Giỏ hàng

Ung thư buồng trứng: Dấu hiệu nguyên nhân, chữa Ung thư buồng trứng

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư buồng trứng là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng. Điều trị ung thư buồng trứng hóa trị xạ trị và thuốc chữa ung thư buồng trứng mới. Chi phí khám tầm soát xét nghiệm chữa trị ung thư buồng trứng ở đâu tốt? Giai đoạn ung thư buồng trứng di căn cuối chữa được không sống được bao lâu?

Triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì? Triệu chứng ung thư buồng trứng có những nguyên nhân nào? Biện pháp chữa ung thư buồng trứng và phòng tránh triệu chứng? Ung thư buồng trứng có chữa được không? Tránh triệu chứng ung thư buồng trứng cần ăn gì, kiêng gì?

Triệu chứng của ung thư buồng trứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Gồm cả chủ quan lẫn khách quan gây ra. Bên cạnh đó, việc nhận biết triệu chứng của bệnh ung thư không phải ai cũng biết. Vì, người dân thường nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý khác.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì

Triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì

Tổng quan về ung thư buồng trứng

Để nắm rõ hơn về triệu chứng ung thư buồng trứng, trước hết, ta cần hiểu ung thư là thế nào? Ung thư là các bệnh có liên quan đến những tế bào tăng sinh. Từ một tế bào nhỏ có thể tạo ra thành nhiều tế bào giống nhau. Từ đó, đi vào các mô chúng sinh ra hay các mô liền kề. Ung thư buồng trứng biểu hiện khác nhau, bệnh chiếm tỉ lệ mắc tương đối cao ở nước ta hiện nay. Gây ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội, hạnh phúc của người dân. Vì vậy, hiểu và nắm rõ về diễn biến của căn bệnh này là cách giúp bảo vệ tính mạng. Hơn nữa, bệnh đe dọa duy trì giống nòi của mỗi gia đình, cần sự quan tâm của cộng đồng.

Có mấy loại ung thư?

Có hai loại u thường gặp nhưng tính chất nguy hại lại trái ngược hẳn nhau:

+ U lành tính:

Phát triển chậm, tế bào mềm, không di căn, không lan sang các khu vực khác. Điều trị loại bỏ sẽ khỏi, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Mắc loại này bạn nên đến viện để tiến hành mổ, cắt bỏ phần u đó đi.

+ U ác tính:

Cứng, di chuyển nhanh, phát triển mất kiểm soát, di căn khắp nơi trong cơ thể qua đường máu. Căn bệnh này diễn ra âm thầm trong thời gian tương đối dài. Triệu chứng của ung thư buồng trứng thể hiện nó thuộc nhóm u ác tính. Có khả năng tăng sinh nhanh chóng. cảm nhận u cứng, xâm lấn và di chuyển nhanh các bộ phận khác. Vận tốc lây lan tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và sức đề kháng của bệnh nhân như thế nào.

Bệnh ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản đặc biệt quan trọng với phái nữ. Bởi nó liên quan trực tiếp đến khả năng được sinh con, làm mẹ của mỗi chị em. Đa số, các loại bệnh ung thư buồng trứng là do các tế bào ung thư từ bề buồng trứng. Số còn lại do tế bào trứng hay tế bào hỗ trợ tạo thành.

Đây được coi là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 5 với phái nữ, Bên cạnh đó, căn bệnh này đứng thứ 2 về bệnh nguy hiểm. Điều này cho thấy thực trạng đáng lo ngại, cần sự quan tâm của xã hội và các tổ chức y tế. Nhằm chung tay trong việc đẩy lùi, ngăn chặn căn bệnh này, bằng các biện pháp chữa ung thư buồng trứng đem hiệu quả cao.

Tế bào ung thư có trong buồng trứng

Tế bào ung thư có trong buồng trứng

Xem thêm:

Triệu chứng ung thư buồng trứng và những nguyên nhân gây nên bệnh

Nguyên nhân của bệnh ung thư buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Trong đó đứng hàng đầu là các lý do:

+ Di truyền:

Khảo sát trên thực tế cho thấy rằng: Nếu trong gia đình đã từng có ai đó bị ung thư vú, ruột hay nhà mà mẹ/chị gái mắc phải. Khả năng cao em gái hay người con sẽ nhiễm bệnh ung thư buồng trứng.

+ Đột biến gen:

Các nhà khoa học đã tìm ra có vài loại gen có liên quan đến loại bệnh kể trên. Bên cạnh đó, một số lý do sau đây cũng hình thành ra bệnh này như:

+ Kinh nguyệt có sớm

+ Thời kỳ mãn kinh đến muộn

+ Vô sinh

+ Lạc nội mạc tử cung

+ Lâu mới có thai.

