Giỏ hàng

CÔNG DỤNG CỦA CAM THẢO TRONG NHỮNG THANH THUỐC BẮC

Cam thảo là một vị thuốc ít khi thiếu trong những thang thuốc bắc của bà, của ông, của mẹ, của cha. Nhưng ít ai hiểu được công dụng thực sự của nó trong những thang thuốc bổ ấy là gì??? Tại sao cam thảo lại hay xuất hiện trong những sắc thuốc bắc???

Cùng đi tìm hiểu vấn đề này thông qua một vài công dụng của Cam thảo trong việc bồi bổ sức khỏe con người nhé!

Cam thảo là một cây thuốc quý, thuộc họ cây sống lâu năm, có thể cao tối đa từ 1-1.5 m. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, thường được sử dụng như một vị thuốc trong đông y giải nhiệt cơ thể hiệu quả. Có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, hoá đàm.

Trong đông y, các lương y không chỉ sử dụng cam thảo với tác dụng ích khí mà còn làm giảm bớt tính độc trong 1 vài vị thuốc hoặc điều hòa quá trình hấp thu.

  1. Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và các bệnh về hô hấp.

Cam thảo cũng được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh cảm lạnh, viêm họng, hạ sốt, nhức đầu. Có tác dụng tiêu đờm và làm loãng dịch ngày trong đường hô hấp, tống khứ chúng ra ngoài, trả lại đường hô hấp sạch sẽ

  1. Cam thảo – vị thuốc tốt cho người bị bệnh dạ dày.

Chất flavonoid được tìm thấy trong cam thảo có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hellicobacter pylori – một loại vi khuẩn gây loét dạ dày ở đa số các bệnh nhân, đồng thời ức chế tiết axit dịch vị và histamin giúp giảm viêm loét nhanh chóng.

  1. Cam thảo – thảo dược làm mềm và dịu da.

Là một loại thảo dược làm mềm và mịn da, vì vậy, cam thảo được sử dụng để điều trị một vài loại bệnh về da, kháng viêm cho da trong các trường hợp bị chàm hoặc viêm da dị ứng, da thông thường, bệnh vảy nến, ngứa và khô da.

  1. Giải độc cơ thể.

Từ những đời trước, người xưa thường nấu nước cam thảo với một vài thảo dược khác để uống giải khát cũng có công dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, mát gan.

Cam thảo có vị ngòn ngọt. ngọt hơn 50 lần so với mía nên còn được sử dụng trong công nghệ làm bánh kẹo.

  1. Đối với nữ giới, Cam thảo điều hòa cơ thể, giảm các triệu chứng thời kì mãn kinh.

Trong cam thảo có chứa chất flavonoid và estrogen hoặc kích thích tố nữ. Các kích thích tố nữ giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh, cũng có tác dụng làm giảm đau bụng trước kì kinh nguyệt.

Ngoài những công dụng đối với sức khỏe con người, cam thảo cũng có những tác dụng phụ: Đáng quan tâm nhất là các triệu chứng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp.

Những đối tượng nào không nên sử dụng cam thảo???

+ Phụ nữ đang mang thai: Cam thảo và nhân trần có thể gây ít sữa hoặc mất sữa. Nhân trần có tác dụng lợi tiểu, đi tiểu thường xuyên sẽ lấy đi những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi thai, khiến thao dễ bị suy nhược, đẻ non hoặc dị tật.

+ Nam giới nếu sử dụng cam thảo trên 8g/ngày gây cảm giác bất lực, giảm huyết áp và tăng viêm loét dạ dày.

+ Những người bị viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, táo bón lâu ngày, viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng không nên sử dụng cảm thảo.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button