Nấm rơm là một trong số 100 loài nấm có công dụng trong nấu ăn và chữa bệnh. Cách sử dụng, tác hại cũng như cách trồng nấm rơm như thế nào?
Nấm rơm là gì? Có mấy loại nấm rơm?
Nấm rơm là gì?
Nấm rơm còn gọi là nấm rạ, nấm mũ rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea. Tác dụng của nấm rơm đối với sức khỏe thế nào, có tác dụng phụ gì không? Cách dùng nấm rơm nấu chế biến món ăn ngon từ nấm rơm và bảo quản nấm rơm. Giá nấm rơm bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh nấm rơm và kỹ thuật trồng meo nấm rơm giá trị cao. Đây là loại nấm rất phổ biến ở khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, nấm rơm xuất hiện ở khắp Bắc chí Nam.
Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Ở những nơi có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm. Sau mỗi cơn mưa, nấm bắt đầu mọc lên từ những lớp rơm, rạ ẩm ướt.
Nấm rơm ban đầu nằm trong bao chung có hình trứng khi còn non. Khi phát triển hơn, mũ nấm phá vỡ bao chung và vươn ra ngoài. Lúc này, chúng có dạng núm hoặc bán cầu dẹp màu nâu, đen hoặc xám. Thịt nấm có màu xám trắng, cuống nhẵn, thân ngắn mẫm, gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.
Nấm rơm có bao nhiêu loại?
Nấm rơm có 2 loại: Nấm rơm mọc tự nhiên và nấm rơm nuôi trồng. Vì nấm mũ rơm mọc tự nhiên rất ít nên số lượng không đủ để phục vụ nhu cầu thị trường. Do đó, người dân thường tự trồng nấm theo quy trình để tăng sản lượng nấm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Nấm rơm được sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu là nấm rơm nuôi trồng. Người ta có thể dùng nấm tươi hoặc sấy khô.
Nấm rơm có công dụng gì trong đời sống?
Nấm rơm vốn là loại nấm lành tính, không độc, lại bổ dưỡng. Nấm rơm chứa các loại vitamin như A, B1, B2, PP, D, E, C. Nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng trị bệnh ung thư, thiếu máu, béo phì, tiểu đường…
Nấm rơm có công dụng trong chữa bệnh
Công dụng của nấm với người bệnh ung thư
Nấm rơm có chứa một loại hoạt chất là protid (yếu tố cấu thành nên sự sống của các tế bào) dị chủng. Chính vì thế, bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc ung thư nếu ăn nấm thường xuyên và đúng cách.
Nấm rơm giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, kích thích cơ thể sản sinh Interferon (nhóm các protein tự nhiên, có khả năng chống lại virut, ký sinh trùng và tế bào ung thư).
Công dụng của nấm với người bệnh liệt dương, yếu sinh lý
Nấm rơm có nhiều thành phần dưỡng chất quý có chức năng bổ gan thận, ích khí huyết, trị tỳ vị suy yếu, chữa di tinh, hoạt tinh và yếu sinh lý ở nam giới.
Công dụng của nấm với người bệnh thiếu máu
Nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu.
Công dụng của nấm với người béo phì
Nấm rơm có chứa nhiều protein, chất xơ và nhiều vi lượng khác như canxi, sắt, phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP… Với hàm lượng đó nấm rạ giúp mang lại cảm giác no lâu, không đói.
Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/nam-rom-ngua-ung-thu-chua-benh-liet-duong-3179853.html
Nấm rơm có công dụng trong chế biến món ăn
Ngoài công dụng chữa bệnh, nấm mũ rơm còn có công dụng trong chế biến thực phẩm. Nấm rơm tốt cho những người ốm, đang trị bệnh. Nấm mũ rơm chứa đủ các loại axit amin tốt cho cơ thể hơn cả trong thịt bò và đậu tương.
Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, người ta có thể nấu nấm rạ với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, dùng trong các món lẩu, kho, hầm…
Nấm rơm được sử dụng trong chế biến món ăn
Món canh nấm rơm
– Nguyên liệu: 2 bìa đậu phụ, 300g-500g nấm tùy người ăn, giá đỗ, hành hẹ và các gia vị cần thiết.
