Hoa tam thất có tác dụng gì? Nụ hoa tam thất khô có tác dụng gì? Hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ, tiểu đường. Tác dụng của trà hoa tam thất khô, tươi. Công dụng của cách dùng hoa tam thất sắc nước. Uống hoa tam thất có nóng không? Huyết áp thấp uống được hoa tam thất không? Bà bầu, phụ nữ sau sinh uống hoa tam thất?
Hoa tam thất có tác dụng gì đối với sức khỏe không? Trong Đông y, tam thất là một trong những loại cây không chỉ sử dụng rễ (củ) mà còn dùng cả nụ, hoa tam thất để làm thuốc. Hoa tam thất được thu hái ở 3 dạng:
- Nụ hoa tam thất: Khi mới thành nụ non, hoa chưa nở.
- Hoa tam thất bao tử: là loại nụ hoa hình thành chùm và chưa kịp nở bung.
- Hoa tam thất đã nở bung cánh, nguyên chùm hoặc rời từng bông.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, tất cả các bộ phận của cây tam thất đều được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Ngoài củ tam thất đang được nhiều người sử dụng thì nụ và hoa tam thất đều được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Dưới đây là một số thông tin về hoa tam thất có tác dụng gì mà nhiều người dùng đang quan tâm.
Hoa tam thất có tác dụng gì?
Theo lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, hoa tam thất được dùng khi còn tươi hoặc khi đã phơi khô. Ngoài ra nhiều người sấy rồi nghiền nhỏ hoa tam thất thành bột mịn để tiện sử dụng.
Hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, thơm mùi hoa đặc trưng nên rất dễ uống. Chỉ cần cho vài nụ hoa tam thấy vào ấm, đổ nước sôi hãm như hãm trà là có thể sử dụng được. Ngoài ra có thể kết hợp hoa tâm thất với trà hoa cúc để tăng thêm hương vị và tác dụng.
Vậy hoa tam thất có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hoa tam thất có những công dụng rất tốt, đặc biệt là những đối tượng sau:
- Người bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc.
- Người có chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ máu cao, không ổn định.
- Người bị suy giảm chức năng gan dẫn đến vàng da, trị mụn…
Tác dụng chữa bệnh của hoa tam thất
Hoa tam thất có tác dụng gì? Trong hoa tam thất có chứa hoạt chất Rb1, Rb2. Đây là những hoạt chất quý đã được tìm thấy trong nhân sâm có nhiều công dụng tác dụng tốt với hệ thần kinh, cơ quan nội tạng (gan, thận…)…
Hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ là một chứng bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn là nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân gây mất ngủ là khi hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Tình trạng này gặp nhiều ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh. Những người bị stress, suy nhược thần kinh cũng có nguy cơ mất ngủ thường xuyên. Hoa tam thất với công dụng an thần giúp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả.
Ngoài ra, sử dụng nước trà hoa tam thất có có tác dụng:
- An thần, giúp tinh thần thoải mái sau những giờ làm việc áp lực, căng thẳng.
- Tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ, tăng cường lưu thông máu lên não.
- Tăng cường trí nhớ, giúp tập trung tinh thần.
- Đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Điều trị chứng ngủ nghiến răng…
Hoa tam thất chữa bệnh tiểu đường, huyết áp, mỡ máu
Theo Đông y, hoa tam thất có tác dụng gì? Đông y sử dụng hoa tam thất để:
- Chữa bệnh mỡ máu: Uống nước hoa tam thất khô giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra chúng có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể. Uống nước hoa tam thất mỗi ngày sẽ cân bằng chỉ số mỡ máu trong cơ thể ở mức an toàn.
- Chữa bệnh tiểu đường: Hoa tam thất có tác dụng hạ đường huyết trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường uống hoa tam thất để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.
- Chữa huyết áp cao: Huyết áp cao rất nguy hiểm và dễ dẫn đến đột quỵ. Hoa tam thất có tính mát, Đông y sử dụng nước trà hoa tam thất để giảm huyết áp, cân bằng huyết áp phòng ngừa đột quỵ.
- Chữa các bệnh về gan: Hoa tam thất có tác dụng giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Từ đó hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
Tác dụng hoa tam thất tốt cho sức khỏe
Ngoài các công dụng chữa bệnh kể trên, hoa tam thất có tác dụng gì khác đối với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau sinh? Vấn đề mà nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ quan tâm sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tác dụng hoa tam thất đối với người bình thường
Người bình thường uống hoa tam thất giúp:
- Ổn định huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
- Thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan.
