Giỏ hàng

Ung thư lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh ung thư lưỡi

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư lưỡi là gì? Triệu chứng ung thư lưỡi, nguyên nhân gây ung thư lưỡi. Phương pháp chữa bệnh ung thư lưỡi phẫu thuật xạ trị hóa trị, thuốc chữa ung thư lưỡi. Chi phí khám xét nghiệm điều trị ung thư lưỡi ở đâu tốt? Các giai đoạn bệnh ung thư lưỡi di căn giai đoạn cuối có chữa khỏi được không sống được bao lâu?

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi ( K lưỡi) là một trong những bệnh phổ biến ở khoang miệng. Theo thống kê từ bệnh viện K ung bướu chữa ung thư, hai năm gần đây số ca mắc bệnh ung thư lưỡi tăng lên rất nhanh. Hiện nay, các nhà khoa học chưa phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh là gì. Thực tế, người ta thấy có một số yếu tố liên quan đến người bệnh như:

  • Hút thuốc lá;
  • Uống rượu bia;
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Nhai trầu;
  • Nhiễm virus HPV;
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoáng chất, các vitamin A, D, E…
Ung thư lưỡi - Một trong những căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng

Ung thư lưỡi – Một trong những căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng

Khái niệm ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu rõ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác. Thực chất, ung thư lưỡi là các khối u ác tính nguyên phát tại lưỡi. Trong đó, chiếm đến hơn 95% là các biểu mô vảy, 30 – 40% là các trường hợp thường gặp ở các vùng khoang miệng.

Trích nguồn tin từ báo Soha, theo TS Hoàng Đình Chân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết: Ung thư lưỡi không phải là bệnh lạ, dù chiếm tỷ lệ số ca ít hơn nhưng hiện nay số người mắc bệnh K lưỡi tăng lên rất nhanh. Trong đó, hốc miệng là vị trí thường xuất hiện tế bào ung thư nhất (chiếm 22 – 39%).

Bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, nhưng những năm gần đây căn bệnh này đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. TS Chân cho biết, ung thư lưỡi có thể chẩn đoán và phát hiện sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người điều trị giai đoạn muộn, thậm chí di căn ở nước ta còn cao. Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân cũng như nhận biết được triệu chứng bệnh sẽ có thể giúp phòng ngừa bệnh kịp thời.

Ung thư lưỡi nguy hiểm không?

Mặc dù so với các loại ung thư khác, tỉ lệ người mắc bệnh K lưỡi thấp hơn nhưng mức độ nguy hiểm rất cao. Bởi miệng là nơi đưa tất cả thức ăn vào nuôi dưỡng cơ thể. Khi lưỡi bị tổn thương, khó khăn, khó uống khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh này phải truyền khoáng chất để duy trì sự sống. Việc ăn uống sẽ rất khó khăn, thậm chí là chỉ uống nước. Không chỉ dừng lại ở sự phát triển tế bào ung thư mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, mức độ nguy hiểm của bệnh K lưỡi cao hơn các bệnh ung thư khác rất nhiều.

Bị ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ, tình trạng của bệnh

Bị ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ, tình trạng của bệnh

Ung thư lưỡi có thể sống được bao lâu?

Dựa trên kết quả khảo sát, người bệnh K lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Qua đó, tỷ lệ sống của mỗi người không giống nhau. Cũng như các loại ung thư khác, việc chẩn đoán phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.

Bị bệnh K lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

Tình trạng nhiễm virus u nhú K lưỡi (HPV)

Không giống các loại ung thư khác ở đầu hoặc cổ, K lưỡi chia làm 2 loại:

  • Có liên quan đến HPV;
  • Không liên quan đến HPV.

Người bị ung thư có liên quan đến HPV có cơ hội chữa khỏi hơn so với người không có HPV. Do đó, bạn có thể xét nghiệm để kiểm tra khả năng chữa khỏi bệnh của mình.

