Giỏ hàng

Tác dụng phụ của dây thìa canh – Cách sử dụng dây thìa canh tốt nhất

Tác dụng phụ của dây thìa canh là gì? Dây thìa canh có tác hại nào? Dây thìa canh có tác dụng chữa tiểu đường tốt như lời đồn? Đối tượng nào nên và không nên sử dụng dây thìa canh? Cách sử dụng dây thìa canh đúng chuẩn, tránh các tác dụng phụ. Lưu ý khi mua dây thìa canh đảm bảo chất lượng, tránh tác hại đáng tiếc.

Tác dụng của dây thìa canh

Tác dụng phụ của dây thìa canh hầu như không có. Dây thìa canh được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Dây thìa canh là một cây thân gỗ, dạng dây leo. Cây mọc trong các khu rừng nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam Ấn Độ. Ngoài Ấn độ, cây phân bố trên toàn thế giới. Nó được ghi nhận là một vị thuốc quý trong truyền thống y học của nhiều quốc gia như Việt Nam, Australia và Nhật Bản. Toàn bộ lá và phần dây của cây đều được sử dụng làm thuốc và sử dụng khá rộng trong Đông và Tây y.

Hoạt chất chính trong dây thìa canh là gymnemic acid. Đây là một hoạt chất có tác dụng:

  • Làm tăng tiết insulin của tuyến tuỵ.
  • Tăng cường hoạt lực của insulin.
  • Ức chế hấp thu glucose ở ruột.

Chính nhờ hoạt chất này mà dây thìa canh được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được dùng để bào chế, làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới. Trong đó, có nghiên cứu trên người và động vật thí nghiệm. Các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.

tác dụng của dây thìa canh

Tác dụng của dây thìa canh

Tác dụng chống béo phì của dây thìa canh

Theo một nghiên cứu từ Ấn Độ về kết quả thử nghiệm tác dụng của thìa canh kết hợp cùng các loại thuốc khác của ĐH Panjab trên những con chuột thí nghiệm đã cho thấy kết quả bất ngờ. Nó loại bỏ được cảm giác thèm ăn ở chuột và đưa cân nặng về mức chuẩn.

Tác dụng giảm mỡ máu

Các nhà khoa học làm thí nghiệm trên những con chuột đã được uống dịch chiết cao từ lá thìa canh. Chất kết tủa của dịch chiết ở môi trường acide và đồng thời phân tách cột của Gymnemagenin. Tuy nhiên, họ không cho chuột uống thuốc tự do rồi lấy nó phân tích mà họ phân tích lượng steroide tiết ra theo phân.

Theo đó, thể trọng và số lượng thức ăn nạp vào không thay đổi đáng kể. Nhưng lượng GSF tách rời theo cột làm cho tăng lượng steroide tiết ra theo phân. Nhất là những acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính hay acide cholic.

Kết quả trên cho thấy lá thìa canh làm tăng sự bài tiết các cholesterol xấu và acide cholic theo phân.

Công dụng của cây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Trong nhiều những kết quả nghiên cứu hiện đại đã thấy cơ chế tác dụng của cây thìa canh là cơ chế kép. Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường. Nó làm ổn định và kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Đây là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.

Về dược tính của dây thìa canh, theo các kết quả nghiên cứu cho rằng, trong thìa canh có các thành phần dược tính cao:

  • Kích thích dạ dày.
  • Lợi tiểu.
  • Bổ dưỡng.
  • Làm giảm đường trong máu.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng gây ức chế thần kinh cao hơn là tương tác hóa học.

Một thí nghiệm được nghiên cứu trên 22 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp II. Các nhà nghiên cứu đã cho họ uống cao thìa canh. Sau 18 – 20 tháng kết hợp cùng với thuốc trị tiểu đường khác thì kết quả cho thấy nhóm mà được uống thìa canh giảm đường. Đồng thời, giảm hemoglobine A1C đáng kể và kéo theo tăng lượng insuline tiết ra từ tụy tạng.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Các nghiên cứu trên cũng đồng thời rút ra kết luận, thìa canh có thể hạ huyết áp xuống thấp hơn. Đây là tin vui cho người bệnh tiểu đường mà bị cao huyết áp.