– Thực hiện: Rửa sạch nấm và để ráo nước. Chần đậu phụ qua nước sôi rồi cắt thành miếng vừa ăn. Giá đỗ cắt chân, rửa sạch. Phi nấm rơm với hành và chút muối. Cho nước dùng vào và thả đậu phụ cùng, nêm gia vị vừa ăn, đun thật sôi rồi tắt bếp, bỏ lá hẹ vô và thưởng thức.
– Hiệu quả của món ăn: tốt cho dạ dày, tì vị suy yếu, chống ung thư.
Món nấm rơm xào tôm, rau dền
– Nguyên liệu: 200g nấm vừa đủ ăn, 300g-400g tôm bóc vỏ, 400g rau dền. Hành và các gia vị cần thiết (mắm, muối, mì chính, tương…)
– Thực hiện: Sơ chế và rửa sạch nấm, rau dền. Phi thơm hành tỏi rồi cho rau dền vào xào chín tới, nêm gia vị rồi múc ra đĩa. Bắc một chảo khác lên xào chín tôm bóc vỏ, nêm gia vị đủ ăn rồi bỏ nấm rơm vào đảo cho chín tới. Đổ lên đĩa rau dền, trộn đều và thưởng thức.
– Hiệu quả món ăn: chữa di tinh, hoạt tinh và tốt cho người yếu sinh lý.
Món nấm rơm xào thịt bò
– Nguyên liệu: Nấm rơm, thịt bò đủ ăn (tùy số lượng người ăn), hành, tỏi và các gia vị cần thiết.
– Thực hiện: Ướp thịt bò với gừng, tỏi, mắm, muối. Sau đó, phi thơm hành, tỏi bỏ thịt bò vào xào chín tới. Cuối cùng, bỏ nấm rơm vào xào chung, chín vừa đủ là được.
– Hiệu quả món ăn: Bổ máu, tốt cho người thiếu máu.
Những lưu ý khi sử dụng nấm rơm trong chế biến thực phẩm
Nấm rơm không được rửa quá kĩ
Việc rửa nấm quá kĩ sẽ làm mất đi các dưỡng chất vốn có của nấm. Ngoài ra, nấm có khả năng hút nước cao, vì vậy khi rửa quá kĩ sẽ khiến nấm bị nhạt.
Nấm rơm không được nấu dưới nhiệt độ thấp
Nấm rơm khi được nấu ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra nhiều nước, làm mất mùi vị, màu sắc cũng như thẩm mỹ của món ăn.
Nấm rơm không nên nấu trong nồi nhôm
Nấm sẽ bị ngả sang màu thâm đen. Hương vị của nấm không còn nguyên vẹn và dễ gây bệnh về đường tiêu hóa.
Nấm rơm không nên dùng chung với nhiều dầu ăn
Nấm mũ rơm hấp thụ dầu ăn rất dễ. Việc này sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm trong cơ thể người. Nấm hút nhiều dầu ăn gây đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày.
Nấm rơm không nên dùng chung với đồ lạnh
Bạn sẽ bị đau bụng nếu sử dụng một cốc trà đá, cà phê hay ăn một que kem ngay sau khi ăn các món nấm.
Nấm rơm khô nên giữ lại nước ngâm
Nấm mũ rơm khô thường được ngâm với nước để chúng nở ra. Nhưng hầu hết mọi người đều bỏ đi nước ngâm đó vì nghĩ chúng bẩn. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng của nấm khô thường tập trung ở phần nước ngâm. Do đó, bạn nên giữ lại nước ngâm nấm khô, để lắng rồi chắt ra và dùng trong nấu canh, các món hầm.
Nấm rơm có tác dụng gì với cơ thể người
Nấm rơm tươi chứa: 90g% Nước, 3,6g % protid, 3,2g% lipid, 3,4g% glucid, 1,1g% cellulose. Cứ 100 g nấm khô lại chứa 8,8 g axit nucleic. Tổng cộng nấm rạ chứa 8/17 loại axit amin có lợi cho cơ thể con người. Tiến sĩ Võ Văn Chi, người viết cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam cho biết.
