Cây hy thiêm có tác dụng gì?-Chú ý gì khi sử dụng hy thiêm

Cây hy thiêm thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối…

Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis.

Cây hy thiêm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương. Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa…

Cây hy thiêm

Thành phần hóa học:

Hy thiêm chứa daturosid (thủy phân cho glucose và darutigenol), orientin, orientalid và 3,7-dimetylquercetin. Chứa alkaloid, saponin, melampolid, oriantalid và darutigenol (diterpen).

Theo đông y:

Theo tài liệu cổ, Hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Toàn cây thường được dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Ngày dùng 8-16 g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán.

Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.

Dược liệu từ cây hy thiêm

Một số bài thuốc từ cây hy thiêm:

– Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió: Lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội. Uống sau bữa ăn, 15 ngày một liệu trình.

– Chữa mụn nhọt do nóng (chưa vỡ mủ): Hy thiêm, ngũ trảo long, tiểu kế, đại toán mỗi thứ 4g. Giã nát, thêm chén rượu con (30ml) vào, vắt lấy nước uống. Ngoài ra, lấy hy thiêm tươi 1 nắm nhỏ, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ bị thương, ngày 2 lần, 2 giờ thay băng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.

– Hỗ trợ điều trị phong thấp hay lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, ngưu tất 20g, thổ phục linh 20g, lá lốt 10g, sao vàng, tán bột ngày 3 lần, mỗi lần 10g. 15 ngày một liệu trình.

– Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, ngưu tất 6g, thảo quyết minh 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, chi tử 4g, long đởm thảo 4g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

– Nếu mất ngủ, có thể dùng bài sau: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.

– Viên Hy thiêm chữa bán thân bất toại:

Lá và cành non Hy thiêm hái trước khi ra hoa sao vàng tán bột. Thêm mật vào viên thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 3-6 viên này, nếu uống được rượu thì nên dùng rượu để chiêu thuốc. Uống vào sau bữa ăn, chữa bán thân bất toại, miệng mắt méo do cảm gió, mất tiếng.

Lá, hoa và quả cây hy thiêm

Lưu ý:

Trong Bản thảo cương mục có ghi dùng cây này phải nấu hay phơi chín lần mới tốt, dùng tươi có thể gây nôn mửa.

Người ta hường nhầm lẫn Hy thiêm với cây Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) mà nhân dân thường dùng để gội đầu với bồ kết hay chữa bệnh rong kinh.

Người âm huyết không đủ không nên dùng độc vị hy thiêm.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: 80-120k/kg.

Nội dung tương tự

Zinacef® Gestopan® Dectancyl® Gyno-Travogen® Đau đầu mạn tính Nấm lim xanh Quảng Ninh đại lý nấm lim xanh bán ở đâu Quảng Ninh

Bình chọn bài viết
Nhận ngay tư vấn sức khoẻ miễn phí, thông tin về nấm lim xanh từ Dược sĩ của Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam.
Tổng đài tư vấn 0904.522.869 0904.534.869
Hoặc nhấn vào dưới đây để đăng ký tư vấn
Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam là tổng đại lý phân phối chính hãng của Công ty Nông lâm sản Tiên Phước
[ X ]

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tư vấn trực tiếp 24/7:
    0904 522 869 - 0904 534 869

    Nấm lim xanh Việt Nam trong nghiên cứu điều trị ung thư