Giỏ hàng

Cây kim ngân có tác dụng gì?-Chú ý gì khi sử dụng hoa kim ngân

Cây kim ngân cho hoa thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt.

Tên khoa học: Lonicera japonica.

Cây kim ngân cho hoa là một dược liệu quý, được nhân dân coi là thần dược chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay…

Ngày nay, khi chiết xuất các thành phần có trong hoa của cây kim ngân, người ta tìm thấy trong đó một số các chất có lợi trong việc phòng cũng như điều trị bệnh như flavonoid, saponin và các yếu tố khác có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống khối u, làm mau liền sẹo. Đồng thời, các chất hiện diện trong cây có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các căn bệnh mạn tính.

Qua một số nghiên cứu về khả năng sử dụng kim ngân hoa như một loại kháng sinh thực vật, người ta đã thấy được công dụng hiệu quả của nó đối với việc đề kháng một số vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết và có tác dụng yếu hơn đối với các loại vi khuẩn khác như: E.coli, phế cầu, tụ cầu vàng, bạch hầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

Kim ngân hoa có khả năng kháng viêm, giảm xuất tiết, hạ sốt, làm thanh mát cơ thể. Người xưa thường sử dụng kim ngân pha nước uống để giải nhiệt cơ thể, làm dịu mát trong những ngày thời tiết oi bức, hay cho trẻ em sử dụng để điều trị rôm sảy, mẩn ngứa.

Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết qủa một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác.

Hoa của cây kim ngân

Thành phần hóa học:

Cây kim ngân chứa tanin và một saponin.

Hoa chứa một flavonoit là scolymosid lonicerin), luteolin, i-inositol và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin).

Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryploxanthin.

Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.

Theo đông y:

Theo Đông y, kim ngân hoa tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc. Có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu.

Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp.

Ngày dùng 6-15g hoa dạng thuốc sắc hoặc hãm uống. Nếu dùng dây thì lấy lượng nhiều hơn 9-13g.

Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Bộ phận làm thuốc: Hoa sắp nở (Kim ngân hoa), cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng).

Dược liệu từ hoa của cây kim ngân

Một số bài thuốc từ cây kim ngân:

Trị mụn nhọt:

Kim ngân hoa thảo tửu: kim ngân hoa 50g; cam thảo 10g, nấu với 2 chén nước còn 1/2 chén, hòa với 1/2 chén rượu, hâm nóng, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung.

Nhẫn đông đằng tiên tửu (Cảnh nhạc toàn thư): nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 50g, sinh cam thảo 10g, cho vào nồi đất nấu với 2 chén nước lấy 1 chén, cho vào 1 bát nước đun sôi vài lần, lọc bỏ bã, chia 3 phần uống trong ngày. Bên ngoài các chỗ đau, lấy 1 nắm lá kim ngân hoa giã nhuyễn, nhào với 1 lít rượu, nấu thành cao, đắp. Chữa ung nhọt mới phát, các khớp xương sưng, nóng, đỏ đau.

Bổ kim tửu: kim ngân hoa 15g; bồ công anh 15g; sắc thuốc với 2 chén rượu còn 1 chén, chia 2 phần uống làm 2 lần (sáng và tối), sau bữa ăn; bã đắp lên vú đau. Chữa viêm tuyến vú.

Tứ diệu dũng an thang: kim ngân hoa 90g, huyền sâm 90g; đương quy 60g để giải độc, hoạt huyết chỉ thống. Chữa các chứng nhiệt độc kết tụ… Hiện nay dùng chữa viêm tắc động tĩnh mạch.

Ngũ thần thang: kim ngân hoa 30g, tử hoa địa đinh 12g, phục linh 12g, ngưu tất 10g, xa tiền tử 10g, sắc uống. Tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chữa cốt ung chi dưới. Ngày nay dùng chữa cốt tủy viêm, viêm đường tiết niệu và các bệnh thấp nhiệt khác.

Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm kim ngân hoa 16g, trần bì 8g, đương quy 12g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng.

Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang)   gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 8g, kinh giới 12g, trúc diệp 8g, bạc hà 6g, chi tử 6g, quả ké 8g, bồ công anh 12g, hạ khô thảo 8g, thổ phục linh 12g.

Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: kim ngân hoa 16g, quy vĩ 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 8g, thương truật 12g, quả ké 12g, hoàng bá 8g, đại hoàng 6g, hạ khô thảo 12g, thổ phục linh 12g, sài đất 8g, bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt).

Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.

Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.

Lưu ý:

Không dùng kim ngân hoa cho trường hợp không phải thực nhiệt và không do nội nhiệt (huyết nhiệt), người bị hư hàn (tiêu chảy) và ra nhiều mồ hôi.

Không nên dùng làm nước uống thông thường hàng ngày. Nước sắc kim ngân có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác.

Dùng hoa tốt hơn cành lá (nếu dùng cành lá phải tăng liều gấp 2-3 lần và phải ghi rõ tên đó vào trong công thức) vì giá trị khoa học và kinh tế khác nhau.

Một số người uống kim ngân đi ỉa lòng, chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: 100-600k/kg.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button