Đỗ trọng

Đỗ Trọng

 (Eucommia ulmoides Oliv)
Tên gọi khác: Tư trọng, ty liên bì, mộc miên

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.Thuộc họ Đỗ Trọng (Eucommiaceae)

Mô tả cây thuốc: 

Đỗ trọng là thân cây gỗ sống lâu năm. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6-8cm, rộng 3-7,5cm, màu lục bóng, mép khía răng. Lá cũng có gôm tựa gutta percha như ở vỏ. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5-10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Hoa tháng 3-5; quả tháng 7-9.

Phân bố: Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển mạnh. Trung Quốc có trồng nhiều loại cây này.

Thu hái, sơ chế:

Sau khi cây trồng được 10 năm thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước. Thu hoạch vào mùa hạ.Cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng, dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau một tuần, nếu thấy vỏ có màu tím thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Đỗ trọng là vỏ thân cây, là vỏ dày,ít sù sì, từng tấm phẳng hoặc hai bên mép hơi cong vào, to nhỏ không đều, dày 0,2 – 0,5 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu hạt dẻ, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích của cành con. Loại vỏ mỏng (bóc ở cây ít năm) không cạo bỏ bớt vỏ thô bên ngoài có thể thấy rõ bì khổng. Mặt trong vỏ màu tím sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng bạc, có tính đàn hồi như cao su. Vị hơi đắng.

Tính vị: Vị ngọt, hơi cay, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh can, thận

Thành phần hóa học:

Vỏ cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Tác dụng của Đỗ trọng:

Hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.

Chủ trị:

– Trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư.

– Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.

Liều dùng: 10 – 15g dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.

Kiêng kỵ:

– Kỵ Huyền sâm, Xà thoái

– Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Phân biệt:

Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cüng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh.

Nội dung tương tự

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không? Thực phẩm cực tốt dành cho người bị bệnh gout Phòng tránh viêm dạ dày do vi khuẩn Hp Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản Triệu chứng bệnh gout ở người thường xuyên sử dụng rượu bia Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả. Địa chỉ bán nấm lim xanh uy tín

5/5
Nhận ngay tư vấn sức khoẻ miễn phí, thông tin về nấm lim xanh từ Dược sĩ của Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam.
Tổng đài tư vấn 0904.522.869 0904.534.869
Hoặc nhấn vào dưới đây để đăng ký tư vấn
Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam là tổng đại lý phân phối chính hãng của Công ty Nông lâm sản Tiên Phước
[ X ]

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tư vấn trực tiếp 24/7:
    0904 522 869 - 0904 534 869

    Nấm lim xanh Việt Nam trong nghiên cứu điều trị ung thư