Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất khó phân biệt với các chứng bệnh thông thường về đường tiêu hóa. Căn bệnh này hiện đang cướp đi mạng sống của rất nhiều người mỗi năm. Chủ yếu là do không phát hiện được những dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Trung bình mỗi năm căn bệnh ung thư dạ dày giết chết khoảng 800.000 người. Và tại Việt Nam, bệnh ung thư dạ dày có tỉ lệ tử vong cao thứ 2, chỉ đứng sau ung thư phổi. Như vậy có thể thấy được mức độ phổ biến và nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào. Ung thư dạ dày là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là tình trạng các tế bào ung thư phát triển trong dạ dày.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Vi khuẩn HP – helicobacter pylori: Theo tổ chức y tế thế giới WTO thì loại vi khuẩn này đứng đầu danh sách tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày. Ở tất cả các bệnh nhân bị ung thư dạ dày đều cho kết quả xét nghiệm nhiễm vi khuẩn HP.
Chế độ ăn uống phản khoa học gây ung thư dạ dày
Các loại đồ ăn không lành mạnh sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Trong đó các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Một chế độ ăn uống ít trái cây và rau xanh. Đồng thời ăn nhiều thức ăn hun khói, ăn uống không hợp vệ sinh như đồ nướng, đồ chiên, rán…khiến bạn dễ mắc ung thư dạ dày. Ăn mặn thường xuyên làm tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Chất kích thích
Thường xuyên uống bia rượu, sử dụng chất kích thích cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày nhanh hơn. Những người mắc bệnh về dạ dày, đường ruột: viêm dạ dày thể teo, viêm dạ dày mãn tính có HP.
Nhóm máu có liên quan đến ung thư dạ dày
Theo thống kê cho thấy, những người nhóm máu A dễ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn so với các nhóm máu khác.
Trạng thái tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày
Ít người biết rằng yếu tố tâm lý không ổn định cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày. Nhất là những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng và bị trầm cảm.
Hút thuốc lá gây ung thư dạ dày
Trong thuốc lá có chứa các chất hóa học, chất kích thích ảnh hưởng đến họng, phổi và dạ dày. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Nhắc tới bệnh ung thư nói chung, ung thư dạ dày nói riêng thì hầu như ai cũng rất sợ hãi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại khá chủ quan với các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Bởi các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý toàn thân khác. Vì vậy, nếu bỏ qua các dấu hiệu sau đây chắc chắn bạn sẽ phải hối hận với sức khỏe của mình!
Đau bụng là dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị (trên rốn). Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày này xuất hiện khá thường xuyên nhưng dễ bị bỏ qua vì quá phổ biến, chung chung.
Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…
Dấu hiệu của ung thư dạ dày và điều cần biết về ung thư dạ dày
Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện bệnh ung thư dạ dày
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu.
Khó nuốt thức ăn là triệu chứng của ung thư dạ dày
Ngay cả khi ăn uống các loại thực phẩm mềm, dạng lỏng cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy nghẹn và khó nuốt.
- Hay đói, cảm thấy thèm ăn nhưng khi có đồ ăn lại rất chán ăn.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sút cân nhanh.
- Đi ngoài ra máu đen, nôn ra máu.
- Nếu có thể dùng tay sờ thấy khối u cứng ở bụng bệnh nhân thì bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc 4.
Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt
Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
Nôn ra máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như:
- Người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch;
- Nổi nốt đen;
- Màu da xẫm lại;
- Viêm cơ, viêm da…
- Thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u…
Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày kể trên không diễn ra giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Nếu phát hiện được bệnh từ những cảm giác đau đơn thuần sẽ kéo được sự sống. Tỷ lệ sống sót cao hơn trên 5 năm lên tới 80%.
Nếu có các dấu hiệu kể trên thì bạn cần đi khám ngay. Biện pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/năm. Đây là việc rất cần thiết để có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
.