Mức độ lây lan các khối u K lưỡi

Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc rất lớn vào mức độ lây lan các khối u. Nếu các khối u đã lấy lan đến các dây thần kinh lớn, mạch bạch huyết, mạch máu, tiên lượng xấu. Ngược lại, nếu ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao.

Khả năng loại bỏ khối u K lưỡi

Với những trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn khối u K lưỡi, thì cơ hội sống rất cao.

Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn ung thư thì khả năng chữa khỏi bệnh cũng khác nhau. Biết được từng giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ xác định được phương pháp điều trị phù hợp. Càng chẩn đoán sớm, cơ hội sống càng cao. Tỷ lệ sống của mỗi giai đoạn K lưỡi cụ thể như sau:

Giai đoạn Tỷ lệ sống sau 5 năm Tỷ lệ sống sau 10 năm
Giai đoạn 1 56% 42%
Giai đoạn 2 58% 46%
Giai đoạn 3 55% 44%
Giai đoạn 4 43% 37%

Tránh nhầm lẫn ung thư lưỡi với bệnh nhiệt miệng

Ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh lại khá giống nhau nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm lẫn. Vậy, ung thư lưỡi và nhiệt miệng giống và khác nhau như thế nào?

Ung thư lưỡi và nhiệt miệng có những biểu hiện khá giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn

Ung thư lưỡi và nhiệt miệng có những biểu hiện khá giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn

Điểm tương đồng nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh K lưỡi và nhiệt miệng. Trong đó, chịu tác động chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ nướng, chiên rán, mỡ thực vật, đồ cay nóng… có thể thúc đẩy sinh ra bệnh.

Các triệu chứng dễ bị nhầm lần giữa K lưỡi và nhiệt miệng lưỡi xuất hiện các đốm màu trắng, màu đỏ. Nhiều người cho rằng đây là bệnh nhiệt miệng nên chỉ chữa bệnh như thông thường, thậm chí là để vậy tự khỏi. Tuy nhiên, lâu dần các đốm này lan rộng, lỡ loét, người bệnh khó khăn hơn trong việc ăn uống, nói chuyện.

Vì vậy, khi thấy bất kì các dấu hiệu nào bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.

Cách nhận biết nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, các vết loét chỉ có ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Đặc điểm vết loét màu trắng sữa, các vùng xung quanh bị sưng, nổi hạch hai bên má, quai hàm.

Bệnh nhiệt miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Lúc này, các vùng niêm mạc, lở loét nhanh chóng lành lại. Khi bị nhiệt miệng bạn chỉ cần uống thuốc kháng sinh liều nhẹ kết hợp vệ sinh răng miệng kỹ càng, bổ sung thêm các vitamin B, C, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Cách nhận biết ung thư lưỡi

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi có những điểm gần giống với nhiệt miệng. Do đó, hầu hết các trường hợp khi phát hiện đều ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị.

Ngoài các triệu chứng viêm loét, người bệnh còn xuất hiện các biểu hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Sút cân nhanh chóng;
  • Lười ăn, lưỡi chảy máu nhiều;
  • Vùng lưỡi xuất hiện nhiều khối u;
  • Khó khăn trong việc há miệng, nhai, nuốt, nói…

Nếu như nhiệt miệng sẽ khỏi sau 10 ngày thì ung thư lưỡi sẽ kéo dài thời gian hơn. Do đó, nếu có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trên bạn cần phải đi thăm khám kịp thời để điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi

Đến nay, các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân đích danh gây bệnh. Thế nhưng, người ta đã tìm ra những tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh. Cụ thể các tác nhân đó như sau:

Nguyên nhân ung thư lưỡi do rất nhiều yếu tố: Uống rượu, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, tiếp xúc với tia bức xạ

Nguyên nhân ung thư lưỡi do rất nhiều yếu tố: Uống rượu, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, tiếp xúc với tia bức xạ

Hút thuốc lá – tác nhân chính gây bệnh K lưỡi

Không chỉ biết đến là tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư phổi, hút thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các loại ung thư khác. Đặc biệt, khói thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến miệng, lưỡi và cổ họng. Do đó, người hút thuốc lá tiềm ẩn nguy cơ K lưỡi rất cao. Nguyên nhân là do trong khói thuốc có chứa nicotine và hơn 40 hóa chất độc hại. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho bản thân mà khiến những người xung quanh có nguy cơ mắc bệnh.

Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, răng mọc lệch

Trường hợp không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến lưỡi bị viêm nhiễm mãn tính. Nếu kéo dài cộng với yếu tối răng mọc lệch sẽ có khả năng dẫn đến K lưỡi và các bệnh liên quan đến răng miệng.

Bị K lưỡi do uống rượu, sử dụng chất kích thích

Theo khảo sát, số người tiêu thụ rượu thường xuyên chiếm đến 3/4 số ca mắc bệnh ung thư liên quan đến miệng và cổ họng. Xét về bản chất, rượu bia không có chất gây ung thư. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở khoa học men rượu được xem là chất kích thích tế bào ung thư phát triển.

Các thành phần trong men rượu làm thúc đẩy chất gây ung thư xâm nhập, phát triển vào niêm mạc lưỡi. Từ đó, dẫn đến nguy cơ gây ung thư lưỡi rất cao. So với thuốc lá, tác hại của rượu không kém gì. Nếu bạn nghiện rượu, thuốc lá thì khả năng mắc ung thư rất cao.

Tiếp xúc với các tia bức xạ làm tăng nguy cơ bị K lưỡi

Những người thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao làm tăng nguy cơ gây ung thư lưỡi hơn so với người bình thường.

Gen di truyền – tác nhân gây K lưỡi

Hầu hết các bệnh ung thư đều chịu một phần không nhỏ của gen di truyền. Nếu tiền sử gia đình bạn đã có thành viên mắc bệnh ung thư lưỡi thì tỷ lệ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

Bị bệnh K lưỡi do virus HPV

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh viện K cho biết, trong hơn 100 loại virus HPV có một vài loại tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh K lưỡi. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tại bệnh viện.

Chế độ ăn uống thiếu hợp lý làm tăng nguy cơ bị K lưỡi

Nếu cơ thể thiếu các chất như vitamin E, D hay chất xơ từ hoa quả, rau xanh sẽ tăng khả năng ung thư. Do đó, để ngăn chặn nguy cơ gây bệnh K lưỡi bạn nên bổ sung các chất thiết yếu này nếu phát hiện mình thiếu.

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

TS Hoàng Đình Chân cho biết, ung thư lưỡi có những dấu hiệu khá rõ rệt như xuất hiện các vết viêm loét, đau lưỡi, thay đổi màu sắc lưỡi… Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết bệnh K lưỡi như thế nào?

Bạn cần phải cẩn trọng với những dấu hiệu ung thư lưỡi

Bạn cần phải cẩn trọng với những dấu hiệu ung thư lưỡi

Dấu hiệu giai đoạn đầu K lưỡi

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đều không rõ ràng nên hay bị bỏ qua. Người bệnh hay có cảm giác lưỡi bị cắm xương cá hay có dị vật rất khó chịu nhưng điều này đi qua khá nhanh. Nếu chú ý, một số điểm trên lưỡi sẽ xuất hiện các vết niêm mạc trắng, xơ hóa, vết loét, nổi phồng, thậm chí là thay đổi màu sắc rõ rệt. Lưỡi bị tổn thương, cứng, rắn chứ không mềm như bình thường. Ở giai đoạn này, một số trường hợp xuất hiện hạch ở cổ.