Nấm rơm có tác dụng với hệ miễn dịch
Nấm rơm có chứa Polysaccharide (là phân tử Carbohydrat cao phân tử – đường đa) giúp phát triển các tế bào lympho, thúc đẩy hoạt động của tế bào lympho T và lympho B, làm tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Theo các nhà khoa học Nhật, Hoa Kỳ cho biết.
Nấm rơm có tác dụng với hệ tim mạch
Nấm rơm giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ, cải thiện tình trạng thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó nấm còn giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, hạ cholesterol triglyceride (một dạng chất béo chứa 3 axit béo) và beta-lipoprotein (nhóm ngoài của lipid) trong huyết thanh, làm hạ huyết áp hiệu quả với những người cao huyết áp.
Nấm rơm có tác dụng với hệ tiêu hóa
Nấm mũ rơm có tác dụng trị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng và sỏi mật.
Xem thêm:
Nấm rơm được bảo quản như thế nào?
Nấm rơm tuy dễ trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch nhưng lại khá khó trong việc bảo quản. Bản thân cây nấm chứa rất nhiều nước, khi mất đi lượng nước vốn có, chúng rất dễ bị hỏng.
Nấm rơm được bảo quản tốt ở nhiệt độ nào?
Ở nhiệt độ thấp hơn 0 độ C: có thể dùng nấm trên hai tuần, nhưng khi làm ẩm lại thường chảy rữa và hỏng rất nhanh.
Ở nhiệt độ từ 4–6 độ C: nấm hư hỏng nhanh.
Ở nhiệt độ từ 10–15 độ C: giữ được nấm trong 4 ngày với ẩm độ khoảng 10%.
Ở nhiệt độ 30 độ C: nấm bị nhiễm khuẩn và chảy rữa sau 1 đêm.
Nấm rơm được bảo quản sử dụng trong ngày
Nấm rơm nên được bảo quản ở một nơi thoáng mát, không nhất thiết phải bỏ nấm vào túi nilon, cũng không cần buộc kín.
Nấm rơm khi không được sử dụng hết, hãy dùng giấy bọc thực phẩm (dạng phin thực phẩm) bọc chúng lại, bỏ vào tủ lạnh. Với cách này, nấm có thể giữ được 2 – 3 ngày.
Nấm rơm được bảo quản sử dụng lâu hơn một ngày
Nấm rơm được cho vào túi hút chân không, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên rửa quá kĩ vì nấm mũ rơm có thân hình sợi và xốp, rất dễ đọng nước khiến mùi vị của nấm bị nhạt đi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chần nấm qua nước sôi trong 2 phút rồi vớt ra thả vào bát nước đá lạnh, rồi đem để trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này, nấm sẽ được bảo quản trong khoảng 3 đến 4 ngày mà không làm mất tác dụng của nấm.
Nấm rơm được bảo quản sử dụng trong năm
Nấm rạ sấy, phơi khô là cách tốt nhất để bảo quản nấm. Cách làm như sau:
Bước 1: Rửa sạch lớp bụi bẩn trên nấm.
Bước 2: Dùng dao chẻ nấm làm đôi.
Bước 3: Đặt nấm lên mâm phôi khô dưới nắng trong 2 ngày.
Ngâm nấm vào nước để nấm nở ra khi dùng. Với cách này bạn có thể dùng nấm trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Thi thoảng, bạn nên đem nấm ra phơi lại để tránh vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập.
Nấm rơm được bảo quản bằng cách muối
Ngoài những cách bảo quản như dùng túi nilon, để vào tủ lạnh, phôi khô… Bạn có thể bảo quản nấm bằng cách muối.
Bước 1: Rửa qua nấm với nước cho hết bụi.
Bước 2: Luộc qua nấm trong nước sôi rồi vớt thả vào bát nước đá lạnh.
Bước 3: Liên tục thay nước lạnh cho đến khi nấm nguội hẳn. Chẻ nấm làm đôi.
Bước 4: Bỏ nấm vào hũ nước đã pha muối và axit nitric (hoặc acid citric), có độ pH=3. Đậy kín lọ và đảm bảo nấm luôn chìm sâu trong nước.
Với cách này, sau 15 ngày là bạn có thể dùng chúng và dùng trong nhiều ngày.
