Sầu đâu là gì? Tác dụng của cây sầu đâu chữa bệnh gì: Làm đẹp da, trị bệnh răng miệng, dạ dày, đường ruột,… Cách dùng cây sầu đâu tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của vỏ cây sầu đâu. Cách sử dụng lá sầu đâu chữa bệnh có tốt không, kiêng gì. Giá sầu đâu khô bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây sầu đâu.
Sầu đâu là gì?
Sầu đâu (sầu đông) có tên khoa học là Azadirachta indica, thuộc họ Xoan (Meliaceae). Cây phân bố nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam. Tại nước ta, cây chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh Kiên Giang, Ninh Thuận, An Giang và rải rác khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm cây sầu đâu
- Sầu đâu là cây thường xanh, thân gỗ, cao từ 10 – 20m. Nhánh cây tỏa rộng, tán hình oval hoặc hơi tròn, có đường kính từ 15 – 20cm.
- Lá cây mọc so le, dài khoảng 20 – 30cm, phần rìa có răng cưa.
- Hoa mọc ở nách lá, màu trắng, thơm, có lông dài.
- Quả hạch màu đỏ, dài khoảng 2cm, bên trong chứa một hạt nhỏ hóa gỗ. Thịt quả khi chín có màu đen.
Hầu hết các bộ phận của cây gồm lá, hạt, rễ, hoa, quả và vỏ cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần dược chất của cây sầu đâu
Thành phần dược chất của cây sầu đâu đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học.
- Tất cả các bộ phận của cây sầu đông đều chứa một lượng dầu đắng và acid margosic.
- Trong hạt có 4,5% tinh dầu, chứa các chất đắng như nimbin, nimbinin và nimbidin.
- Cụm hoa chứa chất glycosid nimbosterin (0,005%), tinh dầu (0,5%) và acid béo.
- Quả có chất đắng bakayami.
- Vỏ cây cũng chứa nhiều dầu đắng gồm nimbin (0,04%) và nimbinin (0,001%).
- Lá cây có hàm lượng cao vitamin C tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của cây sầu đâu
Tác dụng của cây sầu đâu trị bệnh rất tốt nhưng không phải ai cũng biết. Mỗi bộ phận của cây có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như:
- Lá sầu đông thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da như mụn đầu đen, trứng cá, thâm nám, lác đồng tiền,… Ngoài ra, bộ phận này còn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, trị phong thấp, các bệnh về gan và tim mạch hiệu quả.
- Vỏ cây có tác dụng chữa sốt rét, hạ sốt và tốt cho các bệnh nhân bị đau dạ dày.
- Hoa được dùng làm thuốc để điều trị chứng nhiễm giun đường ruột và làm giảm ho có đờm.
- Quả sầu đông hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, tiểu đường, phong thấp và có khả năng sát trùng cao.
- Nhánh cây được sử dụng để trị ho, hen suyễn, tiểu đường và cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện.
- Hạt dùng để trị giun, thấp khớp và một số bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm loét.
Xem thêm:
Cách dùng cây sầu đâu
Cách dùng cây sầu đâu trị bệnh hiệu quả tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể chế biến các bộ phận của cây theo nhiều cách khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách dùng và chế biến cây sầu đông phổ biến trong dân gian để các bạn tham khảo.
Cách dùng cây sầu đâu trị bệnh
Cách sử dụng cây sầu đâu trị bệnh rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao cho người dùng.
Bài thuốc 1:
- Dùng vỏ cây giã dập, đun với 100ml nước đến khi còn một nửa là dùng được.
- Người lớn dùng liều từ 30 – 60g, trẻ em sử dụng khoảng 10 – 20g để điều trị bệnh sốt rét.
Bài thuốc 2:
- Dùng 5 – 10 lá tươi hoặc phơi héo đun lấy nước uống hàng ngày.
- Nước thuốc có vị đắng nhưng ngọt hậu, không quá khó uống. Sử dụng bài thuốc đều đặn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.