Giai đoạn toàn phát K lưỡi

Khi ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

  • Đau phần lưỡi khi ăn uống;
  • Nói khó khăn;
  • Sốt do nhiễm khuẩn;
  • Cơ thể suy sụp nhanh do thiếu chất, không ăn được;
  • Mức độ đau nhiều hơn khi ăn và nói, nhất là ăn cay, nóng;
  • Khi nhai, nói bị đau nhói lên tai;
  • Chảy máu lưỡi;
  • Tăng tiết nước bọt hơn bình thường;
  • Hơi thở thối do tổn thương hoại tử gây ra…

Ngoài ra, một số trường hợp còn gây khít hàm, lưỡi cố định gây khó nói, khó nuốt. Trên lưỡi xuất hiện ổ loét, ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu. Các vết loét phát triển nhanh chóng, lan rộng khiến lưỡi khó vận động, không di động được như bình thường. Từ một vết loét không đều ở đáy có mủ dẫn đến tổn thương sùi loét, bờ nham nhở, chảy máu, chảy mủ nhiều khi va chạm.

Trường hợp không có dấu hiệu loét nhưng xuất hiện hạt nhân lớn gắn chặt xuống lưỡi. Phần hạt nhân nhô lên màu tím nhạt, căng nhẵn, lớp niêm mạc lỗ rỗ, ấn nhẹ sẽ rỉ ra một chất màu trắng. Đây chính là hậu quả của nguyên nhân hoại tử ở phía dưới niêm mạc.

Giai đoạn tiến triển hơn K lưỡi

Đây là giai đoạn muộn (di căn) của ung thư lưỡi. Thể loét chiếm ưu thế, lan sâu hơn xuống bề mặt và mặt dưới của lưỡi, sàn miệng gây đau đớn nghiêm trọng, có mùi hôi khó chịu, bội nhiễm, rất dễ chảy máu. Nếu không được kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Các khối u xuất hiện chủ yếu ở bờ tự do của lưỡi, mặt dưới lưỡi, đôi khi gặp ở mặt trên lưỡi, đầu lưỡi.

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư lưỡi có thể phát hiện sớm nếu thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng tương tự với đường miệng thông thường.

Giai đoạn phát triển ung thư lưỡi như thế nào?

Giai đoạn phát triển ung thư lưỡi như thế nào?

Các giai đoạn phát triển ung thư lưỡi

Bệnh ung thư lưỡi trải qua 4 giai đoạn điển hình, mỗi giai đoạn có những diễn biến khác nhau mà người bệnh không nên bỏ qua. Khi nắm được quá trình phát triển của từng giai đoạn các khối u ung thư sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị kịp thời.

  • Giai đoạn khối u;
  • Giai đoạn bạch huyết;
  • Giai đoạn di căn;
  • Giai đoạn ung thư lưỡi.

Giai đoạn khối u K lưỡi

Đây là giai đoạn sớm của bệnh K lưỡi. Dựa trên kích thước của khối u mà nó được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, khối u hiện diện trong các mô lưỡi (kích thước khoảng 2cm). Sau đó khối u phát triển, càng lớn và vượt quá 4cm.

Thời kì cuối của giai đoạn này, các khối u lan rộng lên cơ hàm trên, các mô lân cận của da và xoang, hàm sau, thậm chí là hộp sọ. Giai đoạn khối u phát triển thành các giai đoạn nhỏ hơn:

  • Giai đoạn T1: Kích thước khối u khoảng 2cm và vẫn nằm ở trong các mô lưỡi;
  • Giai đoạn T2: Khối u phát triển lớn hơn 2cm, nhỏ hơn 4cm;
  • Giai đoạn T3: Khối u có kích thước trên 4cm;
  • Giai đoạn T4: Khối u lan rộng lên khoang miệng, da, hàm sau, cơ hàm trên và hộp sọ…

Giai đoạn bạch huyết K lưỡi

Với người bình thường, bạch huyết không chứa tế bào ung thư. Thế nhưng, với người bị K lưỡi, khi phát triển các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện. Do bị ảnh hưởng với quy mô ban đầu khối u từ 3 – 6cm nên hạch bạch huyết sẽ phát triển vượt quá 6cm.

