Giỏ hàng

Cây cỏ ngọt với tác dụng của cây cỏ ngọt và cách dùng trị bệnh ra sao?

Cây cỏ ngọt là cây gì? Tác dụng của cây cỏ ngọt chữa bệnh gì: trị tiểu đường, giảm béo, chữa huyết áp… Cách dùng cây cỏ ngọt tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây cỏ ngọt. Cách sử dụng cây cỏ ngọt chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây cỏ ngọt  bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cây cỏ ngọt và đặc điểm nhận biết cỏ ngọt.

Cây cỏ ngọt có tác dụng gì và cách dùng cây cỏ ngọt sao cho hiệu quả

Cây cỏ ngọt có tác dụng gì và cách dùng cây cỏ ngọt sao cho hiệu quả

Cây cỏ ngọt là gì?

Cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia rebaudiana Bertoni (Hem-shi), thuộc họ cúc: Asteraceae, chi: Stevia.
Cây cỏ ngọt còn gọi là cỏ mật, cỏ đường. Các nước trên thế giới còn gọi là cây thay thế đường (Sweetener-sugar substitute) có nguồn gốc từ nước Paragoay (Nam Mỹ), dân bản xứ gọi là “Ka hê ê” được chuyển thành cây trồng từ năm 1931.

Cây cỏ ngọt là gì cùng đặc điểm cây cỏ ngọt như thế nào

Cây cỏ ngọt là gì cùng đặc điểm cây cỏ ngọt như thế nào

Đặc điểm cây cỏ ngọt

Hệ rễ: Là cây lâu năm có thân rễ khoẻ, ít phân nhánh, mọc nông từ 0-30cm tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp và mực nước ngầm của đất. Rễ của cây gieo hạt ít phát triển hơn rễ từ cành dâm. Hệ rễ chùm lan rộng ở đường kính 40cm, hệ rễ phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp đủ ẩm.

Thân cành: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao 50-60cm, thâm canh tốt có thể đạt 80 – 120cm, phân cành cấp I nhiều. Cành cấp I thường xuất hiện từ các đốt lá cách mặt đất 10cm. Sau đốn cành có thể xuất hiện ở các đốt trên thân.

Lá: Mọc đối từng cặp hình thập tự, mép lá có từ 12 – 16 răng cưa,lá hình trứng ngược, lá trưởng thành dài khoảng 50 – 70mm rộng 17 – 20mm.

Hoa quả: Hoa phức, giao phấn khả năng tự thụ phấn thấp. Quả màu nâu thẫm, năm cạnh khi chín dài 2 – 2,5mm, hạt không có nội nhũ. Cây con gieo từ hạt sinh trưởng yếu, chậm.

Cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt phân bố ở đâu?

Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát.

Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng…

Tác dụng của cây cỏ ngọt

Đây là loại thảo dược thiên nhiên mang lại hàm lượng đường tự nhiên cao, Cỏ mật là sự lựa chọn của cả Đông y và Yây y để làm chất tạo ngọt và thuốc chữa bệnh.

Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?

  • Giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Chống béo phì và giảm cân.
  • Làm giảm đau, giúp tiêu hóa tốt và phòng chống rối loạn dạ dày.
  • Ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi.
  • Ngăn ngừa mụn trứng cá, làm giảm nếp nhăn, giảm tiết bã nhờn trên da, giúp cho làn da tươi sáng hơn.
  • Chăm sóc tóc bóng mượt và chắc khỏe.
  • Làm bánh với cỏ ngọt

Công dụng của cỏ ngọt hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Trong cây cỏ mật có khá nhiều hoạt chất giúp giảm các cơn đau và chứng bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt loại thảo dược này điề trị rối loạn dạ dày rất tốt.

Tác dụng cây cỏ ngọt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đường là chất rất cần thiết cho cơ thể để tạo năng lượng. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc béo phì thì việc sử dụng quá nhiều đường sẽ không tốt, do đó việc sử dụng cây cỏ ngọt có thể giải quyết được vấn đề này.

Cây cỏ ngọt hỗ trợ bệnh tiểu đuờng đã được khoa học chứng minh và công nhận như một loại thảo dược quý mà khó có cây nào so sánh được. Cỏ ngọt giúp làm giảm lượng glucose đến mức cần thiết cho cơ thể, giúp làm giảm tối đa lượng đường huyết có trong máu.

Cây cỏ ngọt đã đựoc phơi khô

Cây cỏ ngọt đã đựoc phơi khô

Cách dùng cây cỏ ngọt

Cỏ mật được sử dụng hàng ngày như một loại trà nhưng tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể gia giảm liều lượng cỏ ngọt cho vừa miệng và dễ uống.

Cách dùng cỏ mật trị độc vị

Dùng 2,5 – 3g lá cỏ ngọt phơi khô sắc với 200ml nước, sắc lại còn 50ml nước uống hết trong một lần. Mỗi ngày nên uống 2 lần trong khoảng thời gian từ 1,5 – 2 tháng sẽ cho kết quả tốt.

Cách dùng cỏ mật kết hợp với dược liệu khác

Có thể phối hợp với các loại thuốc cần tạo ngọt như lá mật gấu, actiso, diệp hạ châu, nhân trần, hoa hòe… với liều lượng từ 5 – 10g nấu nước uống hàng ngày.

Xem thêm: 

7 điều chưa biết về cỏ mật – Dân trí

Hình ảnh cây cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt là cây thuộc họ cúc có hàm lượng chất ngọt tự nhiên cao và nhiều công dụng cho sức khỏe nên thường được dùng để điều chế các loại thuốc Đông y, Tây y và trà thảo dược.

Hình ảnh cây cỏ ngọt

Hình ảnh cây cỏ ngọt

Cận cảnh cây cỏ ngọt

Cận cảnh cây cỏ ngọt

Cây có ngọt có thể đựoc trồng tại nhà

Cây có ngọt có thể đựoc trồng tại nhà

Giá cây cỏ ngọt

Cây cỏ mật trên thị trường được bán theo hạt giống, loại cây khô. Mỗi loại có mức giá khác nhau.

Giá bán hạt giống cây cỏ ngọt:

– Gói 10 gam giá 600.000vnđ
– Gói 50 gam giá 2.500.000vnđ

Giá cây cỏ ngọt  khô: 160.000 đ/kg

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button