Giỏ hàng

Cam thảo dây với tác dụng của cam thảo dây và tác dụng điều trị bệnh

Cam thảo dây là gì? Tác dụng của cam thảo dây chữa bệnh gì và bổ dưỡng: thủy đậu, suy nhược cơ thể, giải cảm… Cách dùng cam thảo dây tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cam thảo dây. Cách sử dụng cam thảo dây sắc nấu uống, bảo quản. Giá cam thảo dây bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh nhận biết cam thảo dây.

Tác dụng của cam thảo dây là gì và giá cam thảo dây bao nhiêu tiền 1kg

Tác dụng của cam thảo dây là gì và giá cam thảo dây bao nhiêu tiền 1kg

Cam thảo dây còn gọi là tương tư tử, tương tự đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi, ang krang, angkreng (Campuchia). Cam thảo dây được ứng dụng trong Đông y hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng cam thảo dây cần lưu ý những tác dụng phụ của cam thảo.

Cam thảo dây là gì?

Cam thảo dây, còn gọi là cườm thảo đỏ, thuộc họ Đậu với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le. Cây cam thảo thường mọc dại ở nhiều vùng đồng bằng Việt nam nên dễ dàng tìm kiếm.

Đặc điểm của cam thảo dây

Dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ và có những đặc điểm:

  • Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15 – 24 cm
  • Lá gồm 8 – 20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn
  • Phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5 – 20mm, rộng 3 – 8mm
  • Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm
  • Quả thon dài 5cm, rộng 12 – 15mm, dày 7 – 8mm, mặt có lông ngắn
  • Hạt từ 3 – 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn.
Đặc điểm của cam thảo dây là gì

Đặc điểm của cam thảo dây là gì

Cam thảo dây mọc ở đâu?

Cườm thảo đỏ là loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên – Huế đến Ninh Thuận. Cườm thảo đỏ cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi. Cam thảo trồng được 3 tháng đã có thể thu hoạch dây lá.

Nhận biết cây cam thảo dây

Nhận biết cây cam thảo dây

Tác dụng của cam thảo dây là gì?

Rễ và lá dây cam thảo chữa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng. Hạt chứa một chất protit độc gọi là abrin. Chất abralin là một glucoxit có tinh thể, men tiêu hóa chất béo, chất henagglutinin làm vón máu và nhiều men ureaza.

Rễ, thân và lá được nhân dân nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc. Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý. Nên chú ý trồng cây cam thảo để dùng.

Cam thảo dây chữa bệnh thủy đậu

Cam thảo dây chữa bệnh thủy đậu

Công dụng của cam thảo dây chữa bệnh

Người ta thường dùng dây lá cườm thảo đỏ để điều hoà các vị thuốc khác. Dây lá, rễ cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc, có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng. Cườm thảo đỏ được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh sau:

  • Dùng chữa ho
  • Giải cảm
  • Trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
  • Cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực.
  • Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); trị vú sưng đau do tắc tia sữa.

Trong y học hiện đại, cườm thảo đỏ được nghiên cứu có chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học mạnh, có tác dụng trên sức khỏe gồm: glycosid, flavonoid poiyphenol như glycyrrhizin acid glycyrrhizic, glycyrrhetic, liquiritin, isoliquiritigenin, glabrirdin, glabren… Những chất này có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, suy giảm chức năng gan.

 

Cam thảo dây

Tác dụng phụ của cam thảo dây

Cần chú ý, hạt cườm thảo đỏ chỉ dùng ngoài da để sát trùng, tiêu viêm. Hạt cườm thảo đỏ rất độc. Chất độc đó là abrin, tan được trong nước. Nếu đem hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc với triệu chứng:

  • Biếng ăn, ăn mất ngon
  • Mệt mỏi, đau đầu dữ dội
  • Huyết áp hạ, mất thăng bằng cơ thể
  • Chân tay run rẩy
  • Nôn mửa, tiêu chảy.

Thời gian tiền ngộ độc kéo dài ít nhất vài giờ trước khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Nửa hạt cườm thảo đỏ nhai nuốt cũng đủ gây độc cho người. Nước ngâm hạt cườm thảo đỏ bôi vào chỗ da bị xước sẽ gây loét tại chỗ, nhỏ vào mắt sẽ gây phù tấy kết mạc dẫn đến hỏng giác mạc. Kinh nghiệm dân gian không dùng cam thảo nam nấu nước uống thay trà hàng ngày. Vì nếu bạn uống liên tục, lâu ngày gây phù nề.

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh và độc tính của cườm thảo đỏ – Báo Sức khỏe và Đời sống

Cam thảo dây chữa bệnh thủy đậu

Cam thảo dây chữa bệnh thủy đậu

Cách dùng cam thảo dây chữa bệnh và làm đẹp

Bài thuốc dùng cam thảo dây chữa thuỷ đậu

Chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Ngân hoa 12g
  • Lục đậu bì (vỏ đậu xanh) 12g
  • Sinh địa 12g
  • Là Tre 16g
  • Cam thảo dây 12g
  • Lô căn (rễ lau) 8g
  • Hoàng đằng 8g
  • Mẫu đơn bì 8g.

Sắc các dược liệu trên với 2 lít nước. Uống thay nước trong ngày.

Bài thuốc dùng cam thảo dây trị ỉa chảy cấp tính

  • Nguyên liệu: Cát căn 30g, rau má khô 30g, búp tre non 20g, cườm thảo đỏ 10g
  • Chủ trị: Ỉa chảy, bụng quặn đau lại mót đi ngoài ngay. Phân lỏng hoặc loãng như nước màu vàng, đi toé như xối nước, ngày đi 5 – 7 lần, thậm chí hơn chục lần, phân mùi thối nồng. Có khi phát sốt nhẹ, khát đòi uống nước, tiểu tiện lượng ít màu vàng hoặc đỏ.
  • Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 500ml nước thuốc để nguội cho uống thay nước trong ngày. Ngày uống 1 thang.
  • Trẻ em giảm liều lượng xuống một nửa.
  • Lưu ý: Người ỉa chảy hư hàn không dùng.
Cam thảo dây cần dùng theo liều lượng quy định

Cam thảo dây cần dùng theo liều lượng quy định

Hạt cam thảo dây dùng làm đồ trang sức

Hạt của cườm thảo đỏ có giá trị trong việc làm đồ trang sức của một số dân cư bản địa nhờ màu sắc rực rỡ của nó. Một phần ba vỏ hạt (phần có rốn hạt) có màu đen, trong khi phần còn lại có màu đỏ tươi, giống như con bọ rùa. Vì vậy, hạt cườm thảo đỏ dùng làm trang sức, vòng tay khá phổ biến.

Giá cam thảo dây bao nhiêu tiền 1kg?

Cườm thảo đỏ mọc hoang nên khắp nơi trồng cây này. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dày và lá cam thảo. Rễ của cam thảo dây ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn. Giá cam thảo dây khô trên thị trường là 190.000 – 200.000 đồng/kg.

Hiện nay thảo dược có 2 loại là thảo dược trồng và thảo dược tự nhiên. Thảo dược tự nhiên thì chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh hơn thảo dược trồng. Đồng thời thảo dược tự nhiên mọc ở vùng núi, vùng sâu nên hiếm do vậy hàng thường đắt hơn nhiều so với thảo dược trồng.

Trước thực trạng thuốc Đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc Đông dược là quan trọng và cần thiết.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button