Giỏ hàng

Cây hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng

Cây hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Chủ trị thần kinh suy nhược, ngủ kém…

Tên khoa học: Fallopia multiflora.

Cây hà thủ ô đỏ, hay còn gọi là giao đằng, dạ hợp…Cây cho thân rễ (thường gọi là củ) là một dược liệu rất quý. Củ có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Chủ trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.

Cây hà thủ ô đỏ

Thành phần hoá học:

Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion, protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin), Tanin,  2-3-5-4 tetrahydroxytibene 2-O-b-D-glucoside.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hà thủ ô có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.

Theo đông y:

Dược liệu từ cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có công dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện, làm đen râu tóc.

Bộ phận dùng và chế biến: Phần thân rễ (củ) dưới mặt đất. Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết.Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Các bài thuốc từ cây hà thủ ô đỏ:

Hà thủ ô 30 g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.

Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô, lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.

Hà thủ ô 30 g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 g, đường đỏ 50 g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói.

Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.

Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2.500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.

Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.

Hà thủ ô dùng làm thuốc bổ huyết  Hà thủ ô chế với Đậu đen ( 9 lần đồ, 9 lần phơi) cho Hà thủ ô thành màu đen có tác dụng bổ huyết tốt.

Lưu ý khi sử dụng:

Hà thủ ô đỏ tươi có độc, nếu dùng tươi chỉ nên sử dụng một lượng rất ít. Tốt nhất là sơ chế trước khi dùng.

Khi dùng hà thủ đô đỏ không dùng hành củ, tỏi và củ cải trắng.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo:

Củ tươi: 180-290k/kg

Củ khô đã sơ chế: 420-350k/kg

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button