Giỏ hàng

Cam cúc hoa và tác dụng của cây cam cúc hoa với cách dùng chữa bệnh

Cam cúc hoa là gì? Tác dụng của cây cam cúc hoa chữa bệnh gì: Đau đầu, chóng mặt, kháng khuẩn,… Cách dùng cam cúc hoa tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây cúc hoa. Cách sử dụng cam cúc hoa pha trà uống hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá cam cúc hoa bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây cam cúc hoa.

Công dụng của cây cam cúc hoa và cách dùng cây cam cúc hoa hiệu quả

Công dụng của cây cam cúc hoa và cách dùng cây cam cúc hoa hiệu quả

Cam cúc hoa là gì?

Cây cam cúc hoa có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), thuộc họ Cúc. Loại cây này còn có một số tên gọi khác như cúc diệp, tiết hoa, bạch cúc hoa,…

Đặc điểm của cây cam cúc hoa

  • Cam cúc hoa là hoa cúc màu trắng, thuộc loại cây sống hàng năm. Thân cây mọc thẳng đứng, nhẵn, có rãnh, cao khoảng 0,5 – 1,4m.
  • Lá cây mọc so le, mặt dưới có lông nhỏ màu trắng mốc. Phiến lá hình trứng hoặc thuôn dài, tù ở hai đầu, dài từ 3,5 – 5cm, rộng 3 – 4cm. Lá chia thành 3 – 5 thùy, mép có răng cưa hình lượn sóng.
  • Quả bế hình trái xoan.
  • Phần được sử dụng nhiều nhất của cây là hoa cúc. Hoa mọc thành từng cụm hình đầu, cánh dẹt, bên trong có 1 – 2 hàng hoa màu trắng, hình lưỡi nhỏ, ở giữa là các hoa hình ống màu vàng nhạt. Tràng hoa hình ống, bao phấn ngắn ở tai, bầu nhẵn và không có mào lông.

Thành phần dược chất của cam cúc hoa

Cam cúc hoa có chứa các thành phần dược chất sau:

  • Borneol: Phòng ngừa và chữa trị một số bệnh về mắt.
  • Camphor: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh tim, đường hô hấp, viêm xương khớp,…
  • Luteolin: Có tác dụng như một loại vitamin rất tốt cho những người mắc bệnh về mắt, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim, tiểu đường.
  • Thymol: Có khả năng kháng khuẩn.
  • Một số chất khác: Luteolin-7-Rhamnoglucoside, Cosmojin, Apigenin-7-O-Glucoside, b-Elemene, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane.
Thành phần dược chất của cam cúc hoa

Thành phần dược chất của cam cúc hoa

Tác dụng của cây cam cúc hoa

Cam cúc hoa trong Đông y có tính bình, vị đắng, ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị chóng mắt, đau đầu,…

Theo Y học hiện đại, loại cây này có một số tác dụng khác như sau:

  • Nước sắc từ cúc hoa có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, trực trùng thương hàn, lỵ trực trùng sonnei,… do đó loại cây này có khả năng kháng khuẩn.
  • Gây ức chế một số loại nấm ngoài da.
  • Có tác dụng đối với những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
  • Trị các chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, giúp hạ nhiệt,…
Tác dụng của cây cam cúc hoa giúp trị các chứng đau đầu, chóng mặt

Tác dụng của cây cam cúc hoa giúp trị các chứng đau đầu, chóng mặt

Cách dùng cây cam cúc hoa hiệu quả

Cam cúc hoa từ lâu đã được biết đến là loại dược liệu quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại hoa này hiệu quả. Dưới đây là một vài cách dùng cúc hoa tốt và trị bệnh hiệu quả.

Cách dùng cây cam cúc hoa trị bệnh

Cách dùng cam cúc hoa giúp tán nhiệt, giải biểu

Cây cúc hoa có tác dụng giảm sốt, trị đau đầu, chóng mặt, mắt mờ,… Tùy từng triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Dùng cho người mắc các chứng phong ôn mới phát, đau đầu, mắt mờ hoặc đỏ đau, phát sốt.

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 12g; cầu đằng, cát cánh mỗi loại 8g; liên kiều, xa tiền thảo mỗi loại 12g; cam thảo 4g.
  • Cách thực hiện: Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày, dùng kiên trì sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc 2: Trị cảm sốt.

  • Chuẩn bị: Cúc hoa: 5g; cúc tần, lá tre, bạc hà, tía tô, kinh giới, cát căn mỗi loại 20g; địa liền 5g.
  • Cách làm: Các vị thuốc trên đem nghiền thành bột mịn hoặc làm thành viên.
  • Liều dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 4 – 6g hỗn hợp trên.
Cách dùng cây cam cúc hoa trị đau đầu

Đau đầu có nhiều nguyên nhân gây nên, tùy vào từng triệu chứng của bệnh người dùng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1: Trị đau đầu do phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Cúc hoa, xuyên khung, thạch cao mỗi loại 12g.
  • Cách làm: Các vị thuốc đem trộn đều rồi tán thành bột mịn.
  • Cách dùng: Mỗi lần lấy 6g dùng với nước trà, ngày uống từ 1 – 2 lần, sử dụng kiên trì sẽ có hiệu quả.

