cả hạt: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ…
- Đồ uống có cồn, nước hoa quả, nước ngọt, nước có ga;
- Đồ uống có vị chua như nước cam, nước chanh… vì chúng có thể gây sỏi thận;
- Các loại nước dùng, nước hầm rau, thịt…
Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh gút
Khi chế biến thức ăn cho người bệnh gút, cần chú ý những điều sau:
- Ưu tiên món hấp, luộc, nướng; hạn chế món chiên, xào;
- Không dùng mỡ động vật để nấu ăn;
- Hạn chế bỏ các gia vị cay như tiêu, ớt… vào thức ăn vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ, làm tái phát gút cấp tính.
- Hạn chế sử dụng đường mía, đường củ cải;
Xem thêm: https://tuoitre.vn/an-uong-phong-benh-gut-1212229.htm
.