Giỏ hàng

Hoa hiên với tác dụng của hoa hiên và cách dùng chữa bệnh chuẩn nhất

Cây hoa hiên là gì? Tác dụng của cây hoa hiên chữa bệnh gì: kinh nguyệt không đều, mất ngủ, chảy máu cam… Cách dùng cây hoa hiên tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của hoa hiên. Cách sử dụng cây hoa hiên sắc nấu uống, bảo quản. Giá hoa hiên bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh nhận biết hoa hiên, phân biệt thật giả.

Cây hoa hiên là gì cùng hình ảnh và cách sử dụng cây hoa hiên

Cây hoa hiên là gì cùng hình ảnh và cách sử dụng cây hoa hiên

Hoa hiên còn được gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyên thảo, lê-lô, lộc thông, người tày gọi là phắc chăm. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về loại cây này và bài thuốc chữa bệnh được sử dụng hiệu quả.

Hoa hiên là gì?

Cây hoàng hoa là cây thân cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn. Loại cây này trước đây thường mọc hoang rất nhiều nhưng hiện nay thì được người dân các nơi trồng để thu hái chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm cây hoa hiên

Hoàng hoa là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Cây có đặc điểm sau:

  • Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm.
  • Lá hình sợi, dài 30 – 50cm, rộng 2,5cm hay hơn, xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng
  • Gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu, trên mặt có nhiều mạch.
  • Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6 – 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến.
  • Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen.

Hoa hiên mọc ở đâu?

Cây hoa được trồng làm cảnh ở một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu. Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Hoàng hoa còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu.

Hoa hiên mọc ở đâu và đặc điểm của cây hoa hiên

Hoa hiên mọc ở đâu và đặc điểm của cây hoa hiên

Tác dụng của cây hoa hiên

Ngoài hoa, lá thì rễ của hoa cũng được sử dụng khá phổ biến để làm thuốc. Rễ hoa hiên có vị ngọt, tính mát, lợi thủy nên được sử dụng để làm thuốc giảm đau, chữa sốt, viêm gan, vàng da, viêm tai giữa, đau răng…

Công dụng của cây hoa hiên theo y học hiện đại

Năm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý) và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) trường Đại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệm nhân dân. Nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật thì thấy:

  •  Dùng nước sắc hoa hiên tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.
  • Cũng như vitamin K, nước sắc hoa  có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
  • Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.
  • Tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.
  • Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trung ương.

Tác dụng của hoa hiên trong Đông y

Công dụng của cây hoàng hoa chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam. Tất cả các bộ phận của cây hoa hiên từ lá, thân, rễ cho đến hoa đều được dùng để bào chế thành các bài thuốc có công dụng khác nhau. Hoàng hoa thường dùng:

  • Làm thuốc lợi tiểu
  • Giảm đau, chữa sốt, thủy thũng
  • Thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn
  • Vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam
  • Sưng đau khớp xương, nôn ra máu.

Xem thêm: Tiêu đờm, an thai… với món ăn từ huyền thảo – Báo mới

Chúng ta có thể thấy những nhánh hoa hiên đều có màu cam rực rỡ

Chúng ta có thể thấy những nhánh hoa hiên đều có màu cam rực rỡ

Cách dùng cây hoa hiên chữa bệnh

  1. Chữa kinh nguyệt không đều: Hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. Sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.
  2. Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoàng hoa 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5 -10 ngày.
  3. Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoàng hoa 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
  4. Chữa mất ngủ: Hoàng hoa 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoàng hoa phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
  5. Tắc tia sữa: Hoàng hoa 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.
  6. Chữa chảy máu cam: Lá hoàng hoa15-20g, nấu với 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chú ý: Không dùng hoàng hoa để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

Hình ảnh cây hoa hiên

Một số nơi dùng lá và hoàng hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hoàng hoa hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô. Bạn có thể nhận biết cây hoàng hoa qua những hình ảnh sau:

Cây hoàng hoa cũng có thể làm cây cảnh trong vườn nhà bạn

Cây hoàng hoa cũng có thể làm cây cảnh trong vườn nhà bạn

Cây hoàng hoa cũng có thể làm cây cảnh trong vườn nhà bạn

Hoa, lá cây hoàng hoa

Hoa, lá cây hoàng hoa

Giá bán hoa hiên bao nhiêu tiền 1kg?

Cây hoàng hoa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Đông y… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. Hiện nay trên thị trường hoàng hoa đang được bán với giá từ 300.000 – 450.000/kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button