Tham khảo thêm tại đây: https://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi/an-gi/meo-bao-quan-va-che-bien-nam-dung-cach-3207061.html
Nấm rơm được nuôi trồng như thế nào?
Nấm rơm thường được trồng trên hỗn hợp đất, mùn cưa hoặc rơm. Nấm rơm có thể trồng theo mô luống hoặc nhét túi. Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30-32 độ C; độ ẩm nguyên liệu từ 65-70%; độ ẩm không khí khoảng 80%; độ pH = 7, ở nơi thoáng khí.
Thời gian trồng nấm rơm
Nấm rơm có thể trồng quanh năm. Những ngày đông gió lạnh thì cần che chắn và giữ ẩm cho nấm. Mùa mưa thì cần làm tủ rơm dày lên để giữ độ ẩm, làm mô nấm cao tránh ngập úng.
Cách ủ rơm cho việc trồng nấm rơm
Rơm được chất thành đống có chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Mỗi lớp rơm cao 20-30cm phải tưới nước cho rơm thấm đều. Dùng chân dậm rơm xuống cho dày và tiếp tục chất các lớp rơm tiếp theo lên đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m là được.
Dùng rơm khô hoặc lá chuối phủ quanh mô luống để giữ nhiệt. Khi nhiệt độ đạt 60-70 độ C là được. Lúc này, nhiệt độ đó sẽ giết chết các mầm nấm dại, phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ.
Thời gian ủ rơm: từ 10-12 ngày.
Chiều cao của phần rơm ủ: 0,8-1,0m.
Cách xử lý nước vôi trước khi ủ trong trồng nấm rơm
Tỉ lệ pha vôi với nước: 3 kg vôi /100 lít nước.
Đem rơm, rạ khô ngâm vào phần nước vôi đó trong khoảng 20-30 phút.
Thời gian ủ tối đa: 5-6 ngày. Cứ 2-3 ngày phải trở rơm một lần.
Sau đó vớt ra, để ráo nước, chất lên thành đống: chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m.
Vôi sẽ giúp diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Nếu rơm quá ướt, cần bỏ bớt dụng cụ đậy bên ngoài, nếu không nấm rơm sẽ không phát triển đều. Nếu rơm bị khô, hãy bổ sung thêm nước vôi tưới vừa đủ. Khi thấy rơm đủ ướt, vắt thử vài cọng thấy có nước nhỏ giọt là được.
Rơm đủ điều kiện để chất nấm cần có:
– Trạng thái: Rơm rạ mềm hẳn.
– Màu sắc: Có màu vàng tươi.
– Mùi: Có mùi đặc trưng của rơm rạ khi lên men.
Tiêu chuẩn chọn meo giống tốt trong trồng nấm rơm
Meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm khuẩn và các tạp chất sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.
Sợi tơ nấm rạ có màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi giống mùi nấm mũ rơm. Tơ nấm rơm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.
Cân nặng tiêu chuẩn của mỗi bịch meo: từ 120g đến 200g.
Các chỉ số tiêu chuẩn dài-rộng-cao: mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài 4-5m.
Không chọn những bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì chúng đã bị nhiễm nấm dại.
Không chọn bịch meo bị ướt phía dưới đáy, bị nhão và có mùi chua.
Cách xếp mô và rắc meo giống trong trồng nấm rơm
Đặt khuôn sao cho thuận tiện khi đi lại, chăm sóc nấm rạ và tiết kiệm diện tích. Chiều ngang mặt mô từ 0,3-0,4 mét, chiều cao từ 0,35 – 0,4. Trải một lớp rơm rạ dày 10-12cm vào khuôn. Rắc meo giống dọc theo 2 bên viền cách mép khuôn 4-5cm. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đủ 3 lớp, đến lớp thứ 4 thì trải rộng đều khắp trên bề mặt.
Cứ 1,2m mô thì cấy khoảng 200-250g nấm. Mỗi lớp giống cấy xong dùng tay để ấn chặt xuống. Trung bình một tấn rơm rạ khô sẽ trồng được khoảng 90-100 mét mô nấm.
Chăm sóc mô nấm sau khi cấy trong trồng nấm rơm
Mỗi địa điểm trồng nấm khác nhau sẽ có cách chăm sóc mô nấm khác nhau.