Bài thuốc 3:
- Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày dùng vỏ cây sầu đông sắc nước uống 2 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ cảm nhận được bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
- Bệnh viêm loét tá tràng có thể được cải thiện sau khi dùng nước sắc vỏ cây. Người bệnh chỉ cần áp dụng liệu trình điều trị trong 10 tuần, mỗi ngày uống 2 lần với 30 – 60mg thuốc.
Bài thuốc 4:
- Dùng 100g lá sầu đông ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 1 ngày. Sau đó cho dầu dừa vào chưng cách thủy thêm 3 tiếng để được tinh dầu màu xanh lục.
- Dùng dầu xoa bóp vào những chỗ nhức mỏi giúp giảm đau rất tốt.
Cách sử dụng lá sầu đâu trong ẩm thực
Cách sử dụng lá sầu đâu trong ẩm thực tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Trong đó, món gỏi sầu đông khô sặc là quen thuộc và phổ biến nhất với người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Vị đắng thanh của lá cây kết hợp cùng vị chua ngọt của nước mắm me hấp dẫn vị giác của cả những người khó tính nhất.
Dưới đây là công thức chế biến món gỏi sầu đông khô sặc:
Nguyên liệu:
- 1 bó lá sầu đông tươi.
- 100g thịt ba rọi.
- 100g tôm sú.
- Cà chua, dưa chuột mỗi loại 2 quả.
- Me chua, nước mắm, rau mùi, tỏi, hành tây, ớt, đường.
Cách chế biến:
- Lá sầu đông nhặt rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Thịt luộc chín, thái lát mỏng.
- Tôm luộc chín, bóc vỏ.
- Cà chua, dưa chuột rửa sạch, thái lát.
- Hành tây, ớt thái sợi.
- Pha nước mắm me: Cho me vào một bát nước ấm, dầm đến khi tan đều. Cho thêm tỏi, ớt xay nhuyễn, đường và nước mắm sao cho vừa ăn. Lấy một phần hỗn hợp làm nước trộn gỏi; phần còn lại đun sôi cho sánh lại một chút để chấm.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào trộn thấm gia vị.
- Bày gỏi ra đĩa, có thể ăn kèm với bánh đa nướng.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây sầu đâu
Hình ảnh cây sầu đâu
Hình ảnh cây sầu đâu để các bạn tham khảo và nhận biết trong tự nhiên.
Tác dụng phụ của cây sầu đâu
Công dụng của cây sầu đâu chữa bệnh rất hiệu quả nhưng người dùng vẫn cần lưu ý khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
- Trẻ em không dùng hạt hoặc dầu sầu đông để uống bởi các phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ngay sau vài giờ.
- Dầu và vỏ cây không an toàn cho phụ nữ mang bầu, có thể gây nên tình trạng động thai hoặc sảy thai.
Theo nghiên cứu, loại cây này có dược tính, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng chứa độc tố cao. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều lượng có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Nôn mửa, tiêu chảy
- Buồn ngủ
- Rối loạn máu, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh
- Động kinh
- Mất ý thức
- Rối loạn não
Vì vậy, để tránh những tình huống xấu xảy ra, không nên tự ý sử dụng cây làm thuốc hoặc rau ăn hàng ngày. Đặc biệt, không được ăn quá nhiều một lúc vì độc tố sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này. Khi đó vừa đảm bảo an toàn, có thể đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, vừa tránh được nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Giá cây sầu đâu trên thị trường
Giá sầu đâu trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, những vị thuốc từ cây sầu đông được bán khá nhiều ở các phòng khám và nhà thuốc Đông y. 1kg lá khô có giá khoảng 250.000 đồng còn bột lá dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/1kg.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về hình ảnh, tác dụng và cách dùng trị bệnh của cây sầu đâu. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới độc giả. Chúc các bạn và gia đình sức khỏe.
Xem thêm: