Biến chứng bệnh gout nguy hiểm tới mức có thể khiến các khớp xương bị gãy, tay chân bị liệt dẫn đến tàn phế. Ngoài ra, bệnh gout gây hậu quả tắc ống thận…
Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với tình trạng bị hủy cơ – xương khớp. Khi bị gout các tinh thể acid uric tích tụ một chỗ và hình thành nên các hạt tophi lớn. Chúng ứ động tại các cơ, khớp đầu gối, các ngón tay, chân. (Hạt tophi là các hạt hoặc cục bột màu trắng xuất hiện tại các khớp xương).
Bệnh gout gây hậu quả nặng nề khi bệnh đến giai đoạn nặng (khoảng 5 – 10 năm). Khi bệnh nhân gout bị các biến chứng thì khả năng chữa khỏi là rất khó.
Biến chứng bệnh gout nguy hiểm gồm biến chứng nào?
Bệnh gout là bệnh liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa purin (hợp chất nitơ) và dư thừa đạm purin do chế độ ăn uống không phù hợp.
Bệnh khởi phát do nồng độ axit uric trong máu tăng vượt ngưỡng an toàn mà không được điều chỉnh.
- Với nam giới: trên 420micromol/lít.
- Với nữ giới: 380micromol/lít.
Bệnh thống phong dẫn đến các biến chứng ở thận (suy thận), ở khớp (hủy hoại khớp), tim mạch (viêm tĩnh mạch, tai biến), ở mắt…
Bệnh gout gây hậu quả ở thận
Theo thống kê của bộ Y tế, có 10 – 15% các bệnh nhân mắc thống phong có dấu hiệu về bệnh thận. Chủ yếu là viêm khe thận và viêm cầu thận. Do nồng độ urat cao lắng đọng tại hệ thống niệu làm tắc ống thận, viêm khe thận, sỏi thận và làm suy giảm chức năng của thận.
- Sỏi urat của thận gây viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ.
- Suy thận mạn: Giảm thải axit uric, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.
Bệnh gout và bệnh thận là 2 loại bệnh xảy ra song song trong cơ thể bệnh nhân. Biến chứng thận có thể khiến bệnh nhân phải chạy thận. Hậu quả cuối cùng dẫn đến tử vong.
Bệnh thống phong gây tác hại đến các khớp xương
Khi bệnh ở giai đoạn nặng (mãn tính), các vết sưng tấy, có khớp xương xuất hiện các hạt tophi trắng. Có thể mắc biến chứng này từ 10 – 20 năm sau cơn gout cấp đầu tiên. Nhưng khi đã xuất hiện, hạt tophi sẽ tiến triển nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
Hạt tophi nằm ở đâu?
Hạt tophi hình thành là do sự bất lực của cơ thể. Khi cơ thể không thể đào thải urat ra ngoài nhanh bằng việc chúng được sản sinh ra. Do đó, dẫn tới dư thừa lượng urat và kết tinh chèn ép các khớp gây tắc nghẽn lưu thông máu.
Đối với trường hợp mắc bệnh gút dưới 10 năm thì tỷ lệ các hạt tophi phát triển sớm là khoảng 15%. Các hạt này được tìm thấy trong sụn, màng hoạt dịch, gân và các mô mềm. Trong các mô liên kết, hạt tophi có thể được xuất hiện trong thận, van tim và lòng trắng của mắt.
Đặc trưng của hạt tophi là gì?
- Loại hạt có màu trắng, nằm ẩn dưới da tại các khớp, xung quanh khớp.
- Ban đầu, hạt có kích thước nhỏ, lâu dần sẽ phát triển to lên. Gây bào mỏng da và chỉ cần 1 tác động nhỏ sẽ khiến chúng vỡ loét, gây nhiễm trùng, hoại tử. Như vậy sẽ rất khó để lành lại như ban đầu.
Có thể điều trị hạt tophi được không?
- Với những hạt có kích cỡ lớn, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ. Việc này tránh nguy hại hoại tử phải tháo khớp tay hay cắt bỏ các ngón tay.
- Với những hạt đã vị vỡ loét, cần sát trùng tránh viêm nhiễm.
- Với những hạt kích cỡ nhỏ, cần dùng thuốc làm tiêu hạt, kìm hãm sự phát triển to lên của hạt.
Biến chứng bệnh thống phong do dùng thuốc điều trị
ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo về lạm dụng thuốc. Không nên lạm dụng thuốc điều trị gout hoặc tự ý điều trị không theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này sẽ làm mất triệu chứng đặc trưng của bệnh. Hơn nữa còn làm xuất hiện thêm các tác dụng phụ của thuốc khiến việc chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn.
- Dùng Colchicin: Tiêu chảy cấp, buồn nôn, nôn nhiều, đặc biệt khi dùng quá liều.
- Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…).
- Dùng Corticoid (thuốc chống viêm): Các vết sưng trở lên to hơn. Các hạt tophi phát triển nhanh hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc gây loãng xương, xuất huyết tiêu hóa…
Bệnh thống phong gây đột quỵ – Hậu quả từ biến chứng bệnh
Các nhà khoa học Đại học Oxford đã theo dõi tình trạng sức khỏe của hơn 205.000 người mắc bệnh gút. Họ cho thấy mối quan hệ giữa gút và nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.
Người bệnh gout có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh này.
Biến chứng bệnh gout nguy hiểm gây đột quỵ là do các tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Chúng làm nghẽn mạch dẫn truyền máu đi các bộ phận. Điều này gây tổn thương van tim, viêm màng trong và cơ tim… Nếu không được phát hiện sớm, những biến chứng này có thể gây tử vong.
Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/benh-gut-va-nhung-bien-chung-2530616.html
Phòng tránh biến chứng bệnh gout nguy hiểm như thế nào?
Để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, người mắc thống phong nên điều chỉnh lượng muối, tinh bột, đạm nạp vào cơ thể.
- Lượng muối: Không quá 4g/ngày/người.
- Lượng tinh chất đạm: Khoảng 60g/người/ngày.
- Ngoài ra, cần bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, ngũ cốc, nấm.
- Người bị bệnh thống phong nên cắt giảm lượng đạm nhiều nhất có thể.
- Tuyệt đối không ăn tôm, cua, cần thay bằng thịt, trứng sẽ tốt hơn. Trong tôm, cua chứa lượng đạm cao hơn trong thịt, cá, trứng.
- Luyện tập thể thao rất khó cho người bệnh. Do đó, cần hoạt động nhẹ nhàng (đi bộ), tập dưỡng sinh…
.