Giỏ hàng

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chữa ung thư vòm họng

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư vòm họng là gì? Triệu chứng ung thư vòm họng, hình ảnh ung thư vòm họng. Nguyên nhân ung thư vòm họng. Điều trị ung thư vòm họng: xạ trị hóa trị, thuốc chữa ung thư vòm họng mới. Các giai đoạn ung thư vòm họng chữa được không? Ung thư vòm họng di căn giai đoạn cuối sống bao lâu? Chi phí khám chữa ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới

Ung thư vòm họng là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới

Khái niệm ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là dạng ung thư rất nguy hiểm. Bệnh khó phát hiện nhưng lại có diễn biến rất nhanh. Khi được phát hiện, hầu hết người bệnh đã ở giai đoạn 3 và 4 khiến quá trình điều trị tương đối khó khăn. Do vậy, người dùng cần nắm được những thông tin cơ bản về bệnh để  biết cách phòng tránh.

Ung thư vòm họng là gì? 

Ung thư vòm họng hay còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC). Bệnh ung thư này diễn ra ở vòm họng (phần trên của họng, phía sau mũi). NPC là dạng hiếm của ung thư đầu cổ. Đông Nam Á là một trong những nước có tỷ lệ mắc loại ung thư này tương đối cao.

Ở giai đoạn sớm, ung thư vòm họng rất khó phát hiện. Bởi dấu hiệu nhận biết của bệnh gần giống với triệu chứng của một số loại bệnh khác. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư cố thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể thông qua: Mô và hệ thống bạch huyết và máu. Tuy nhiên, ung thư dạng này di căn phổ biến nhất vào xương, phổi và gan.

Phân loại ung thư vòm họng

Ung thư biểu mô vòm họng được tổ chức Y tế Thế giới phân thành 3 loại:

  • Ung thư biểu mô vòm họng loại 1 (I): Đây là loại ung thư biểu mô tế bào vảy nứa.
  • Ung thư biểu mô vòm họng loại 2a (II): Dạng ung thư biểu mô tế bào vẩy không gây ung thư.
  • Ung thư biểu mô vòm họng loại 2b (III) là ung thư biểu bô không phân biệt. Loại ung thư vòm họng loại 2b được biết đến như khối u bạch huyết. Dạng ung thư này là phổ biến nhất, có liên quan chặt chẽ với nhiễm Epstein-Barr của các tế bào ung thư.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa  – Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, bệnh ung thư biểu mô vòm họng sẽ tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Ung thư biểu mô giai đoạn 1
  • Ung thư biểu mô giai đoạn 2
  • Ung thư biểu mô giai đoạn 3
  • Ung thư biểu mô giai đoạn 4

Mỗi giai đoạn ung thư thể hiện mức độ nguy hiểm của bệnh. Tùy vào từng giai đoạn mà tiên lượng khả năng khỏi bệnh là khác nhau.

Mỗi giai đoạn ung thư vòm họng có thời gian sống khác nhau

Mỗi giai đoạn ung thư vòm họng có thời gian sống khác nhau

Ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn 1

Đây là giai đoạn bắt đầu cảu bệnh. Khi này, các tế bào ung thư phát triển ở dây thanh âm, sau đó sẽ tấn công vào hộp sọ. Ở giai đoạn 1, các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện nên số lượng và kích thước còn rất nhỏ.

Ung thư vòm họng giai đoạn 1 chỉ mới bắt đầu có các tế bào ung thư. Các tế bào này còn chưa xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, nếu phát hiện kịp thời, việc điều trị sẽ rất khả quan, thời gian sống của người bệnh cũng được kéo dài.

Ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn 2

Giai đoạn 2 vẫn có thể được xem là giai đoạn đầu của NPC (ung thư vòm họng). Bởi trong giai đoạn này, các khối u đã phát triển lên đáng kể. Số lượng tế bào ung thư tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn đầu.

Nếu bệnh nhân mắc NPC ở giai đoạn 2 thì vẫn còn hi vọng. Bởi nếu các tế bào ung thư còn chưa lây lan sang các hạch bạch huyết ở gần thì cơ hội điều trị vẫn còn khá cao.

Ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của ung thư vòm họng là thời điểm tương đối nguy hiểm. Lúc này, các tế bào ung thư đã phát triển và bắt đầu xâm lấn sang khu vực lân cận. Điều này gây nên những tổn thương nghiêm trọng mà không thể khắc phục.

