Giỏ hàng

Bá tử nhân

Dược Liệu Sạch Bá Tử Nhân

( Platycladus orientalis)

Tên khác: 
Vị thuốc Bá tử nhân còn gọi Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.
Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco – Cupressaceae
Mô tả cây thuốc:
Cây thuốc Bá tử nhân là cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có . Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta.Mùa quả vào tháng 9-10.
Thu hái, sơ chế: Hái vào mùa đông phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô thứ nào vàng nhạt, lớn hơn hạt mè vị đắng thơm là tốt .
Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.
Mô tả dược liệu:

Dược liệu Bá tử nhân là quả già thu hái vào tháng 9, phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, sàng sẩy cho sạch, lấy nhân. Hạt hình trứng dài hoặc hình bầu dục, dài 4-7mm, đường kính 1,5 – 3mm. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Thành phần hóa học:

+ Trong Bá tử nhân có 1 số hoạt chất chính: Saponin, Benzine (Trung Dược Học).
+ Trong hạt có chất béo, Saponozit (Dược Liệu Việt Nam).

Tính vị:  Vị ngọt, cay, tính bình
Quy kinh:
+ Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tâm, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng của bá tử nhân: 

Dưỡng tâm an thần: dùng trong điều trị bệnh tâm hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, chứng mất ngủ, chiêm bao hoặc tâm trí hay quên.

– Nhuận tràng thông đại tiện: dùng trong các trường hợp táo bón, trĩ, bí kết, đại tiện ra máu.

Chủ trị: Hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.

Cách dùng: Hạt tẩm rượu phơi khô, gĩa ra, sẩy sạch, lấy nhân sao qua mà dùng.

Kiêng kỵ:

+ Tiêu chảy, đàm nhiều cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Bách tử nhân sợ Cúc hoa, Dương đề thảo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc có vị thuốc Bá tử nhân:

+ Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

+ Chữa suy nhược thần kinh: Bá tử nhân, quy bản, táo nhân mỗi vị 8g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, hạt sen, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 12g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.Hoặc bá tử nhân, long nhãn, táo nhân mỗi vị 8g; bạch truật, hoài sơn, đảng sâm, ý dĩ, hạt sen, kỷ tử, đỗ đen sao mỗi vị 12g. Sắc uống.

+ Chữa khó ngủ, hồi hộp, nôn nao, hay kinh sợ: Bá tử nhân, táo đen (sao đen), thảo quyết minh (sao), mạch môn, long nhãn, hạt sen mỗi vị 10g. Sắc uống.

+ Chữa mất ngủ, ra mồ hôi trộm ở bệnh nhân lao xương: Bá tử nhân, tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 12g; mẫu lệ 20g; thục địa, quy bản, long cốt mỗi vị 16g; ngũ vị tử, toan táo nhân mỗi vị 6g. Sắc uống.

+ Chữa vữa xơ động mạch với chứng chóng mặt, ù tai: Bá tử nhân, mạch môn, mẫu đơn bì, mạch thược, a giao mỗi vị 9g; sinh địa 12g; ngưu tất 6g; cam thảo 4g; nhân sâm 3g. Sắc uống.

+ Chữa bế kinh: Bá tử nhân, ngưu tất mỗi vị 20g; trạch lan, tục đoạn mỗi vị 40g; thục địa 15g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn làm thành viên. Ngày uống 20-30g.

+ Chữa kinh giật: Bá tử nhân, táo nhân, bán hạ chế, trần bì mỗi vị 8g; đảng sâm 16g; thục địa, kỷ tử, bạch truật, long nhãn, hà thủ ô mỗi vị 12g. Sắc uống.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button