Nếu tiền sử gia đình đã từng có tiền sử bệnh, hãy nên đi khám định kì 3 tháng/lần. Đây là cách để phát hiện sớm nếu gặp. Từ đó, có biện pháp chữa ung thư buồng trứng phù hợp.

Triệu chứng và biện pháp chữa ung thư buồng trứng

Hiện nay, việc phát hiện sớm triệu chứng, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Ở những giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng. Quyết định sự thành công của cả quá trình chữa trị. Theo nghiên cứu, có đến 95% cơ hội sống nếu được tìm ra khi mới chớm.

Do đó, cần nắm vững về triệu chứng rất mật thiết cũng như biện pháp chữa ung thư buồng trứng. Đồng thời lưu ý đến sức khỏe thường xuyên, không chủ quan. Đi khám định kì chính là chìa khóa giúp bạn chống chọi, bảo về sức khỏe.

Góp phần giảm thiểu căn bệnh này trong xã hội, cộng đồng và có một cuộc sống vui vẻ. Đây cũng là cách yêu bản thân, hạnh phúc thêm. Cùng đọc qua các thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh này sau đây. Nhằm nâng cao ý thức phòng chống, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như trong gia đình.

Xem thêm:

Truyền hóa chất ung thư buồng trứng sau phẫu thuật tốt không?

Triệu chứng của ung thư buồng trứng

Triệu chứng của ung thư buồng trứng khá đa dạng. Khó nhận biết và tương đối giống các loại bệnh thông thường. Vì thế, nên rất khó khăn để phân biệt được. Người dân do không có kiến thức và hiểu biết hạn chế nên hay nhầm lẫn và chủ quan, coi thường.

Một số dấu hiệu của căn bệnh

+ Liên quan đến tiêu hóa:

Đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón, chướng bụng khi ăn gây khó chịu, buồn nôn, xì hơi trong khoảng thời gian dài, chán ăn, ăn không ngon dù là món yêu thích

+ Liên quan đến toàn bộ cơ thể:

Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, trạng thái mệt mỏi lặp đi lặp lại lâu dài

+ Liên quan đến khớp, cơ:

Đau lưng, đau vùng xương chậu

+ Liên quan đến đường sinh dục:

Cháy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục.

Khi thấy những triệu chứng của ung thư buồng trứng trên, bạn hãy theo dõi và đến cơ sở y tế gần nhất khám để tìm hướng khắc phục căn bệnh này sau 3 – 4 tuần không đỡ.

Đau lưng và bụng là triệu chứng của ung thư buồng trứng

Đau lưng và bụng là triệu chứng của ung thư buồng trứng

Tham khảo thêm:

ung thư buồng trứng

Biện pháp chữa ung thư buồng trứng

Khi bị bệnh ung thư buồng trứng, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định. Kết hợp chữa bằng hóa trị và sinh hoạt ổn định, đúng giờ giấc.Thường xuyên tập thể dục hàng ngày và giữ tinh thần, thái độ luôn lạc quan, thoải mái.

Tin tưởng vào thầy thuốc, bản thân mình. Bên cạnh đó cần thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để bệnh giảm đi nhanh chóng. Giúp cải thiện, phục hồi cơ thể sau quá trình tiếp xúc hóa chất, làm chúng khỏe hơn. Đối với người chăm sóc bệnh nhân, nên giữ cảm xúc bình thường tránh gây ảnh hưởng tâm lý họ.

Động viên người bệnh liên tục. Chăm sóc thật cẩn thận, chu đáo. Đồng thời, đưa họ đi kiểm tra định kì sau mỗi đợt xạ trị. Việc này để xem kết quả căn bệnh thuyên giảm đến đâu, có tốt lên không.

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng dù chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể được cho là nguồn gốc phát bệnh ung thư buồng trứng. Đây là thông tin rất quan trọng để phụ nữ phòng ngừa ung thư buồng trứng từ sớm bằng việc sử dụng các phương pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng.

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng xảy ra khi các tế bào trong buồng trứng thay đổi và phát triển bất thường. Nếu không được phát hiện kịp thời, ung thư có thể lây lan tới vùng bụng và vùng xương chậu, cũng như các bộ phận khác của hệ thống sinh sản ở nữ.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được tìm thấy chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ

Tuổi tác

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy nguy cơ ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi. Hơn 80% trường hợp bệnh xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi và sau thời kì mãn kinh.