  • Giai đoạn N0: Bạch huyết không có tế bào ung thư;
  • Giai đoạn N1: Hạch bạch huyết xuất hiện các khối u, quy mô hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư nhưng không quá 3cm;
  • Giai đoạn N2a: Những hạch bạch huyết cùng phía với ung thư phát triển, quy mô từ 3 – 6cm;
  • Giai đoạn N2b: Xuất hiện nhiều hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư, khả năng lan rộng không quá 6cm. Một bên của cổ xuất hiện hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn N2c: Khối u ung thư phát triển đến các hạch bạch huyết trên hai mặt nhưng không quá 6cm;
  • Giai đoạn N3: Khả năng lây lan các khối khu vượt quá 6cm, cùng với đó có nhiều hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
Ung thư lưỡi di căn mức độ lây lan nhanh chóng, các khối u vượt quá 6cm

Ung thư lưỡi di căn mức độ lây lan nhanh chóng, các khối u vượt quá 6cm

Giai đoạn di căn tế bào ung thư lưỡi

Khi di căn, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng. Ban đầu, tế bào không lây lan sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, sau một thời gian ủ bệnh, phát triển tế bào ung thư sẽ lan đến nhiều bộ phận, đặc biệt là phổi.

  • Giai đoạn M0: Ung thư vẫn ủ bệnh, chưa lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể;
  • Giai đoạn M1: Ung thư lây lan nhanh đến các bộ phận khác, nhất là phổi.

Giai đoạn ung thư lưỡi

Thời kỳ đầu, các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở các mô của lưỡi. Nhưng sau thời gian ngắn, tế bào ung thư khoét sâu vào bên trong. Kích thước mỗi khối u nhỏ nhất là 2cm nhưng không lây lan sang các hạch bạch huyết, các mô, các cơ quan lân cận.

Giai đoạn 0 của K lưỡi

Còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (viết tắt CIS – giai đoạn tiền ung thư). Tế bào ung thư nằm trong các mô của lưỡi, chưa có sự lây lan.

Giai đoạn 1 K lưỡi

Từ mô lưỡi, các tế bào ung thư lan sâu vào bên trong. Lúc này, ung thư có kích thước 2cm, không lây lan đến các cơ quan lân cận và các mô khác hoặc hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2 K lưỡi

Khối u lây lan kích thước lớn hơn 2cm, nhỏ hơn 4cm. Tế bào ung thư chưa lây lan sang hạch bạch huyết hay các bộ phận khác.

Giai đoạn 3 K lưỡi

Ở giai đoạn này có 2 khả năng có thể xảy ra:

  • Ung thư có kích thước lớn hơn 4cm, không lây lan đến các hạch bạch huyết;
  • Kích thước lây lan có thể thay đổi, lan rộng đến một hạch bạch huyết nhưng bán kính không quá 3cm.
Giai đoạn 4 K lưỡi
  • Giai đoạn 4a: Ung thư đã lây lan đến các bộ phận khác như môi;
  • Giai đoạn 4b: Ung thư đã lan đến các hạch huyết ở hai bên cổ hoặc lan rộng đến ít nhất một bạch huyết lớn hơn 6cm;
  • Giai đoạn 4c: Ung thư đã lan đến các bộ phận khác xa hơn như phổi;

Sau cùng, ung thư sẽ lan đến các bộ phận khác như cổ, miệng… Tùy vào mức độ, thời gian, tình trạng sức khỏe mà kích thước các khối u lây lan có sự khác nhau. Do đó, để ngăn chặn sự phát triển, bạn nên đi khám định ký để biết được các khối u K lưỡi phát triển đến mức độ nào và kịp thời điều trị.

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi

Để chẩn đoán ung thư lưỡi, các bác sĩ dựa trên cơ sở chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán xác định ung thư lưỡi

Chẩn đoán lâm sàng

Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện chưa rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác như:

  • Đau: Cảm giác đau khi nói, khi nhai, đau lên tai;
  • Hơi thở thối;
  • Khạc ra nước bọt lẫn máu;
  • Tăng tiết nước bọt;
  • Triệu chứng thực thể’
  • Bờ nham nhờ, dễ chảy máu;
  • Thương tổn loét có giả mạc hoặc sùi loét…
Chẩn đoán ung thư lưỡi sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh

Chẩn đoán ung thư lưỡi sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh

Chẩn đoán cận lâm sàng
  • Chẩn đoán xác định bằng cách sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học;
  • Đánh giá mức độ lan rộng, di căn khối u bằng CT – MRI vùng cổ – họng, Xquang phổi;
  • Xét nghiệm PCR để tìm virus HPV;
  • Siêu âm vùng cổ nhằm đánh giá tình trạng hạch bạch cổ.

