Giỏ hàng

Mộc thông

Mộc Thông

(Caulis Clematidis Armandi)

Tên khác: 
Thông thảo, Phụ chi (Bản kinh), Đinh ông (Ngô Phổ bản thảo), Đinh phụ (Quảng nhã), Biển đằng (Bản thảo kinh tập chú), Vương ông, Vạn niên (Dược tính luận), Yến phúc, Mã phúc (Tân tu bản thảo), Hoạt huyết đằng (Nam dược – Trung thảo dược học).
Tên khoa học: Akebia trifoliata (Thunb) Koidz.
Mô tả cây thuốc: 

Mộc thông là một loại cây dây leo vào cây to, dài độ 6-7m, cành non có lông. Lá to, hình tim , mép nguyên, cuống lá dài. Hoa mọc ở kẽ lá, màu lục nhạt, trong có các đốm màu tím. Quả màu xám ở trên đỉnh.

Thành phần hóa học: glycosid, tinh dầu và các muối ka li.

Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Lấy dược liệu, cạo bỏ vỏ thô ngoài, phơi khô hoặc thái phiến mỏng lúc tươi, phơi khô.

Bộ phận dùng: 

Thân leo. Thân vàng nhạt, trong vàng nhiều, xốp có tia. Thân xấu thì đen, mọt. Còn dùng dây cây Mộc thông nam còn gọi là Tiểu mộc thông (Clematis Sp), họ Mao lương để thông lợi tiểu.

Bào chế:

+ Đem Mộc thông ngâm nước cho nước thấm vào lỗ thông, mang thái lát, âm Can không nên phơi nắng vì phơi nắng sẽ biến ra sắc trắng tro (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

+ Mua về đã cạo vỏ, không phải rửa, thái lát mỏng phơi khô. Làm hoàn tán thì sấy khô tán bột (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Mộc thông hình trụ tròn dài, hơi cong, dài 50 – 100 cm, đường kính 2 – 3,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nứt dọc và góc nông. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành, vỏ còn sót lại dễ bóc, rách. Chất cứng, không dễ bẻ gẫy. Phiến thái dày 2 – 4 mm, mép không đều, vỏ còn sót lại màu nâu hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng hơi vàng và có khe nứt, có nhiều lỗ mạch rải rác. Tuỷ tương đối nhỏ, màu hơi trắng hoặc nâu hơi vàng, đôi khi có khoang rỗng. Không mùi, vị nhạt.

Tính vị: Vị đắng, tính mát.

Quy kinh: Vào kinh tâm, tiểu trường, bàng quang.

Tác dụng của Mộc thông: Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa.

Công dụng:

Làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện  ra huyết, phù thũng, đái dắt, đái ít nước tiểu, đái són đau, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc (vô kinh), ít sữa.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-6g dưới dạng thuốc sắc; dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị miệng lưỡi mọc mụn, tiểu gắt, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, tiểu gắt, buốt ở đường tiểu do nhiệt gây ra [nhiệt lâm]: Sinh địa, Mộc thông, Sinh thảo tiêm, Đạm trúc diệp. Sắc uống (Đạo Xích Tán – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

+ Trị sinh xong nhau thai không ra, vùng rốn bụng đầy trướng: Ngưu tất, Đương quy, Cù mạch, Mộc thông, Hoạt thạch, Đông quỳ tử, sắc uống (Ngưu Tất Thang – Thiên kim phương).

+ Trị sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, gân cơ suy yếu, vùng hạ bộ luôn bị ướt, nóng ngứa, bộ phận sinh dục sưng, bạch trọc, tiểu ra máu: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử, Đương quy, Sài hồ, Sinh địa, Cam thảo, sắc uống (Long Đởm Tả Can Thang – Hòa tễ cục phương).

Kiêng kỵ:

– Phụ nữ có thai không dùng.

– Không có thấp nhiệt không dùng.

– Người có âm hư, khô da, thiếu tân dịch không dùng.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button