Bài thuốc 2: Trị đau đầu do huyết hư

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ các vị thuốc sau: Cúc hoa, tế tân, xuyên khung, đương quy, sinh địa, cao bả, thục địa hoàng, thiên môn, bạch thược dược, mạch môn, đồng tiện, cam thảo.
  • Cách làm: Tất cả đem sắc thành nước uống trong ngày.
Cách dùng cây cam cúc hoa giải độc, trị mụn nhọt

Cam cúc hoa có tác dụng với những người mắc các bệnh liên quan đến mụn nhọt. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 250g, cam thảo 20g.
  • Cách thực hiện: Sắc 2 loại dược liệu trên thành thuốc, uống hàng ngày.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị 1 nắm rễ cây cúc hoa đem giã nát rồi vắt lấy nước để uống.

Cách dùng cam cúc hoa trị phong thấp, đau nhức chân tay

Chuẩn bị một lượng vừa đủ cúc hoa và ngải diệp lâu năm để tán thành bột rồi trộn với hồ đắp lên gối hoặc vùng tay chân đau. Sử dụng cách này kiên trì sẽ mang lại hiệu quả nhất định.

Cách dùng cam cúc hoa trị mắt có màng mộng

Những người mắt có màng mộng sau khi bệnh có thể sử dụng bài thuốc dưới đây.

  • Chuẩn bị một lượng bằng nhau mỗi vị bạch cúc hoa và thuyền thoái.
  • Cách thực hiện: Tán các vị thuốc trên thành bột.
  • Liều dùng: Dùng 2 – 12g mỗi lần, trộn cùng mật rồi sắc uống, sử dụng thuốc hàng ngày.
Cách dùng cây cam cúc hoa trị mắt nhìn kém

Chuẩn bị:

  • Cúc hoa, phục linh, sơn thù du, đơn bì, câu kỷ: 12g mỗi loại.
  • Thục địa: 20g.
  • Sơn dược: 16g.

Cách làm: Các vị thuốc đem tán bột rồi trộn với mật, làm thành viên, uống hàng ngày.

Cách dùng cây cam cúc hoa trị mắt đau do phong nhiệt
  • Chuẩn bị các vị thuốc sau với lượng vừa đủ: Cúc hoa, hoàng cầm, hoàng liên, cam thảo, kinh giới tuê, quyết minh tử, sinh địa hoàng, cát cánh, sài hồ, liên kiều, xuyên khung, đồng tiện, khương đoạt.
  • Cách làm: Sử dụng mỗi ngày 1 thang như trên sắc thành thuốc uống.

Cách dùng cam cúc hoa làm gia vị

Cam cúc hoa có thể sử dụng làm gia vị trong các món ăn. Người dùng có thể tham khảo món ăn sau đây:

Cháo cam cúc hoa: Dùng cho những người bị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, liệt nửa người.

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g.
  • Cách chế biến: Tán cúc hoa thành bột mịn, gạo tẻ dùng để nấu cháo. Khi cháo gần được thì cho bột cúc hoa vào khuấy đều, tùy khẩu vị từng người có thể cho thêm chút đường.
  • Cách dùng: Ăn cháo ngày 2 lần, sáng và tối.

Cháo cúc hoa: Trị mụn nhọt, lở ngứa.

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 30g, ý dĩ nhân 30g, mẫu đơn bì 15g.
  • Cách chế biến: Cúc hoa và mẫu đơn bì sắc lấy nước để nấu cháo cùng ý dĩ nhân.
  • Cách dùng: Ngày 2 lần sáng và chiều, dùng ít nhất 3 – 5 ngày sẽ có hiệu quả.

Xem thêm: 

Hình ảnh cây cam cúc hoa

Một số hình ảnh của cây bạch cúc hoa sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây này:

Hình ảnh cây cam cúc hoa trong tự nhiên

Hình ảnh cây cam cúc hoa trong tự nhiên

Cách dùng trà cam cúc hoa trị các chứng ù tai, nhức đầu

Cách dùng trà cam cúc hoa trị các chứng ù tai, nhức đầu

Hình ảnh cam cúc hoa tươi và khô

Hình ảnh cam cúc hoa tươi và khô

Tác dụng của cam cúc hoa trị các bệnh về mắt

Tác dụng của cam cúc hoa trị các bệnh về mắt

Đối tượng sử dụng cây cam cúc hoa

Cam cúc hoa kết hợp cùng các loại dược liệu khác được dùng nhiều làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên một số người sau đây không nên dùng loại dược liệu này:

  • Những người khí hư, vị hàn, tiêu chảy, ít ăn.
  • Dương hư hoặc sợ lạnh.
  • Tỳ vị hư hàn.

Xem thêm video:

Giá cây cam cúc hoa trên thị trường

Giá cam cúc hoa loại khô trên thị trường hiện nay khoảng 440.000 – 500.000 VND/1kg.

Người dùng có thể tìm mua loại dược liệu trên tại các nhà thuốc Đông y hoặc những địa chỉ chuyên cung cấp uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để đảm bảo chất lượng. Nếu sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả trị bệnh và sức khỏe người dùng.

Trên đây là những thông tin về cây bạch cúc hoa. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều điều bổ ích, giúp bạn hiểu hơn về loại cây này.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button