Giỏ hàng

Đậu tượng và tác dụng của hạt đậu nành với cách dùng chữa bệnh là gì?

Đậu tương là gì? Tác dụng của hạt đậu tương chữa bệnh gì: Ung thư, tiểu đường, tim mạch,… Cách dùng cây đậu tương tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của hạt đậu tương. Cách sử dụng hạt đậu tương chế biến món ăn, bảo quản. Giá hạt đậu tương bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây đậu tương.

Tác dụng của hạt đậu tương và cách dùng đậu tương chữa bệnh gì

Tác dụng của hạt đậu tương và cách dùng đậu tương chữa bệnh gì

Đậu tương là gì?

Đậu tương còn được gọi là đậu nành hay đỗ tương. Tên khoa học thường gọi là Glycine max, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường dùng là hạt đậu tương.

Đặc điểm của cây đậu tương

Đặc điểm của đậu tương cũng giống như các cây họ Đậu khác là có rễ chính và phụ. Rễ cây có thể ăn sâu xuống từ 30 – 50cm, thậm chí là 1m. Thân cây hình tròn, có nhiều lông nhỏ, khi còn non có màu xanh hoặc tím, lúc về già chuyển sang màu nâu nhạt.

Hoa đỗ tương nhỏ, tùy thuộc vào giống cây mà có màu tím hoặc trắng, mọc từng chùm ở nách lá, đầu ngọn và thân. Mỗi chùm hoa gồm 2 đến 20 quả; mỗi quả có 2 – 3 hạt hơi cong. Hạt đỗ tương có nhiều hình dạng khác nhau như tròn, bầu dục,…

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu tương

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu tương đã được các nhà khoa học chứng minh có lợi cho sức khỏe.

  • Đậu nành giàu protein giúp quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng. Đây cũng là thành phần không thể thiếu của mạch máu và tế bào.
  • Chất béo và đường bột trong 100g đỗ tương chiếm tới 50% các thành phần khác.
  • Loại hạt này chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin B2, vitamin K, đồng, canxi, kẽm, magie,… có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của xương.
  • Chất xơ trong đậu nành có lợi cho đường tiêu hóa.
  • Trong đỗ tương chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa giúp làm giảm cholesterol trong máu.
  • Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, đậu nành còn chứa đầy đủ các acid amin: Tryptophan, lysin, metionin, soleucin,…
Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu tương

Thành phần dinh dưỡng của hạt đậu tương

Tác dụng của hạt đậu tương

Tác dụng của hạt đậu tương chữa bệnh được nhiều người áp dụng đạt hiệu quả đáng kể. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của hạt đậu tương.

Tác dụng hạt đậu tương giúp phòng ngừa tim mạch

Chất béo không bão hòa trong đậu nành có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, ngăn chặn nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, đột quỵ và đau tim. Ngoài ra, hai loại axit béo: Axit linoleic và axit linolenic giúp cơ thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Tác dụng của đậu tương phòng ngừa ung thư

Nếu lượng homocysteine trong cơ thể dư thừa sẽ ngăn chặn máu và chất dinh dưỡng lên não, gây ra bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, chất này còn gây cản trở quá trình sản xuất hormone cảm giác như serotonin, dopamin,… khiến chất lượng giấc ngủ và sự ngon miệng bị giảm. Tuy nhiên, nếu sử dụng đậu nành thường xuyên, tình trạng này sẽ được khắc phục đáng kể.

Tác dụng của đậu tương phòng bệnh thận và tiểu đường

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thận sẽ được giảm nếu tiêu thụ đậu nành. Lượng chất đạm đậu nành bài tiết trong nước tiểu ít hơn so với protein tiêu thụ từ động vật, do đó nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thận được hạn chế đáng kể.

Tác dụng của đậu tương giúp tăng cường khả năng sinh sản

Nghiên cứu của trường Đại học Harvard cho thấy rằng phụ nữ hấp thu chất sắt từ thực vật như đỗ tương, rau,… có thể giúp tăng cường khả năng sinh sản. Nếu uống 1 cốc sữa đậu nành mỗi ngày sẽ đáp ứng được 121% nhu cầu folate cho cơ thể.

Tác dụng của đậu tương giúp cải thiện trí nhớ

Đậu nành chứa lượng lớn lecithin góp phần quan trọng trong quá trình hoạt động của não bộ. Sử dụng loại đậu này thường xuyên còn có thể ngăn ngừa được bệnh Alzheimer.

Tác dụng của đậu tương giúp giảm huyết áp

Những người bị cao huyết áp có nguyên nhân là do thừa muối natri và thiếu kali trong cơ thể. Đỗ tương lại là thực phẩm giàu kali nên có tác dụng làm giảm huyết áp. Chính vì vậy, sử dụng đỗ tương thường xuyên sẽ bổ sung lượng kali đầy đủ cho cơ thể.

Tác dụng của đậu tương giúp làm đẹp da

Isoflavone trong đậu nành là hợp chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các vết nám, bổ sung nội tiết tố, làm da săn chắc, mịn màng. Ngoài ra, chất này còn tăng tính đàn hồi lớp collagen, tăng tuổi thọ cho da và chống lão hóa hiệu quả.

Giá đậu tương là món ăn nhiều người ưa chuộng.

Giá đậu tương là món ăn nhiều người ưa chuộng.

Cách dùng đậu tương

Cách dùng đậu tương đa dạng nhưng phổ biến là làm nguyên liệu chế biến món ăn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Cách chế biến thảo dược thành bài thuốc chữa bệnh sau đây:

Cách dùng đậu tương chữa bệnh

Chữa cảm:

Nguyên liệu:

  • 100g đậu nành
  • Rau thơm
  • Hành hoa
  • Vài lát gừng
  • 1 củ cải
  • Gia vị: muối, mì chính, mắm,…

Cách thực hiện:

Cho đậu nành, củ cải vào nấu chung thành canh. Khi chín thì bỏ thêm gia vị, hành và gừng để tăng mùi thơm, ăn ngày 2 lần.

Phòng ngừa tháo đường, huyết áp cao:

Đậu nành rang chín với lửa nhỏ, sau đó ngâm với giấm khoảng 1 tuần thì được, sử dụng vào buổi sáng, mỗi lần dùng một thìa cà phê.

Chữa bệnh thiếu máu:

Đậu nành nấu chín với gan lợn, ăn khi còn nóng.

Chân bị loét:

Đậu nành nấu chín rồi bỏ vỏ, xay nhuyễn và đắp vào chỗ vết thương sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Cách chế biến đậu tương thành món ăn

Cách chế biến sữa đậu tương

Nguyên liệu:

  • 200g đậu nành
  • Nước (đun sôi để nguội)
  • 30g lạc
  • 20g vừng
  • 2 – 3 cái lá dứa

Cách tiến hành

Ngâm đậu nành:

  • Nhặt bỏ hạt sâu từ đậu nành khô.
  • Sau đó, cho vào nồi hoặc âu lớn và đổ nước đun sôi để nguội ngập gấp 2 – 3 lần lượng đậu.
  • Ngâm từ 8 – 10 tiếng, thấy hạt nào nổi lên mặt nước thì vớt bỏ. Sau khi ngâm, đổ bỏ nước, nhặt các hạt lép, bị sâu rồi rửa lại vài lần với nước sạch.
  • Vo sạch lại đậu đến khi nước trong thì vớt ra rổ để ráo. Đậu nành phải ngâm mềm thì mới xay được, tuy nhiên nhiên không nên ngâm quá kỹ vì nó sẽ bị chua.

Chuẩn bị máy xay:

  • Cho đậu nành, lạc và vừng vào máy xay. Đổ nước vào sao cho cách mặt đậu khoảng 0,5 – 1cm. Vừa xay vừa đổ từ từ nước vào cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn là được.
  • Đổ hỗn hợp bột vừa xay vào túi lọc, vắt lấy phần nước đậu. Cho phần sữa đậu vào nồi đun to lửa, khi sôi thì hạ nhỏ, thêm lá dứa để tạo mùi thơm, đun thêm khoảng 10 phút. Trong quá trình nấu, cứ 20 – 30 giây phải khuấy để sữa không bị cháy hoặc có váng đậu trên mặt.
  • Sau khi nấu xong thì để nguội, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.
Cách làm đậu phụ

Nguyên liệu:

  • Đậu nành khô: 250g
  • Nước: 1,2 lít
  • Giấm: 20ml
  • Nước cốt chanh: 20ml
  • Muối: 20g

Cách thực hiện:

  • Đậu nành đem vo sạch rồi ngâm qua đêm. Sau đó, rửa sạch vài lần và cho vào máy xay nhuyễn với lượng nước trên.
  • Cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng để vắt lấy nước. Đổ phần nước đậu vào nồi và đun sôi khoảng 20 – 25 phút. Cuối cùng, thêm chanh, giấm và muối vào, khuấy đều tay khoảng 5 – 7 phút là được, tắt bếp rồi để nguội hỗn hợp.
  • Múc các mảng đậu vào miếng vải mỏng và bọc lại. Dùng 1 vật nặng đè lên miếng đậu để ép nước ra ngoài và hình thành miếng.
  • Khi đậu nành nguội thì lấy ra khỏi khuôn, không nên bỏ ra quá sớm sẽ dễ bị nát.

Xem thêm: Cách dùng đậu nành

Hình ảnh đậu tương

Hình ảnh hạt đậu tương khô.

Hình ảnh hạt đậu tương khô.

Hoa đậu tương có màu tím hoặc trắng.

Hoa đậu tương có màu tím hoặc trắng.

Các loại đậu tương phổ biến trên thị trường.

Các loại đậu tương phổ biến trên thị trường.

Đậu tương có tác dụng gì đối với sức khỏe khi dùng các loại chế phẩm như tào phớ, sữa,...

Đậu tương có tác dụng gì đối với sức khỏe khi dùng các loại chế phẩm như tào phớ, sữa,…

Tác dụng phụ của đậu tương

Đậu tương nếu sử dụng với mức độ vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trái lại sẽ mang đến tác dụng phụ.

  • Trong sữa đậu nành có hàm lượng purin gây kích ứng niêm mạc, sưng, viêm và gây ra bệnh gút. Do đó, người bệnh không nên uống quá nhiều sữa đậu nành để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Đậu nành chứa nhiều protein, nếu dùng quá nhiều sẽ là gánh nặng cho thận. Nếu dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến suy thận. Ngoài ra, chất đạm trong đậu còn làm cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Những người mắc chứng bệnh khó tiêu nếu ăn nhiều đậu phụ có thể bị đầy bụng.

Giá đậu tương bao nhiêu tiền 1kg?

Giá bán đậu tương khô trên thị trường hiện nay không ổn định tùy thuộc vào chủng loại và thời điểm. Với loại đậu nành khô, giá dao động khoảng 28.000 – 30.000 đồng/1kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button