Gen di truyền

Nếu gia đình bạn có người thân gần gũi (mẹ hoặc chị em gái) đã từng mắc ung thư buồng trứng hay ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác.

Nếu người thân của bạn mắc ung thư buồng trứng trước 50 tuổi thì có thể đó là một gen di truyền bị lỗi. Có 10% trường hợp ung thư buồng trứng gây ra bởi gen đột biến. Trong đó, BRCA1 và BRCA2 là gen đột biến có liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú. Bạn sẽ có nguy cơ cao có chứa gen đột biến này nếu:

– Người thân mắc ung thư buồng trứng ở độ tuổi bất kì.

– Ít nhất 2 người thân (đều thuộc 1 bên gia đình nội hoặc ngoại) bị ung thư vú dưới 60 tuổi.

– Hai người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng trong độ tuổi bất kì (đều thuộc 1 bên gia đình)

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Tại sao cần tầm soát K buồng trứng?

Quá trình rụng trứng và khả năng sinh sản

Bề mặt của trứng sẽ vỡ khi trứng được đưa vào hệ thống sinh sản. Quá trình rụng trứng nhiều l ần khiến cho bề mặt buồng trứng có nguy cơ hư hỏng và cần sửa chữa. Quá trình sửa chữa này có thể xảy ra nhiều sai sót khiến cho các tế bào buồng trứng tăng trưởng bất thường.

Vì vậy, việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày hay sinh con nhiều lần, cho con bú được xem là biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng vì nó giúp giảm thiểu số lần rụng trứng. Ngược lại, những người không sinh con cũng là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng cao hơn.

Sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên nếu ngừng sử dụng HRT thì sau 5 năm, nguy cơ mắc bệnh sẽ không còn.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng. Bởi lúc này, các tế bào thường lót tử cung sẽ phát triển ở những khu vực khác trong cơ thể mà không thể thoát ra ngoài cơ thể. Các tế bào này sẽ gây chảy máu trong suốt chu kì tại những khu vực đó, khiến các vùng này bị sưng, đau.

Lối sống thiếu khoa học

Những thói quen sống không lành mạnh: hút thuốc lá thường xuyên, chế độ ăn nhiều chất béo, người bị tăng cân quá mức, béo phì, lười tập luyện…là những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng ở một số phụ nữ.

Lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứng

Kéo dài thời gian cho con bú

Các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ cho con bú trên 6 tháng sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Bởi lúc này, tuyến vú sẽ tiết ra Oxytocin giúp sản sinh nhiều hoocmon sinh dục, giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả.

Triệu chứng của ung thư buồng trứng? Nguyên nhân, biện pháp chữa

Hạn chế sử dụng thuốc có chứa hormone

Việc sử dụng các loại thuốc có chứa hormone một cách bừa bãi, không theo chỉ định là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng trực tiếp.

Rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay thường tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt có chứa hormone, sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Thực hiện chế độ sống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả. Một số thực phẩm ngừa ung thư nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả: cam, chuối, nho, cà chua, cà rốt…sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tật. Ngoài ra có thể sử dụng thêm một số thực phẩm ngừa ung thư bằng thảo dược.

Nên uống nhiều nước trong ngày để thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu. Có thể bổ sung bằng nước lọc hoặc các loại nước ép hoa quả. Tránh xa các loại đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thuốc lá và các chất kích thích.

Thực hiện tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Khám sức khỏe định kì

Ung thư buồng trứng nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung thường tiến triển rất âm thầm. Ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Khi bệnh được biểu hiện cụ thể thì cũng là lúc sang giai đoạn nặng, rất khó điều trị. Vì vậy, chị em nên thăm khám sức khỏe định kì, ít nhất 6 tháng một lần để giúp phát hiện bệnh sớm, có biện pháp phòng ngừa và điều trị tốt hơn.

Xem thêm: http://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-som-phat-hien-ung-thu-buong-trung-n123067.html

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiện có 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị và tia xạ. Việc áp dụng phương pháp điều trị ung thư nào sẽ được tiến hành sau khi bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm ung thư buồng trứng. Tuy nhiên trong mỗi phương pháp cũng sẽ có những tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng có thể gặp.

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng bổ sung sau phẫu thuật sẽ được xác định tùy theo từng giai đoạn bệnh, mức độ của bệnh và loại ung thư. Nếu bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, khối u không xâm lấn thì có thể không cần tiến hành các điều trị tiếp theo. Ngoài ra, nếu khối u xâm lấn và tiến triển nặng thì hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng tốt nhất.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ

Các cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Để tiến hành điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một nhóm chuyên gia bao gồm bác sĩ phụ khoa, bác sĩ ung thư phụ khoa, bác sĩ ung thư nội khoa hoặc cả bác sĩ tia xạ. Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng được áp dụng.

Điều trị ung thư buồng trứng ở đâu đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất?

 

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng đầu tiên được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Để xác định chính xác mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các giai đoạn thăm dò phẫu thuật, kiểm tra màng bụng, xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng dịch bụng và phân tích dưới kính hiển vi.

Trong phương pháp này, buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung sẽ thường được cắt bỏ. Vì vậy, phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật cắt tử cung. Ngoài ra, các bác sĩ còn cắt bỏ phần mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Việc phát hiện ung thư buồng trứng đã lây lan chưa thường liên quan đến việc vét hạch, lấy mẫu mô ở cơ hoành cũng như các cơ quan khác trong ổ bụng và dịch cổ trướng. Khi ung thư đã lây lan, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u nhằm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị tiếp theo bằng hóa chất hoặc tia xạ.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng phổ biến

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng phổ biến

Là cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng phương pháp sử dụng thuốc hoặc thóa trị liệu để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Việc này giúp kiểm soát sự tăng trưởng của khối u và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Hiện nay, đa số các thuốc điều trị ung thư đều được tiêm vào trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter, một ống mảnh. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông vào một tĩnh mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian nhất định. Ngoài ra, một số loại thuốc chữa ung thư ở dạng viên uống cũng tác động vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng hóa trị liệu cũng có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng thông qua một ống thông, được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc. Trong phương pháp này, hầu hết các loại thuốc đều được lưu giữ ở ổ bụng.

Sau quá trình hóa trị liệu, bệnh nhân sẽ được tiếp tục phẫu thuật xét nghiệm ung thư buồng trứng lần hai để các bác sĩ có thể quan sát ổ bụng trực tiếp, lấy dịch và các mẫu mô để xem tình trạng đáp ứng với thuốc điều trị ung thư có hiệu quả không.

Khám gì để biết ung thư buồng trứng? Các thông tin lưu ý về bệnh

Tia xạ trị liệu

Phương pháp điều trị bệnh ung thư này còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, tức là sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Việc sử dụng tia xạ trị liệu chỉ có thể ảnh hưởng tới các tế bào trong vùng chiếu xạ. Các tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy phóng xạ ngoài hoặc một số trường hợp có thể được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng. Khi đó, dung dịch phóng xạ sẽ được đưa trực tiếp vào ổ bụng thông qua ống thông.

Hiện nay, việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng là rất quan trọng, giúp các bác sĩ so sánh được hiệu quả của các phương pháp khác nhau và tìm ra những phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả.

Tác dụng phụ khi điều trị bệnh ung thư buồng trứng

Đối với phương pháp phẫu thuật

Người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật, tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn có thể kiểm soát bằng thuốc. Sau vài ngày tiến hành phẫu thuật, người bệnh có thể gặp khó khăn khi tiểu tiện, đồng thời nhu động ruột cũng kém đi.

Khi tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng thì lượng estrogen và progesterone của cơ thể cũng mất đi, người bệnh sẽ bị mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh sẽ xảy ra sớm: bốc hỏa, khô âm đạo…Bác sĩ có thể tiến hành một vài liệu pháp thay thế hormone để giảm các triệu chứng này.

Đối với phương pháp hóa trị

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng này phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng buồn nôn và nôn, ăn không ngon, tiêu chảy, mệt mỏi, tê và có cảm giác kim chân ở bàn tay, bàn chân, đau đầu, rụng tóc…Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng nghe và ảnh hưởng đến chức năng thận. Để bảo vệ thận, các bác sĩ có thể tiến hành cho bệnh nhân truyền nhiều dịch.

Đối với phương pháp xạ trị

Giống hóa trị, phương pháp xạ trị cũng tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư buồng trứng này phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và khu vực cơ thể bị chiếu xạ. Người bệnh có thể gặp các hiện tượng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiểu khó, tiêu chảy, da bụng biến đổi…Nếu xạ trị trong phúc mạc thì người bệnh có thể bị đau bụng và tắc ruột.

Mỗi một cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng đều có những ưu điểm và tác dụng phụ khác nhau. Vì vậy người bệnh cần thảo luận về kĩ càng với bác sĩ về các phương pháp điều trị cũng như các biện pháp giảm đau để đưa ra cách giải quyết hiệu quả khi gặp các vấn đề về sức khỏe.

Xem thêm: http://suckhoedoisong.vn/ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-chan-doan-som-ung-thu-buong-trung-n138333.html

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button