Chẩn đoán phân biệt ung thư lưỡi

Việc chẩn đoán phân biệt dựa trên các cơ sở:

  • Bệnh nhiệt miệng (apthe): Các vết loét có kích thước nhỏ hơn 1cm, nằm rời rạc, lỗ nông, lành sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo;
  • Bạch sản: Bắt đầu xuất hiện các mảng trắng đồng đều ở sàn miệng và hai bên lưỡi. Các mảng bám này đa số lành tính, chỉ có khoảng 5% chuyển thành ác tính;
  • Viêm họng Herpes: Vùng mụn nước trên lưỡi lan rộng, lâu dần tạo thành vết loét. Người bệnh sẽ kèm theo các dấu hiệu sốt, viêm họng, nổi hạch ở môi, mép, mặt, niêm mạc miệng.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật là những phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào cũng điều trị bệnh bằng các phương pháp đó. Do vậy, người bệnh cần nắm rõ tình trạng phát triển bệnh để đề xuất phương pháp điều trị hợp lý, đúng đắn.

Cách điều trị ung thư lưỡi bằng y học hiện đại

Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, lĩnh vực y tế cũng có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong việc điều trị ung thư. Y học hiện đại có 3 phương pháp điều trị ung thư lưỡi: Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Điều trị ung thư lưỡi bằng xạ trị

Sử dụng phương pháp xạ trị giúp điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong việc điều trị ung thư lưỡi. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: Loét da, cháy da, viêm miệng, khô miệng…

Xạ trị có 2 phương pháp là xạ trị ngoài và xạ trị áp sát:

  • Xạ trị ngoài: Các bác sĩ sẽ sử dụng máy Cobalt 60 hoặc máy gia tốc tuyến tính để xạ trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác hoặc chỉ xạ trị đơn thuần;
  • Xạ trị áp sát: Sử dụng nguồn phóng xạ trực tiếp vào các khối u để loại bỏ.
Điều trị K lưỡi bằng hóa trị

Nhằm giảm thể tích khối u và ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị. Trong hóa trị sẽ sử dụng hóa chất dưới dạng đơn hoặc dạng đa chất truyền qua động mạch lưỡi hoặc toàn thân để xâm lấn các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, gây độc cho các tế bào bình thường, đặc biệt là niêm mạc tiêu hóa, bạch cầu, hồng cầu… Từ đó, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn…

Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp đơn hóa chất, phối hợp hóa chất. Hóa chất có tác dụng giảm thế tích khối u nhưng vẫn gây độc cho cơ thể, đặc biệt các tế bào lân cận.

Phẫu thuật ung thư lưỡi sẽ giúp loại bỏ triệt để tế bào ung thư

Phẫu thuật ung thư lưỡi sẽ giúp loại bỏ triệt để tế bào ung thư

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi bằng phẫu thuật

Để lấy hết tổ chức ung thư, phẫu thuật là phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, nói;
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ…

Bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ phần lưỡi và sàn miệng. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà phần lưỡi cắt bỏ nhiều hay ít. Sau khi cắt bỏ, bằng kỹ thuật vi mạch máu và thần kinh vạt cơ của vùng mặt trước cẳng tay, phần lưỡi sẽ được tái tạo lại.

Động mạch và tĩnh mạch mặt ở vùng cổ sẽ được tái tạo với cuống mạch nuôi phần lưỡi. Khi cắt bỏ khối u, dây thần kinh lưỡi sẽ được bảo tồn bằng cách nối với dây thần kinh cảm giác của vạt da.

Khả năng nói, nuốt của bệnh nhân được lấy lại hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình phẫu thuật tái tạo lưỡi. Với cách làm này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn khối u, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh một cách trọn vẹn nhất.

Điều trị K lưỡi trong trường hợp khối u xâm lấn, di căn

Trường hợp khối u xâm lấn gây chảy máu: Nhét gạc vào vị trí chảy máu, sau đó phẫu thuật nhằm thắt động mạch cảnh ngoài.

Khối u xâm lấn, di căn xương: Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống hủy xương ( Zoledronic Acid, Pamidronate), kết hợp xạ trị giảm đau.

Khối u di căn não: Sử dụng dao gama quay để phẫu thuật, có thể kết hợp với xạ trị gia tốc.

Điều trị ung thư lưỡi bằng các bài thuốc Nam

Chữa ung thư lưỡi bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Trong thuốc Nam có chứa các chất giúp làm ức chế, ngăn chặn, tiêu diệt tế bào ung thư. Việc áp dụng bài thuốc Nam trong việc chữa K lưỡi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp chữa K lưỡi bằng thuốc Nam cần có sự hướng dẫn của bác sỹ Đông y hay các chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Bởi thực tế, không phải ai cũng phù hợp với cách điều trị bệnh K lưỡi bằng thuốc Nam.

Dưới đây là một số bài thuốc Nam chữa ung thư lưỡi phổ biến mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.

Áp dụng cách điều trị ung thư lưỡi bằng thuốc Nam sẽ tránh gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn

Áp dụng cách điều trị ung thư lưỡi bằng thuốc Nam sẽ tránh gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn

Bài thuốc 1 “Thiệt tiết linh thang Nam dược” chữa K lưỡi

Chuẩn bị các cây thuốc:

  • Bán chi liên;
  • Bạch hoa xà thiệt thảo;
  • Kim ngân hoa;
  • Xáo tam phân;
  • Trần bì;
  • Đan sâm;
  • Đảng sâm;
  • Đương quy;
  • Hoàng kỳ;
  • Xuyên khung;
  • Sơn từ cô;
  • Bồ công anh;
  • Sơn giáp châu;
  • Ngẫu tiết;
  • Tam thất;
  • Cam thảo.

Cách dùng: Sử dụng mỗi ngày một thang, đem sắc lấy nước uống. Uống thuốc liên tục trong một tháng sẽ thấy những dấu hiệu tốt hơn. Lưu ý, không được tự ý bỏ ngang thuốc trong quá trình điều trị.

Bài thuốc 2 chữa ung thư lưỡi

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Đại kê tử: 8g;
  • Bán hạ: 8g;
  • Đông quan nhân: 14g;
  • Liên kiều: 12g;
  • Hoàng dược tử: 12g;
  • Mao căn: 12g;
  • Thất diệp: 12g;
  • Bán chi liên: 12g;
  • Hoàng cầm: 12g;
  • Mẫu lệ: 20g;
  • Bào nam tinh: 8g;
  • Tiêu kê tử: 8g;
  • Thổ phục: 12g;
  • Bạch anh: 12g;
  • Hạ thảo khô: 12g;
  • Ý dĩ: 12g.

Cách dùng bài thuốc chữa bệnh:

  • Bốc 1 thang, sắc nước và uống mỗi ngày;
  • Nên uống đều đặn khoảng 2 – 3 tháng sẽ thấy tình trạng sức khỏe thay đổi rõ rệt.

Bài thuốc này chỉ áp dụng khi bệnh nhân có các triệu chứng như:

  • Đờm độc;
  • Nước mũi chảy có máu;
  • Hạch lim phụ cổ to;
  • Liệt mặt.

Bài thuốc 3 “Tỳ vị luận” (Thận toàn đại bổ)

Nguyên liệu:

  • Xuyên khung (8g);
  • Bạc Linh (12g);
  • Bạch thược (12g);
  • Đẳng sâm (16g);
  • Dương quy (12g);
  • Nhục quế (6g);
  • Bạch truật (12g);
  • Hoàng kỳ (10g);
  • Cam thảo (6g);
  • Thục địa (20g).

Bài thuốc Nam chữa ung thư lưỡi này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ôn bổ khí huyết. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp bệnh nhân không lo thiếu hụt dinh dưỡng.

Cách phòng tránh tái phát và mắc ung thư lưỡi

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc ung thư lưỡi, đó là sự thật trong xã hội ngày nay. Vì vậy, việc phòng ngừa là điều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với bệnh nhân đã được điều trị thì càng phải hiểu rõ việc phòng tránh tái phát lần thứ hai. Với ung thư lưỡi, người bệnh cần phải thay đổi thói quen không tốt hàng ngày, duy trì lối sống khoa học, đúng đắn.

Bạn có thể phòng tránh ung thư lưỡi bằng cách ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia

Bạn có thể phòng tránh ung thư lưỡi bằng cách ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia

Phòng ngừa K lưỡi – vệ sinh răng miệng đúng cách

Sử dụng bàn chải đánh răng chất lượng, chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng đúng cách. Sau 3 tháng sử dụng nên thay bàn chải một lần. Dùng nước muối sinh lý súc miệng đều đặn vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Việc vệ sinh răng miệng khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm ức chế lại nguy cơ mắc ung thư hiệu quả.

Thực tế, hầu hết các trường hợp bị ung thư lưỡi là do hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng kém. Do đó, đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh K lưỡi.

Không hút thuốc lá – giải pháp ngăn ngừa K lưỡi

Nếu bạn đang hút thuốc lá hoặc có định hút nên dừng càng sớm càng tốt. Kết quả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh về miệng rất cao so với người không sử dụng. Khói thuốc lá sẽ làm tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lưỡi, họng, gan, phổi.

Ngăn ngừa bệnh K lưỡi bằng cách hạn chế uống rượu

Rượu không phải là tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, men rượu chính là nguyên tố thúc đẩy sự phát triển tế bào ung thư. Do đó, để ngăn ngừa ung thư bạn cần phải hạn chế uống rượu, đặc biệt là rượu nặng.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 16h để phòng bệnh K lưỡi

Sử dụng kem chống nắng là thói quen tốt khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ thoa kem chống nắng cho môi. Khi các tế bào ung thư xuất hiện trên môi, trước tác động của tia bức xạ sẽ làm chúng lây lan nhanh hơn, trong đó có khu vực lưỡi.

Do vậy, để hạn chế nguy cơ này bạn nên tập thói khen sử dụng kem chống nắng. Mỗi khi ra ngoài, nên thoa đều kem lên môi để tránh ung thư lưỡi.

Thực hiện lối sống lành mạnh để điều trị bệnh K lưỡi

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư hiệu quả. Bởi một khi cơ thể khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chọi, ngăn ngừa lại nhiều bệnh khác, trong đó có ung thư lưỡi. Vì vậy, đừng nghĩ rằng tập luyện chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà chẳng liên quan gì đến chức năng phòng ngừa K lưỡi nhé.

Bổ sung thực phẩm ngăn ngừa ung thư lưỡi

Đậu, rau cải (bông cải xanh, cải bắp), hoa quả, hạt lanh, nho, trà xanh là những thực phẩm rất tốt cho việc phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, nên thay các món chiên, nướng bằng món hấp, luộc, xào ít dầu. Tích cực sử dụng các loại gia vị lành mạnh như gừng, tỏi, bột cà ri.

 

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung bướu lưỡi – Báo VnExpress

Khám nha khoa theo định kỳ để sớm phát hiện bệnh, đặc biệt là ung thư

Việc khám nha khoa thường xuyên kết hợp với các phương pháp chẩn đoán lâm sàng sẽ giúp bạn phát hiện ra nguy cơ gây ung thư sớm. Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng như: Vết loét lâu ngày, màu trắng ở hai bên lưỡi, lưỡi đau, khó nhai, nói, nuốt.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button