Giỏ hàng

Phòng tránh bệnh thiếu máu đơn giản bằng phương pháp tự nhiên

Phòng ngừa bệnh thiếu máu giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe: Mệt mỏi, tim, thần kinh và suy chức năng tinh thần….

Phòng ngừa bệnh thiếu máu thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt là phương pháp được nhiều người áp dụng. Hiểu biết rõ về bệnh giúp bạn đề phòng bệnh hiệu quả.

Tổng quan về bệnh thiếu máu

Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh thiếu máu. Bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bệnh nhân. Vậy, thiếu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thế nào?

Bệnh thiếu máu là gì? 

Bệnh thiếu máu là hiện tượng máu giảm lượng huyết sắc tố và hồng cầu ngoại vi gây thiếu oxy cung cấp cho các mô tế trong cơ thể.

Thiếu có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Thiếu máu do chảy máu.
  • Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu:Sắt, acid folic, vitamin C, vitamin B12, protein, nội tiết….
  • Thiếu máu do rối loạn tạo máu: Loạn sản tủy xương, suy nhược tủy xương.
  • Thiếu máu do huyết tán: Thiếu hụt men (G6PD), cấu trúc màng HC bất thường, rối loạn HST.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu:

  • Thường xuyên ù tai, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc gắng sức.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh thiếu máu

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? 

Nếu đề phòng bệnh thiếu máu không tốt, cơ thể có thể gặp các vấn đề:

  • Mệt mỏi nặng: Khi thiếu máu, có thể trở nên mệt mỏi, không hoàn thành được công việc hàng ngày.
  • Vấn đề về tim: Thiếu máu là rối loạn nhịp tim, thậm chí là suy tim.
  • Thần kinh bị hư hại và suy chức năng tâm thần do thiếu vitamin B12.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao

  • Trẻ em dưới 2 tuổi khả năng bị thiếu máu do chế độ ăn uống thiếu chất sắt.
  • Phụ nữ và người mắc bệnh kinh niên, tiêu biểu như bệnh thận.

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu đơn giản, hiệu quả

Bệnh thiếu máu hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Từ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể ngừa bệnh thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đề phòng thiếu máu bằng cách tăng cường bổ sung sắt

Công dụng của sắt trong ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu do sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp  hemoglobin (huyết sắc tố) – chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tổng hợp hemoglobin và gây thiếu máu do thiếu sắt.

Một số thực phẩm giàu sắt phòng thiếu thiếu máu

Để ngừa bệnh thiếu máu, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình.

  • Nên kết hợp nhiều nguồn thực phẩm giàu sắt: Gan, thịt gia cầm, thịt đỏ nạc, thịt lợn và cá.
  • Ăn nhiều rau chân vịt , các loại rau lá đậm: Cải cầu vồng, củ dền và cải rổ, rau mù tạt, bông cải xanh, rau xà lách và cải xoăn.
  • Bữa sáng nên ăn ngũ cốc và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt tăng cường sắt cho cơ thể.

Tùy theo đối tượng mà bổ sung lượng sắt phù hợp trong mỗi bữa ăn:

  • Phụ nữ không trong thời gian kinh nguyệt và đàn ông: 10mg sắt mỗi ngày.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: 15mg sắt mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai: 30 mg sắt mỗi ngày.
Thực phẩm giàu sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu

Thực phẩm giàu sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm hấp thụ sắt để ngừa thiếu máu

Nếu muốn phòng ngừa bệnh thiếu máu, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, trà, cà phê, ca cao.  Các thực phẩm này làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Lưu ý thêm, bạn không nên dùng các loại đồ uống này khi đang uống thực phẩm bổ sung sắt.

Bổ sung vitamin B12 – Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu B12

Vai trò của vitamin B12 trong tạo máu

Vitamin B12 tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein. Theo đó, chúng giữ vai trò then chốt trong sự sản sinh và phát triển hồng cầu trong tủy, protein và các vỏ bọc dây thần kinh.

Thực phẩm giàu  B12 cao giúp ngăn ngừa thiếu máu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 người cần nạp 2,5 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần 2,6 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ đang cho con bú cần 2,8 mcg vitamin B12 mỗi ngày.

Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như gan bò, thịt gia cầm, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, trứng, sữa, sữa chua và phô mai

 

Ngừa thiếu máu bằng cách ăn thực phẩm giàu Folate 

Cũng giống như vitamin B12, Folate rất cần thiết cho sự sản sinh các hồng cầu. Bởi vậy, bổ sung thực phẩm giàu Folate cũng là cách để phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.

Tùy vào từng độ tuổi mà sử dụng lượng Folate cho hợp lý. Ví dụ như nam giới trên 13 tuổi cần 400 mcg folate/ngày. Nữ giới trên 13 tuổi cần 400-600 mcg folate/ngày

Để tăng cường Folate cho cơ thể, bạn có thể ăn các thực phẩm như:

  • Rau bina, củ dền, cải rổ, bông cải xanh, rau mù tạt, cải cầu vồng, xà lách, cải xoăn.
  • Đậu lăng, đậu mắt đen, đậu Pinto, đậu gà, đậu thận,
  • Gan bò và trứng.

Thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả

Vitamin C giúp tạo nên các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh thiếu máu. Theo khuyến cáo, người trên 19 tuổi cần bổ sung tối thiểu 85mg vitamin C/ngày. Người hút thuốc lá nên bổ sung 35mg vitamin C/ngày.

Một số thực phẩm giàu vitamin C cần có trong thực đơn hàng ngày: Bông cải xanh, bắp cải, mầm cải Brussel, cà chua, ớt chuông đỏ,khoai tây và rau lá xanh.

Uống thực phẩm chức năng đề phòng thiếu máu

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể uống nấm lim xanh để phòng bệnh thiếu máu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm lim xanh cho chứa hàm lượng sắt lớn cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn thế, cơ thể có thể được hấp thụ hơn 90% chất dinh dưỡng trong nấm. Theo đó thúc đẩy sự hình thành của các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Tham khảo thêm: http://suckhoedoisong.vn/10-sieu-thuc-pham-ngan-ngua-thieu-mau-n125521.html

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button