Tác dụng phụ của dây thìa canh

Dây thìa canh với nhiều công dụng trị bệnh nhất là tiểu đường lại rất lành tính. Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh dây thìa canh không có tác hại. Tuy nhiên, dây thìa canh có một số trường hợp ghi nhận tác dụng phụ để giúp người đọc nắm rõ.

nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của dây thìa canh

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của dây thìa canh

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của dây thìa canh

Tác dụng phụ của dây thìa canh gây ra do nhiều nguyên nhân.

Dùng dây thìa canh không đảm bảo chất lượng

Bác Trần Đức Tuấn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một trong số những người bị tiểu đường lâu năm. Từ lúc biết mình bị tiểu đường với mức 7,3mmol/l bác đã nhờ người mua dây thìa canh khô về uống. Giá dây thìa canh bác Tuấn mua là 150 ngàn đồng/kg. Thấy rẻ, lại nghĩ là có tác dụng rất tốt với người tiểu đường nên bác uống rất chăm chỉ. Thế nhưng sau 3 tháng đi tái khám, bác bất ngờ khi đường huyết lại tăng lên 7,8mmol/l.

Mang túi dây thìa canh khô đi hỏi khắp nơi, bác được biết là trong đó chỉ có 3 phần là dây thìa canh, còn 7 phần còn lạ thì không phải. Đó chỉ là một loại cây khác nhìn rất giống dây thìa canh.

Xem thêm:

Giá dây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg?

Dùng quá liều lượng gây ra tác dụng phụ của dây thìa canh

Cô Dung (Thái Thụy, Thái Bình) cũng là một bệnh nhân tiểu đường và từng phải nhập viện do hạ đường huyết quá mức. Nghĩ rằng thảo dược, thuốc Nam lành tính, uống càng nhiều càng tốt, nên cô đã uống quá liều. Sáng sớm đã pha thật đặc và uống mấy cốc to dây thìa canh, nhưng lại bỏ ăn sáng. Khoảng nửa tiếng sau, cô thấy tay chân run, vã mồ hôi và người xỉu đi do hạ đường huyết quá mức. Rất may, cô được đưa vào viện cấp cứu kịp thời

Các chuyên gia cho biết, việc tự ý thu mua hoặc trồng dây thìa canh đem vào sử dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ. Bằng mắt thường, người dùng khó phân biệt dây thìa canh chuẩn. Quá trình trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thu hái không đúng thời điểm cũng làm cho lượng hoạt chất không đủ. Chưa kể việc sử dụng không đúng liều cũng gây hại không kém.

Những điều cần tuân thủ khi sử dụng dây thìa canh

Dây thìa canh có hoạt chất Gymnema có tác dụng kích thích Insulin ở tuyến tụy giúp hạ đường huyết, hạ huyết áp. Bởi vậy cần lưu ý định lượng sử dụng dây thìa canh trong 1 ngày là khoảng: 40 -50g/người/ngày. Khi sử dụng ta không nên dùng quá định lượng trên vì có thể gây hạ áp và hạ đường huyết quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, váng đầu chóng mặt.

Đối tượng nên sử dụng dây thìa canh
  • Bệnh nhân mắc tiểu đường.
  • Bệnh nhân tiền tiểu đường, có triệu chứng tăng đường huyết.
  • Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao.
  • Người bị ngộ độc, có thể dùng dây thìa canh để giải độc tố.
Sử dụng dây thìa canh vào thời gian nào là tốt nhất?

Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 20 phút. Vì lúc này cơ thể mới nạp năng lượng, một lượng đường lớn được cơ thể hấp thụ và chuyển vào máu dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bởi vậy, sử dụng dây thìa canh vào thời gian này là tốt nhất vì cây thuốc sẽ giúp bạn ổn định được đường huyết trong máu.

