Trong tự nhiên có rất nhiều cây thuốc chữa xơ gan hiệu quả. Đó là những loài thảo dược nào? Công dụng ra sao? Cách dùng chúng như thế nào?
Cây thuốc chữa xơ gan thường được nhiều người bệnh áp dụng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì bài thuốc dân gian nào để hỗ trợ điều trị, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Tổng quan về bệnh xơ gan
Xơ gan được xem là một trong “tứ chứng nan y” đối với sức khỏe con người. Vậy xơ gan là gì? Đối tượng nào có nguy cơ bị xơ gan cao nhất? Điều trị như thế nào?
Xơ gan là gì?
Xơ gan là biến chứng của nhiều bệnh gan mạn tính. Nó được đặc trưng bởi sự thay thế các mô gan bằng mô sẹo, xơ và các nốt tân sinh. Từ đó làm mất dần chức năng gan.
Đối tượng mắc bệnh xơ gan?
Là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, xơ gan có tỷ lệ tử vong cao (chỉ đứng sau ung thư). Bởi vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để có những phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là 4 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh xơ gan nhất:
- Người bị nhiễm virus viêm gan B, C: Theo số liệu thống kê, có hơn 90% người mắc viêm gan B sẽ tự khỏi hoàn toàn mà không cần dùng bất kì loại thuốc nào. Tuy nhiên, 10% còn lại sẽ tiến triển thành bệnh gan mãn tính (xơ gan). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dễ diễn tiến thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
- Người hay hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng mức độ viêm mô gan của người viêm gan mạn tính. Không những thế, nó còn làm bệnh xơ gan nặng thêm.
- Người lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích: Bia rượu là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây xơ gan. Uống quá nhiều rượu sẽ khiến cấu trúc gan bị tổn thương vĩnh viễn. Các tế bào gan sẽ chết đi kèm theo đó là sự hình thành số lượng lớn mô liên kết. Từ đó dẫn đến bệnh xơ gan.
- Người bị bệnh béo phì và tiểu đường: Xơ gan là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và béo phì. Bởi vậy, nhóm đối tượng này cần áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp để ức chế sự tiến triển của bệnh thành xơ gan.
Nguyên nhân của bệnh xơ gan và cách phòng bệnh với nấm lim xanh
Phương pháp chữa trị sẹo gan
Khi bị xơ gan, người bệnh cần có phương pháp điều trị hiệu quả để tăng cường sức khỏe đồng thời giảm gánh nặng cho xã hội.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, người bệnh xơ gan được điều trị hiệu quả hơn. Ngoài việc dùng thuốc Tây và một số phương pháp khác, bệnh nhân có thể kết hợp với các cây thuốc chữa xơ gan cũng đem lại kết quả cao.
Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/xo-gan-dien-tien-am-tham-nhung-nguy-hiem-3024623.html
Những cây thuốc chữa xơ gan hiệu quả
Nấm lim xanh, cây cúc gai, cây chó đẻ là những cây thuốc nam điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Cùng tìm hiểu cơ chế chữa bệnh cũng như các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ các loài thảo dược quý này.
Nấm lim xanh – Thảo dược hỗ trợ điều trị xơ gan quý hiếm
Nấm lim xanh thiên nhiên là loài thảo dược quý hiếm, thường mọc trên thân cây lim đã chết. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm lim xanh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị xơ gan.
Cơ chế điều trị sẹo gan của nấm lim xanh
Các nghiên cứu được gửi đến từ một số nước thuộc Châu Á cho thấy, trong nấm lim xanh có chứa nhiều dược chất quý hiếm. Tiêu biểu như: Letinan, Germanium, Selenium, Polysaccharide, Lingzi-8. Đây là những dược chất chống oxy hóa mạnh, có công dụng chống viêm và ngừa ung thư.
Các dược chất này sẽ tác động lên mô xơ, tiêu diệt tế bào gây bệnh, cô lập chúng lây lan sang tế bào khỏe mạnh. Không những thế, dược chất còn có tác dụng hút ổ dịch trong bụng bệnh nhân, giúp ngăn chặn tình trạng chảy dịch.
Bài thuốc chữa xơ gan với nấm lim xanh
Người bệnh xơ gan nên sắc từ 5-10g nấm lim xanh với 2 lít nước mỗi ngày để uống. Bạn cũng có thể sắc cùng các vị thuốc nam khác như táo tàu, cam thảo, atiso,… để dễ uống hơn. Người bệnh được khuyến khích uống nước nấm lim xanh mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh khác.
Người đang uống thuốc Tây vẫn có thể sử dụng song song nấm lim xanh mà không gây bất kì phản ứng xấu nào. Tuy nhiên, nên sử dụng trước hoặc sau khi uống thuốc Tây 30 phút để phát huy tối đa công dụng.
Cây cúc gai giúp phục hồi chức năng gan cho người sẹo gan
Một trong những cây thuốc chữa xơ gan hiệu quả không thể không nhắc đến cây cúc gai. Loài cây này thường được người Mỹ và Châu Âu sử dụng để phòng ngừa bệnh tật.
Công dụng của cúc gai trong phục hồi chức năng gan
Cây cúc gai có chứa lượng lớn silymarin. Chất này có tác dụng hiệu quả trong việc tái tạo tế bào gan mới, củng cố cấu trúc màng tế bào gan. Hiện nay, các nhà khoa học đang dùng silymarin để hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ,….
Cách chữa xơ gan bằng cây cúc gai
Bài thuốc dân gian với cây thuốc này khá đơn giản. Bạn có thẻ dùng lá khô hoặc tươi để sắc uống.
Liều dùng: Lấy 50g lá cây cúc gai sắc với 1 lít nước sôi, uống trong ngày.
Bạn có thể kết hợp dùng chung với cà gai leo hoặc cây xạ đen với liều dùng như sau:
- Xạ đen 20g
- Cà gai leo 30g
- Kế sữa 20g
Hãm tất cả vị thuốc trên với 1,2 lít nước và sử dụng trong ngày.
Bệnh viêm gan – Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị
Cây chó đẻ răng cưa – Cây thuốc nam chữa trị xơ gan nhanh chóng
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là diệp hạ châu trắng, diệp hòe thái, lão nha châu,…. Đây là loài cỏ mọc hàng năm, thân nhẵn, cao chừng 30 cm. Cây thuốc chữa xơ gan này được nhiều bệnh nhân sử dụng bởi đem lại hiệu quả cao.
Công dụng của cây thuốc chữa xơ gan – Cây chó đẻ răng cưa
Theo Đông y, chó đẻ răng cưa có vị ngọt, tính mát, hơi đắng. Loài cây này có tác dụng mát gan giải độc, lợi tiểu, hạ nhiệt,….. Đặc biệt, chúng chuyên dùng để điều trị triệu chứng xơ gan, viêm gan.
Theo y học hiện đại, diệp hạ châu trắng chứa nhiều enzyme và các hoạt chất: hypophylanthine, phyllanthine, alkaloid hay flavonoid,…. Các chất này giúp phục hồi và bảo vệ chức năng gan, chữa xơ gan hiệu quả.
Phương pháp chữa trị sẹo gan từ chó đẻ răng cưa
Lấy 100g diệp hạ châu trắng sao khô và sắc nước 3 lần, chia nhiều lần uống trong ngày. Khi uống nên thêm một chút đường cho bớt đắng. Một đợt điều trị chỉ nên kéo dài từ 30 – 40 ngày.
Khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa cần lưu ý:
- Không lạm dụng để giải nhiệt.
- Phải sử dụng theo liều lượng và chỉ định của bác sỹ.
- Dùng không đúng cách có thể gây xơ gan, viêm gan.
Xem thêm: