Giỏ hàng

Thuốc chữa bệnh cao huyết áp cần lưu ý gì khi sử dụng tránh biến chứng?

Thuốc chữa bệnh cao huyết áp tốt đến mấy nếu không được dùng đúng cách sẽ gây biến chứng nghiêm trọng. Điều trị huyết áp cao như thế nào hiệu quả?

Thuốc chữa bệnh cao huyết áp Đông y hay Tây y tốt, điều trị như thế nào hiệu quả là điều mà hầu hết bệnh nhân quan tâm. Trên thực tế, cao huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, việc điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, phần đông bệnh nhân tự ý dùng thuốc thậm chí là bỏ thuốc do bác sĩ kê đơn để chữa trị theo phương pháp truyền miệng. Điều này rất đáng lo ngại, khiến bệnh cao huyết áp biến chứng thành suy tim, suy thận, mù mắt và khó chữa trị.

Dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc điều trị cao huyết áp để tránh hiệu quả xấu khi điều trị.

Dùng đúng thuốc chữa bệnh cao huyết áp mang lại hiệu quả điều trị tích cực hơn.

Dùng đúng thuốc chữa bệnh cao huyết áp mang lại hiệu quả điều trị tích cực hơn.

Khi nào cần dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp?

Trước năm 2003, thuốc chữa bệnh cao huyết áp được sử dụng cho giai đoạn 2, 3 của bệnh. Ở giai đoạn I, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Nếu sau 1 năm, huyết áp vẫn chưa ổn định mới được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay y học khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp ở thể nhẹ cũng cần dùng thuốc.

Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp:

  • Người dưới 80 tuổi được điều trị khi huyết áp lớn hơn 140/90mmHg;
  • Đối tượng khác có yếu tốt nguy cơ cao huyết áp được điều trị khi huyết áp lớn hơn 130/ 85mmHg;

Việc dùng thuốc trị cao huyết áp sớm nhằm hạn chế diễn tiến xấu của bệnh, để hạ huyết áp sớm hơn so với trước.

Chất dinh dưỡng kiểm soát huyết áp cao hiệu quả như thế nào?

 

Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp

Phối hợp thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ

Trước năm 2003, bệnh nhân cao huyết áp được dùng thuốc theo nguyên tắc:

  • Cao huyết áp độ 1: Dùng 1 thuốc;
  • Cao huyết áp độ 2: Dùng 2 thuốc phối hợp
  • Cao huyết áp độ 3 và 4: Kết hợp 3 – 4 loại thuốc;

Đến nay, y học phát hiện chỉ dùng một loại thuốc thường làm tăng tác dụng phụ và khiến không phát huy hết công hiệu. Đây cũng là lý do nhiều người bỏ thuốc khi thấy mệt mỏi mà huyết áp vẫn chậm giảm. Do vậy, bệnh nhân được dùng phối hợp các loại thuốc với nhau từ giai đoạn sớm với liều lượng thích hợp.

Ví dụ: Thuốc chẹn canxi thường kích thích thần kinh giao cảm gây tim đập nhanh, chóng mặt, còn RAAS thường ít hiệu quả khi sử dụng một mình. Khi kết hợp hai loại thuốc này, RAAS sẽ giảm tác dụng phụ của thuốc chẹn canxi, còn thuốc chẹn canxi sẽ kích thích RAAS hạ huyết áp hiệu quả hơn.

Lưu ý: Việc phối hợp này cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý phối hợp.

Không tự ý tăng liều thuốc giảm huyết áp

Rất nhiều người có tiền sử cao huyết áp có thói quen tự ý uống thuốc tăng liều khi chưa thấy bệnh thuyên giảm. Cũng có người đoán mình bị tăng huyết áp khi có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi và tự uống thuốc hạ huyết áp. Trên thực tế, tụt huyết áp cũng gây ra những triệu chứng nói trên. Việc tự ý dùng thuốc trị cao huyết áp có thể gây hạ đường huyết, truỵ mạch nguy hại đến tính mạng.

Do đó, người bệnh tăng xông nên có máy đo huyết áp cũng như có thuốc hạ huyết áp khẩn cấp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không tự ý bỏ liệu trình điều trị cao huyết áp

Sử dụng thuốc chữa bệnh cao huyết áp thường có hiệu quả sau một quá trình. Với mỗi thể trạng, giai đoạn khác nhau, bệnh nhân được điều trị theo liệu trình riêng. Không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy huyết áp hạ hoặc không tin tưởng do không thấy hiệu quả uống thuốc. Việc tự ý ngừng thuốc có thể khiến huyết áp tăng cao đột ngột gây tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt là người lớn tuổi.

Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp đúng giờ

Đa số người bệnh có thói quen uống thuốc chữa bệnh huyết áp sau bữa cơm. Thực tế, huyết áp thường tăng dần vào 4 – 5 giờ sáng, cao nhất lúc 9 – 12 giờ sáng. Sau đó huyết áp bắt đầu hạ dần vào buổi chiều. Do đó, bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng thời gian bác sĩ viết trên đơn. Giờ uống thuốc cao huyết áp thường là 7 – 8 giờ sáng sau bữa ăn.

Tái khám sau điều trị cao huyết áp

Dùng mãi một đơn thuốc mà không khám lại có thể khiến huyết áp rối loạn, lúc tăng lúc giảm bất ngờ. Với mỗi giai đoạn, bệnh nhân lại được dùng liều lượng thuốc khác nhau. Sau một đợt điều trị cao huyết áp, bệnh nhân thường được giảm liều lượng thuốc để tránh huyết áp bị hạ đột ngột. Do đó, việc tái khám sau mỗi đợt trị bệnh là rất cần thiết.

Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp khi bị tai biến có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.

Dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp khi bị tai biến có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.

Không tự ý uống thuốc chữa bệnh cao huyết áp khi bị đột quỵ

Với người bệnh cao huyết áp ở thể nặng, nguy cơ đột quỵ là khó lường. Thế nhưng, nhiều người nhầm lẫn đột quỵ với tăng xông. Do vậy, nhiều gia đình cho bệnh nhân uống thuốc tăng xông. Việc này có thể khiến vùng tai biến của não thêm nặng. Nếu phát hiện triệu chứng tai biến mạch máu não như: Đau đầu, mặt khó cử động, tay bị tê bì… cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

Chế độ sinh hoạt khi dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp

Chữa cao huyết áp cần kiết hợp với luyện tập

Việc luyện tập vừa đủ sẽ giúp oxy hấp thụ vào máu nhiều hơn, giúp huyết áp được ổn định. Tuy nhiên, người bệnh cũng không luyện tập một cách thái quá tránh kiệt sức.

  • Với người cao huyết áp bị tiểu đường, béo phì, mỡ máu: Cần tập luyện khoảng 45 – 60 phút/ ngày kết hợp với chế độ giảm cân.
  • Với người cao huyết áp khác: Tập luyện khoảng 30 – 40 phút/ ngày. Chú ý nhịp tim không quá 105 – 125 lần/ phút. Nên tập luyện các môn nhẹ nhàng: đi bộ, chạy bộ nhẹ, tập yoga.
  • Năng lượng tiêu hao không quá 500kcalo/ giờ;

Nếu bệnh nhân bị bệnh tim mạch, nên tập luyện nhẹ nhàng hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn khi dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp

Ăn quá nhiều muối hoặc dùng thực phẩm chứa natri khiến thành mạch bị co lại. Điều này làm huyết áp tăng cao hơn. Tuy nhiên, natri cũng không thể thiếu để cân bằng nội môi trong động mạch. Do đó, việc ăn nhiều hoặc không ăn muối đều ảnh hưởng xấu tới điều trị huyết áp cao.

Nhiều bệnh nhân cũng có thói quen kiêng cữ quá nhiều, kể cả thịt nạc, sữa. Thói quen này dẫn tới thiếu dinh dưỡng, khiến bệnh thêm nặng.

Bệnh nhân nên chú ý xây dựng chế độ ăn:

  • Cung cấp đủ 1g đạm/ 1kg cân nặng/ ngày từ thịt nạc, cá để đảm bảo dinh dưỡng;
  • Ăn khoảng 3 – 5g muối/ ngày;
  • Kiêng thực phẩm giàu cholesterol xấu: da, mỡ, nội tạng động vật;
  • Hạn chế đường;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất;

Người mắc cao huyết áp và các bệnh khác cần lưu ý gì?

Phần lớn người cao huyết áp thường đi kèm với một số bệnh như mỡ máu cao, bệnh tim mạch. Đặc biệt là người cao tuổi. Điều trị cao huyết áp nghiêm túc sẽ giúp kìm hãm sự tiến triển của các căn bệnh nói trên.

Chế độ ăn chữa huyết áp thấp cần được đổi mới như thế nào?

Người cao tuổi dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp cần lưu ý gì?

Phần lớn người trên 60 tuổi, đặc biệt là nhóm trên 75 tuổi đều bị xơ vữa mạch máu. Do vậy, đa phần nhóm này đều bị cao huyết áp. Nếu không phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao. Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp có thể khiến họ suy giảm hệ miễn dịch. Việc điều trị cao huyết áp ở họ cần hết sức được chú ý.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cao tuổi nên bổ sung thuốc Nam hạ huyết áp để giúp sức khoẻ ổn định hơn.

Tham khảo thêm: Dùng thuốc trị cao huyết áp như thế nào đúng cách?

Nấm lim xanh trong điều trị cao huyết áp

Uống nấm lim xanh là phương pháp hạ huyết áp an toàn, không gây tác dụng phụ. Người cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cao. Các dược chất trong nấm lim giúp điều hoà rối loạn máu, phòng tránh các căn bệnh này hiệu quả.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button