Sử dụng dây thìa canh trong thời gian bao lâu thì phát huy tác dụng

Hiện nay, tiểu đường vẫn là bệnh chưa điều trị được khỏi dứt điểm. Các loại thuốc, kể cả thuốc từ cây Dây thìa canh cũng chỉ có tác dụng tăng tiết insulin ở tuyến tụy, giúp bệnh nhân ổn định đường huyết trong ngày. Do vậy, bạn phải sử dụng dây thìa canh hàng ngày và liên tục.

Xem thêm:

Dây thìa canh, cây thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường

Phụ nữ mang thai có dùng được dây thìa canh không?

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về cây dây thìa canh, các nghiên cứu cho thấy không có tác dụng phụ của dây thìa canh với phụ nữ mang thai. Song chúng tôi vẫn khuyến cáo bệnh nhân nếu đang mang thai để thai nhi phát triển ổn định chị em không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả dây thìa canh để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Phụ nữ đang cho con bú có dùng được dây thìa canh không?

Dây thìa canh rất an toàn khi sử dụng, phụ nữ đang cho con bú vẫn sử dụng được bình thường nhưng với lượng thấp hơn. Định lượng sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ đang cho con bú là: 25g/người/ngày.

Chọn dây thìa canh chất lượng tốt

Tác dụng phụ của dây thìa canh là do dùng dây thìa canh không đảm bảo chất lượng. Người dùng phải quan sát để chọn được dây thìa canh chất lượng tốt. Dây thìa canh là loại cây dây leo, rất dễ nhầm với các loại dây leo khác. Vì có tới 3.000 giống cây có hình dáng giống với dây thìa canh. Do đó, dây thìa canh thu hái từ tự nhiên có khả năng bị lẫn rất cao với các loại cây khác. Chưa kể dây thìa canh có lẫn tạp chất, thuốc hóa học. Nhiều bệnh nhân khi mua dây thìa canh không rõ nguồn gốc bị lẫn với các loại cây khác khó nhận biết. Dẫn đến đường huyết không giảm mà còn bị nặng thêm do tin tưởng vào thảo dược.

Hơn nữa, cần phải định lượng được chính xác hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu. Sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng ổn định khi hàm lượng chất ổn định. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp tiến hành thu mua dây thìa canh thu hái từ tự nhiên. Hoàn toàn không tuân thủ theo quy trình trồng trọt thu hái tiêu chuẩn. Không có cơ sở nào để định lượng hoạt chất. Dẫn đến các sản phẩm làm ra từ nguồn dây thìa canh thông thường khó lòng đảm bảo hiệu quả cao cho người bệnh.

Một điều quan trọng nữa, đó là hoạt chất GS4 có trong dây thìa canh tập trung nhiều nhất ở phần ngọn và lá chứ không phải ở thân, cành như nhiều người vẫn nghĩ.

chọn dây thìa canh đảm bảo chất lượng

Chọn dây thìa canh chất lượng, tránh tác dụng phụ dây thìa canh

Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh

Đầu tiên là lựa chọn đúng dây thìa canh chuẩn. Chúng ta có thể thử bằng cách nhai sống lá dây thìa canh tươi, sau đó ăn một chút đồ ngọt. Nếu chúng ta bị mất cảm giác với vị ngọt, đó là dây thìa canh chuẩn. Bởi khi đó chất Peptide Gurmarin trong lá dây thìa canh tác động lên tế bào vị giác trên lưỡi, làm mất cảm giác ngọt trong vòng 2 – 4 giờ.

Người bệnh nếu muốn dùng dây thìa canh chuẩn thì trước tiên cần lựa chọn đúng loại giống. Trồng cây ở nơi không bị ô nhiễm nguồn nước và đất. Trước khi sử dụng, cần tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ, chuyên gia về liều lượng, cách dùng.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button