- Ăn uống ngon miệng hơn, tăng cường sức khỏe.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Phụ nữ sau sinh uống hoa tam thất
Nhiều chị em phụ nữ sau sinh coi hoa tam thất là thần dược. Vậy hoa tam thất có tác dụng gì đối với phụ nữ sau sinh mà nhiều chị em sử dụng đến vậy?
Phụ nữ sau sinh giống như vừa trải qua một lần “lột xác”, “thay máu”, cơ thể còn nhiều yếu ớt và rất dễ mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nhau:
- Bệnh về tâm lý: Stress, trầm cảm sau sinh.
- Bệnh lý: Cảm lạnh, thiếu máu, nhiễm trùng vết mổ, sản dịch, loãng xương…
- Da liễu: Mụn, nám, tàn nhang sau sinh, rạn da…
Sử dụng hoa tam thất có tác dụng:
- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi giúp chị em phụ nữ sau sinh tránh được trầm cảm. Chất Saponin Rg trong hoa tam thất có công dụng tốt trong quá trình kích thích trung khu hệ thần kinh hưng phấn.
- Giúp cơ thể đào thải sản dịch, độc tố ra ngoài, từ đó da dẻ trở nên căng bóng, mịn màng, hồng hào hơn.
- Hỗ trợ giảm đau, giúp vết mổ nhanh lành hơn.
- Bổ máu, hồi máu, hỗ trợ điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu.
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, chống viêm xương khớp.
Một công dụng vượt trội của hoa tam thất đối với phụ nữ sau sinh chính là làm lợi sữa. Uống hoa tam thất có tác dụng kích thích tuyến sữa, giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: Hoa tam thất chữa bệnh gì? Cách dùng hoa tam thất điều trị mất ngủ
Lưu ý khi sử dụng hoa tam thất chữa bệnh
Bên cạnh vấn đề hoa tam thất có tác dụng gì, người dùng không nên bỏ qua những lưu ý sau đây. Sử dụng hoa tam thất đúng cách, đúng đối tượng mới phát huy được tác dụng của loại thảo dược này.
Bà bầu có uống được hoa tam thất không?
Như đã nói ở trên, hoa tam thất đem lại nhiều công dụng đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh. Vậy bà bầu có uống được không và nên sử dụng thế nào?
PGS.TS Phùng Hòa Bình (Đại học Dược Hà Nội) khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên uống hoa tam thất. Bởi:
- Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ không thích hợp để sử dụng dược liệu hoa tam thất.
- Sử dụng hoa tam thất có nguy cơ gây sảy thai.
Ngoài ra, những đối tượng sau không nên sử dụng hoa tam thất:
- Trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi, trước khi sử dụng, phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy sử dụng hoa tam thất sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Uống hoa tam thất có nóng không?
Được biết đến là dược liệu tốt cho sức khỏe, hoa tam thất có tác dụng gì trở thành vấn đề nhiều người tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng hoa tam thất và đạt kết quả như mong muốn. Bởi dược liệu Đông y rất dễ gây tác dụng phụ nếu không phù hợp với cơ địa người sử dụng, hoặc người dùng sai cách.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí “Thuốc thảo dược Trung Hoa” của Trung Quốc, có viết về tác dụng phụ của hoa tam thất chính là:
- Gây phát ban, nổi mề đay.
- Gây dị ứng nặng hoặc nhẹ tùy vào cơ địa người sử dụng.
Đối với trường hợp mắc tác dụng phụ do uống hoa tam thất, có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Ngưng uống nước hoa tam thất nếu bị mẩn ngứa nhẹ.
- Sử dụng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp dị ứng nặng cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Sử dụng nụ, hoa tam thất cần biết những điều này
Huyết áp thấp có uống được hoa tam thất không?
Như chúng ta đã biết, một trong những tác dụng của hoa tam thất chính là:
- Ổn định huyết áp.
- Hạ huyết áp, điều trị cao huyết áp.
Vì vậy, người bị huyết áp thấp không uống được hoa tam thất. Huyết áp thấp uống hoa tam thất rất nguy hiểm do khó kiểm soát huyết áp nếu xuống thấp quá nhanh.
Lưu ý khi mua hoa tam thất tươi, khô
Để đảm bảo sức khỏe và đạt kết quả sử dụng hoa tam thất như mong muốn, người dùng cần lưu ý chọn mua hoa tam thất ở những địa chỉ uy tín. Không sử dụng hoa tam thất được bán mà không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt không nên chọn mua tam thất khô mà không rõ thông tin. Hoa hoặc nụ tam thất khô rất dễ bị phơi tẩm hóa chất để bảo quản lâu dài. Nếu sử dụng phải loại hoa tam thất khô này sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng người dùng.
Xem thêm: