Giỏ hàng

Sống đời và tác dụng của cây sống đời với cách dùng hiệu quả là gì?

Cây sống đời là gì? Tác dụng của cây sống đời chữa bệnh gì: sỏi thận, trĩ, viêm loét,… Cách dùng cây sống đời tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây sống đời. Cách sử dụng cây sống đời chế biến nấu uống, bảo quản. Giá cây sống đời bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh cây sống đời.

Đặc điểm của cây sống đời và thành phần dược chất của cây sống đời

Đặc điểm của cây sống đời và thành phần dược chất của cây sống đời

Cây sống đời là gì?

Cây sống đời còn được gọi với tên khác là đả bất tử, cây bỏng, trường sinh, diệp sinh căn,… Tên khoa học của loại cây này là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Sở dĩ người ta gọi đây là cây sống đời bởi nó hầu như không bao giờ chết. Trong khi các loại cây khác, lá rụng xuống sẽ bị mục nát và hòa chung với đất thành phân thì đả bất tử lại có thể hồi sinh bằng cách ra rễ và mọc lên các cây con.

Đặc điểm của cây sống đời

Cây sống đời là loại cây mọc hoang nhưng cũng được trồng nhiều để làm thuốc chữa bệnh hoặc cây cảnh trang trí trong nhà. Thân cây cao khoảng 20 – 50cm, tròn và nhẵn. Lá mọc đối xứng với nhau, chứa nước, phiến dày và có răng cưa ở mép.

Hoa của cây sống đời có nhiều màu sắc khác nhau và thường mọc thõng xuống thành chùm ở các kẽ lá gần ngọn. Thời gian hoa nở rộ là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Loại cây này dễ sống nên có thể mọc khắp nơi trên thế giới.

Đả bất tử có tính mát, vị nhạt, hơi chua, chát và không chứa độc tố. Loại cây này không thích hợp với thời tiết rét đậm hay khô hạn. Nhiệt độ phù hợp cho chúng sinh trưởng và phát triển là khoảng từ 20 – 32 độ C. Tuy nhiên, trong điều kiện khắc nghiệt hơn, cây sống đời vẫn có thể chịu được.

Đặc điểm của cây sống đời là gì

Đặc điểm của cây sống đời là gì

Thành phần dược chất của cây sống đời

Trong lá cây đả bất tử, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hoạt chất bryophylin có tác dụng kháng khuẩn, độc tính mạnh đối với các tế bào ung thư và có thể hỗ trợ điều trị một số căn bệnh về đường ruột.

Ngoài ra, cây sống đời còn chứa các hoạt chất như steroid, phenol, flavonoid và triterpen. Trong đó bao gồm các acid hữu cơ, hợp chất phenolic và glycozit flavonoic như oxalic, lactic, succinic, glycozit A, glycozit B, cafein, acid p.coumaric,…

Tác dụng của cây sống đời

Cây đả bất tử được dùng như vị thuốc chữa bệnh an toàn mà không gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại cây này.

Cây sống đời có tác dụng kháng viêm, điều trị bệnh ngoài da

Theo Đông y, cây bỏng có tác dụng chống viêm, giải độc, giảm đau hiệu quả. Nhờ có khả năng kháng viêm, những vết thương do dùng tay nặn mụn sẽ không làm da bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, giống như tên gọi, công dụng quan trọng của nó là trị bỏng.

Tác dụng của cây sống đời trong chữa lành sẹo

Các vết thương hoặc mụn nhọt sau khi điều trị có thể để lại sẹo. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng bởi trong cây đả bất tử chứa các thành phần có tác dụng làm liền sẹo một cách nhanh chóng.

Tác dụng của cây sống đời trong hỗ trợ tuyến sữa

Với phụ nữ sau sinh, việc mất sữa thường hay xảy ra. Do đó, để có nhiều sữa cho con bú, người mẹ có thể dùng lá cây nấu canh hoặc ăn sống. Phương pháp này giúp mẹ bầu sau khi sinh con hạn chế được tình trạng mất sữa rất tốt.

Tác dụng của cây sống đời trong chữa bệnh sỏi thận, đường ruột

Cây đả bất tử còn được biết đến với công dụng chữa bệnh sỏi thận, giảm ho, sốt, huyết áp cao và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Những vết thương hở và bên trong cơ thể như viêm ruột, viêm loét dạ dày, trĩ ngoại, trĩ nội,… cũng được điều trị nhanh chóng khi dùng cây đả bất tử vì chúng có chất kháng khuẩn.

Tác dụng chữa bệnh của cây sống đời.

Tác dụng chữa bệnh của cây sống đời.

Cách dùng cây sống đời

Cây đả bất tử không chỉ được nhiều người ưa chuộng để làm cây cảnh mà nó còn được dùng như thảo dược chữa bệnh tuyệt vời.

Cách dùng cây sống đời giải rượu

Đối với những người say rượu, bài thuốc đơn giản để giải rượu một cách nhanh chóng là lấy khoảng 3 – 4 lá cây bỏng rửa sạch rồi nhai và nuốt trực tiếp. Sau một thời gian ngắn, nước cây bỏng sẽ giải được độc tố trong rượu ra khỏi cơ thể và giúp người say tỉnh táo trở lại.

Cách dùng cây sống đời trị bỏng nhẹ

Khi bị bỏng nhẹ bạn có thể sử dụng lá cây bỏng để điều trị vết thương. Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài lá bỏng rồi rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước và giã nát. Sau đó, lấy nước cốt xoa lên vết bỏng hoặc đắp cả bã cây để giảm đau rát nhanh chóng.

Cách dùng cây sống đời chữa viêm họng

Với cách chữa viêm họng bằng cây bỏng, bạn cần dùng khoảng 10 lá mỗi ngày.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch lá bỏng với nước muối loãng.
  • Nhai kỹ và nuốt 4 lá buổi sáng và buổi chiều, còn lại là buổi tối.
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục từ 3 – 4 ngày, tình trạng viêm họng sẽ được khắc phục.

Cách dùng cây sống đời chữa bệnh viêm xoang mũi

Dùng 2 lá đả bất tử rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó, bạn hãy giã nát để lấy nước cốt, sử dụng bông để thấm vào lỗ mũi. Mỗi ngày nên thực hiện từ 4 – 5 lần. Trong trường hợp bị viêm xoang mũi cả hai bên thì sáng điều trị một bên, chiều chữa bên còn lại.

Cách sử dụng cây sống đời chữa nhức đầu, đau lưng và xương khớp

Cách thực hiện:

Đem 2 lá bỏng rửa sạch, đun trên bếp vài giây để cho nóng và mềm. Tiếp đó, đắp lá bỏng còn nóng lên chỗ trán hoặc vùng bị đau.

Cách sử dụng cây sống đời chữa bệnh trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, bạn cần kiên trì thực hiện bài thuốc sau:

Trước tiên, bạn cần rửa hậu môn bằng nước muối loãng. Sau đó lá bỏng đem rửa sạch rồi giã nát và đắp bã vào hậu môn. Tiếp đến, sử dụng gạc băng lại. Mỗi ngày cần dùng với liều lượng là sáng, chiều 4 lá và tối 2 lá. Bạn cần duy trì liệu trình liên tục khoảng 30 – 40 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách dùng cây sống đời chữa bệnh đại tiện ra máu

Nguyên liệu:

  • 30g lá bỏng
  • 10g cỏ nhọ nồi
  • 10g ngải cứu (sao cháy)
  • 10g lá trắc bá (sao cháy)

Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Cách dùng cây sống đời chữa mụn nhọt

Khi mụn chưa có mủ, bạn có thể dùng lá cây đả bất tử để hỗ trợ điều trị. Sử dụng 30g lá đả bất tử, 20g lá táo, 15g lá đại rửa sạch rồi giã nát và đắp vào chỗ mụn ngày từ 1 – 2 lần.

Xem thêm: Một số bài thuốc từ cây đả bất tử

Hình ảnh cây sống đời

Cách dùng cây sống đời trong chữa bệnh.

Cách dùng cây sống đời trong chữa bệnh.

Hoa sống đời mọc thành chùm, rủ xuống trên thân ngọn.

Hoa sống đời mọc thành chùm, rủ xuống trên thân ngọn.

Hoa sống đời đa dạng màu sắc dùng làm cảnh trong nhà.

Hoa sống đời đa dạng màu sắc dùng làm cảnh trong nhà.

Nguồn gốc của cây sống đời

Cây đả bất tử phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và châu Phi. Đây là loại cây bản địa của Madagascar.

Việt Nam và một số nước Đông Nam Á cũng phát triển các cây thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae) này. Ở nước ta, cây đả bất tử phát triển mạnh ở vùng núi và ven biển như ở các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng.

Nguồn gốc cây sống đời từ châu Phi nhưng phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

Nguồn gốc cây sống đời từ châu Phi nhưng phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới.

Xem thêm: Video về công dụng của cây đả bất tử

Giá bán cây sống đời

Hiện nay, cây đả bất tử được người tiêu dùng mua để trang trí văn phòng, nội thất. Đây là loại cây dễ sống nên cũng được nhiều hộ gia đình trồng để làm thuốc. Với đả bất tử cảnh, giá dao động khoảng 60.000 – 140.000 đồng/1 chậu tùy từng loại.

Cách trồng cây sống đời

Thông thường, người ta hay trồng cây đả bất tử theo các cách như gieo hạt, giâm cành, giâm lá hoặc tách cây con.

Đối với phương pháp giâm, bạn chỉ cần bẻ một lá già và cắm hoặc vứt xuống đất là nó cũng có thể sống được. Điểm đặc biệt của loại này là có khả năng tạo ra các cây con từ mép lá rất tốt. Ngoài ra, tách cây con để trồng cũng được nhiều người áp dụng.

Với cách gieo hạt, giống có thể mua tại các cửa hàng bán cây cảnh. Tuy nhiên, cách này tốn nhiều thời gian nên không được dùng phổ biến.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button