Chăm sóc mô nấm trồng trong nhà
Những ngày đầu không cần tưới nước. Quan sát bề mặt mô nấm rạ trong những ngày tiếp theo. Nếu thấy khô, phun thật nhẹ nước tưới xung quanh, tránh phun mạnh làm tổn thương đến nấm.
Đến ngày thứ 7-8, nấm rơm bắt đầu phát triển thành nấm con (giai đoạn ra quả), 3-4 ngày sau nấm phát triển nhanh hơn có kích thước bằng quả táo, quả trứng. Sau đó vài giờ, nấm mũ rơm có thể sẽ nở ô dù.
Khi nấm mọc nhiều với mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2-3 lượt nước mỗi ngày. Lượng nước tưới cần thiết là 0,1 lít cho 1,2 mét mô/ngày. Vì nếu tưới quá nhiều và không đúng cách sẽ làm nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc nhỏ.
Chăm sóc mô nấm trồng ngoài trời
Cần che thêm một lớp rơm rạ khô có độ dày 4-5cm cho bề mặt mô nấm tránh những cơn mưa và thời tiết nắng nóng.
Với những mô ở mép ngoài khu vực trồng cũng cần phủ bằng một lớp rơm. Nếu thấy mô nấm bị khô, tưới trực tiếp nước lên lớp rơm phủ 3 lần trong ngày, tránh lớp rơm phía ngoài mô nấm bị mất nước.
Nhiệt độ tốt nhất cho mô nấm rạ trong những ngày đầu khoảng 38-40 độ C.
Cách chăm sóc mô nấm rơm phù hợp
Cần chú ý đến độ ẩm, nhiệt độ và nước khi chăm sóc mô nấm. Không cần thêm phân bón vì rơm rạ đã phân hủy đủ chất dinh dưỡng. Nếu cần có thể bổ sung thêm dinh dưỡng 0,5 – 1% urê.
Về nhiệt độ và độ ẩm
Đây là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển thuận lợi của nấm mũ rơm. Nếu ẩm độ dư thừa dẫn đến nhiệt độ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu dẫn đến nhiệt độ tăng, mô nấm bị khô.
Về tưới nước
Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nilon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm rạ giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Nếu mô nấm khô, cần bổ sung nước ngay.
Phòng tránh sâu bệnh trong nuôi trồng nấm rơm
Nấm rơm chỉ phát triển tốt ở những nơi sạch sẽ, vì vậy cần phải vệ sinh nhà xưởng, khu vực nuôi trồng. Tránh nơi ẩm thấp và những nơi đã trồng nấm nhiều lần. Cần loại bỏ những mô đã nhiễm bệnh ra xa khỏi khu vực nuôi trồng. Thậm chí đem chôn hoặc thiêu hủy để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan.
Dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến… xung quanh khu vực nuôi trồng để ngăn sự ngặm nhấm đến các mô nấm rạ.
Các hóa chất không có tác dụng hiệu quả khi phun trực tiếp vào các mô nấm rạ nên phải phòng ngừa trước.
Nấm rơm được thu hái ra sao?
Thời điểm hái nấm rơm tốt nhất
Thu hái mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều.
Lần thứ 1: trước 6 giờ.
Lần thứ 2: từ 14-15 giờ chiều.
Từ 7-10 ngày là khoảng thời gian tốt nhất cho thu hoạch nấm rơm.
Nấm rơm đạt tiêu chuẩn nào mới được thu hái?
Có thể hái những cây nấm mũ rơm còn búp, đầu hơi nhọn. Hái trên những cây nấm phát triển liên tục và có nhiều nhánh cây dính vào nhau. Chọn hái những cây nấm rơm không bị sâu bệnh, mà có màu xám trắng, tươi.
nấm rơm được hái như thế nào?
Xoay nhẹ cây nấm rạ, tách chúng ra khỏi mô. Tránh để sót chân nấm rạ trên mô, vì chúng có thể bị thối rữa và ảnh hưởng tới các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, nhớ đậy kỹ áo mô lại.
Nấm rơm có giá bao nhiêu trên thị trường hiện nay
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại nấm rơm với giá chênh lệch nhau. Giá tham khảo của 1kg nấm rạ vào khoảng 80.000 đồng.
Xem thêm: