Giỏ hàng

Bạch quả với tác dụng của quả ngân hạnh cùng cách dùng điều trị bệnh

Bạch quả là gì? Tác dụng của cây bạch quả chữa bệnh gì: bệnh hen, giải rượu, ho có đờm,…. Cách dùng cây bạch quả tốt, tránh tác dụng phụ của cây bạch quả. Cách sử dụng cây bạch quả sắc thuốc uống hàng ngày có tốt không, kiêng gì? Hình ảnh của cây bạch quả.

Tác dụng của cây bạch quả và giá của cây bạch quả trên thị trường

Tác dụng của cây bạch quả và giá của cây bạch quả trên thị trường

Cây bạch quả là gì?

Bạch quả là một cây thuốc quý, có tên khoa học là Ginkgo biloba L. Cây bạch quả còn được biết đến với nhiều tên gọi khác là cây ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ.

Đặc điểm của cây bạch quả

Cây bạch quả thuộc dạng cây gỗ lớn, có tán nhọn, nhiều cành dài, rễ cây bám sâu vào lòng đất nên có khả năng chống chịu được sự tàn phá của gió tuyết. Đồng thời, khả năng chống chịu sâu bệnh cao khiến cây ngân hạnh thường sống rất lâu.

Cây ngân hạnh có chiều cao trung bình từ 20 – 35m, có cây còn cao trên 50m. Thân cây chia thành nhiều cành dài, trên các cành dài phân thành các nhánh ngắn hơn mang lá có cuống.

Lá cây có hình quạt, gân lá tỏa ra tạo thành phiến lá. Mép lá phía trên tròn và nhẵn, ở giữa lá hơi lõm xuống, khi đến mùa thu, lá sẽ đổi sang màu vàng.

Quả của cây ngân hạnh có kích thước ngang quả mận, thịt quả màu vàng và có mùi bơ khét.

Thành phần dược chất của cây bạch quả

Các thành phần dược chất có trong cây ngân hạnh bao gồm:

  • Trong quả của cây ngân hạnh có chứa nhiều thành phần dược chất có lợi như: protein chiếm 5,3%, tinh bột 68%, chất béo 68%, đường 6% và tro 1.57%. Đây là đều những chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh hơn.
  • Phần vỏ quả ngân hạnh chứa các chất như ginkgolic acid, ginnol, bilobil có tác dụng với hệ thần kinh, tăng tuần hoàn máu não,….
  • Lá ngân hạnh chứa các hợp chất flavonoit-glicozit và nhóm terpene lactones thường dùng làm dược phẩm. Ngoài ra, lá ngân hạnh còn có các acid hữu cơ như hydroxy kynurenine, para hydroxybenzoic, kynurenic và vanillic.
Đặc điểm của cây bạch quả và thành phần dược chất của cây bạch quả

Đặc điểm của cây bạch quả và thành phần dược chất của cây bạch quả

Tác dụng của cây bạch quả

Cây ngân hạnh thường được dùng trong các bài thuốc quý hay làm thực phẩm của các món ăn bổ dưỡng. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của loại cây này.

Tác dụng của cây bạch quả trong làm thuốc

  • Các nhóm hoạt chất flavonoit-glicozit và terpene lactones có trong bạch quả giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, và kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Đồng thời, những chất này còn có tác dụng rất tốt với hệ thần kinh như giúp cải thiện trí nhớ, tăng chức năng của não, giảm mệt mỏi căng thẳng,…
  • Các chất có quả và lá giúp kiểm soát sự chuyển hóa của cholesterol, ngăn không cho chúng tạo thành các mảng vữa bám lên thành mạch máu, làm giãn mạch máu. Điều này giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, ngăn ngừa tác động của các tác nhân hoạt hóa tiểu huyết cầu. Từ đó giúp cải thiện chức năng của hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh.
  • Trong Đông y, cây ngân hạnh còn có tác dụng tiêu đờm, giải rượu, sát trùng, tiêu độc,…
  • Ngoài ra, quả ngân hạnh còn có một số tác dụng khác như giảm co thắt cơ trơn, giảm đau khi bị đau quặn, cải thiện chức năng tiền đình, thính giác., chữa bệnh liệt dương,…

Tác dụng của cây bạch quả làm thực phẩm

Ngoài tác dụng làm thuốc, cây ngân hạnh còn được dùng như một loại thực phẩm dinh dưỡng.

Tùy vào mục đích của người dùng, có rất nhiều cách để chế biến quả ngân hạnh thành các món ăn khác nhau. Một số món ăn bạn có thể tham khảo như chè bạch quả váng đậu, chè sắn dây bạch quả hay hầm cùng những loại thực phẩm khác.

Tác dụng của bạch quả trong hỗ trợ tăng cường trí nhớ, trị hen

Tác dụng của bạch quả trong hỗ trợ tăng cường trí nhớ, trị hen

Cách dùng cây bạch quả

Cây ngân hạnh được coi là một loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng trong phòng và trị bệnh. Dưới đây là một vài cách dùng mà bạn có thể tham khảo:

Cách dùng bạch quả trị bệnh

Cách dùng cây bạch quả chữa cảm lạnh, ho có đờm

Với những người bị cảm lạnh, ho có đờm có thể sử dụng quả cây ngân hạnh để điều trị với công thức sau:

  • Chuẩn bị khoảng 7 quả ngân hạnh và một vài lá ngải cứu. Quả ngân hạnh đem nướng chín sau đó bọc kín quả bằng lá ngải cứu.
  • Tiếp tục bọc thêm giấy bên ngoài rồi nướng cho thơm.
  • Sau khi nướng xong, bỏ hết giấy và lá ngải cứu đi, chỉ ăn nguyên phần quả bên trong. Mỗi ngày ăn 1 lần, sử dụng liên tiếp trong 3 – 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách dùng cây bạch quả chữa suyễn

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Quả ngân hạnh: 21 quả đem sao vàng.
  • 12g ma hoàng.
  • 8g tô tử.
  • Khoản đông hoa, tang bạch bì, chế bán hạ mỗi loại 8g đem sao với mật.
  • Hạnh nhân lọt vỏ và cắt đầu nhọn lấy 6g
  • 6g hoàng cầm đã sao qua.
  • Cam thảo 4g.

Cách thực hiện:

Tất cả đem sắc cùng 600ml nước trong khoảng 30 phút. Một thang thuốc đem sắc 3 lần, gạn lấy nước để uống hàng ngày.

Cách dùng bạch quả chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ bị tiêu chảy có thể sử dụng bài thuốc với cây bạch quả để trị bệnh. Chuẩn bị 2 quả ngân hạnh, bỏ vỏ rồi nghiền nát thành bột. 1 quả trứng gà đem đục 1 lỗ nhỏ ở đầu rồi cho bột bạch quả vào. Đem trứng hấp chín rồi cho trẻ ăn.

Cách sử dụng bạch quả làm thực phẩm

Bột sắn dây khi kết hợp cùng quả ngân hạnh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện lại hệ tim mạch. Cách thực hiện món chè sắn dây với bạch quả như sau:

Chuẩn bị:

  • Quả ngân hạnh: 200g.
  • Mè trắng: 50g.
  • Đường phèn: 150g.
  • Bột sắn dây
  • Một ít cam thảo và muối trắng.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Nhào bột sắn dây với 5 muỗng canh nước sôi và một ít nước lạnh sau đó để bột nghỉ 5 phút.
  • Bước 2: Quả ngân hạnh tách vỏ ngoài và lột màng bên trong. Dùng tăm xiên qua quả ngân hạnh để lấy nhị đắng ra ngoài sau đó đem luộc chín.
  • Bước 3: Nắn bột sắn dây thành từng viên nhỏ, ở giữa cho quả ngân hạnh vào rồi vo tròn lại.
  • Bước 4: Đun nước sôi rồi cho từng viên ngân hạch đã bọc bột vào luộc chín. Lấy một nồi nước khác đun sôi, cho cam thảo, muối và đường phèn vào đun sôi khoảng 5 phút.
  • Bước 5: Cho viên ngân hạnh ra bát, rưới nước đường đã chuẩn bị rồi rắc mè trắng lên trên. Nên dùng khi nóng sẽ ngon hơn.

Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/bach-qua-co-cong-dung-gi-376265.html

Hình ảnh cây bạch quả

Một số hình ảnh của cây bạch quả:

Hình ảnh của bạch quả

Hình ảnh của bạch quả

Hình ảnh lá cây bạch quả

Hình ảnh lá cây bạch quả

Hình ảnh hạt cây bạch quả

Hình ảnh hạt cây bạch quả

Nguồn gốc cây bạch quả

Cây ngân hạnh có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng một phần ở Nhật Bản. Tại Việt Nam, cây ngân hạnh chỉ xuất hiện rải rác trong một số vườn hoa hoặc quanh các ngôi chùa để làm cảnh.

Tác dụng phụ của cây bạch quả

Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cây ngân hạnh vẫn gây ra một số tác dụng phụ với người dùng:

  • Người bị rối loạn tuần hoàn máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông không nên dùng quả ngân hạnh. Vì khi dùng, những chất có trong quả ngân hạnh có thể gây đau đầu hoặc ảnh hưởng tới bộ máy tiêu hóa.
  • Phụ nữ có thai không nên dùng bạch quả vì sẽ làm tăng khả năng xuất huyết.
  • Trẻ em không nên dùng quả ngân hạnh vì trong hạt có chứa chất phenol. Chất này sẽ gây kích thích dây thần kinh và các bệnh về da. Nếu trẻ em quá nhiều hạt của quả này sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, có khi bị ngộ độc.
  • Không nên ăn sống quả ngân hạnh vì trong quả có độc. Triệu chứng khi bị ngộ độc là lợm giọng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, váng đầu, hoa mắt dẫn đến hôn mê và có thể gây ra tử vong.
Cách nấu chè sắn dây với bạch quả

Cách nấu chè sắn dây với bạch quả

Xem thêm video:

Giá của bạch quả trên thị trường

Quả ngân hạnh được dùng nhiều trong các bài thuốc để trị bệnh và làm thực phẩm nên không quá khó tìm mua. Do đó, người dùng cần tìm mua ở những cửa hàng, hiệu thuốc uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng.

Giá bạch quả trên thị trường hiện nay khoảng 120.000 VND/1kg.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button