Tuy nhiên, nếu các khối u của bệnh nhân vẫn còn nhỏ thì ta vẫn có thể dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ. Các bác sỹ khuyên rằng, ung thư giai đoạn này cần phải kết hợp giữa cả hóa trị và xạ trị mới đem lại kết quả khả quan.

 Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của ung thư vòm họng. Khi này, các tế bào ung thư đã lây lan đến môi và miệng. Đặc biệt, chúng còn phá hủy các hạch bạch huyết.

Chẩn đoán hình ảnh ung thư vòm họng cho thấy, kích thước khối u đã lên tới 6cm. Chúng bắt đầu di căn sang các bộ phận xa hơn trong cơ thể. Các tế bào ung thư đi tới đâu là phá hủy các bộ phận đến đó. Các tổn thương có ung thư gây nên không thể điều trị được. Các chuyên gia nói rằng, mọi phương pháp điều trị ung thư trong giai đoạn cuối chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống. Việc chữa trị giúp giảm triệu chứng đau đớn chứ không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh.

Ung thư vòm họng có nguy hiểm không? 

Vậy ung thư vòm họng có nguy hiểm không? TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, NPC rất nguy hiểm. Bởi các triệu chứng của bệnh âm thầm nhưng lại tiến triển rất nhanh chóng. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng ung thư thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Đa số người bệnh thường phát hiện ra ung thư vào giai đoạn muộn.

Theo bác sỹ, ung thư biểu mô vòm họng là dạng ụng thư thường gặp ở vùng đầu – cổ. Đây cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng lên đến 12%. Trong đó, 70% người bệnh phát hiện ung thư vào giai đoạn muộn. NPC khi vào giai đoạn muộn thường đã di căn sang các bộ phận khác, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này gây khó khăn trong việc điều trị cũng như giảm cơ hội kéo dài sự sống.

Biến chứng của ung thư vòm họng

Ung thư biểu mô vòm họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ung thư biểu mô vòm họng gây hội chứng nội sọ

Ung thư vòm họng trong ở giai đoạn sau sẽ gây nên các hội chứng nội sọ. Hội chứng này liên quan đến não và các dây thần kinh nội sọ như:

  • Mắc lác
  • Mất cả cảm giác ở họng
  • Mất phản xạ nuốt…

Trong trường hợp u phát triển to vào trong não sẽ dẫn tới tăng áp lực nội sọ:

  • Nhức đầu
  • Nôn ói
  • Thậm chí tử vong
Ung thư vòm họng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Ung thư vòm họng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Ung thư biểu mô vòm họng xâm lấn xuống vùng mũi – họng – mắt

Khi bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ xâm lấn xuống khu vực:

  • Mũi – họng
  • Khẩu cái
  • Khoang miệng
  • Xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù…

Đặc biệt, khi khối u to lên, 2 bên mũi sẽ bị nghẹt gây nên tình trạng khó thở, ù tai, tai điếc. Hơn thế, tai còn có hiện tượng tràn dịch tympanic. Bên cạnh đó, ung thư còn gây ra nhức đầu, đau đầu. Nếu không được phát hiện sớm, ở giai đoạn cuối, biến chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh thần kinh.

NPC di căn cuống não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác

Ung thư nếu không được điều trị tốt và kịp thời, bệnh bước vào giai đoạn cuối dễ di căn xa như ở:

  • Não
  • Phổi
  • Gan
  • Các bộ phận khác

Bệnh di căn sang các khu vực xạ chứng tỏ ung thư đã vào giai đoạn cuối. Lúc này, ung thư vòm họng khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nguy cơ tử vong cao.

Ung thư vòm họng gây rối loạn các phản ứng miễn dịch 

Ung thư biểu mô vòm họng có thể gây nên biến chứng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo đó, các tế bào ung thư làm rối loạn miễn dịch cơ thể. Chúng còn tấn công các tế bào bình thường, khiến cơ thể suy yếu.

Đặc biệt hơn, khi các tế bào biểu mô ở vòm họng xuất hiện u ác tính, khó kiểm soát. Sau một thời gian phát triển, tế bào ung thư sẽ dần di căn xuống các cơ quan khác và dẫn đến tử vong.

Biến chứng của bất kỳ loại ung thư nào đều rất nguy hiểm. Ung thư vòm họng cũng không là ngoại lệ. Do vậy, ung thư vòm họng rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Nếu bị ung thư vòm họng, trong quãng thời gian điều trị, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và một tâm lý thoải mái hơn.

 Ung thư biểu mô vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư biểu mô vòm họng sống được bao lâu là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân. Theo dữ liệu của từ cuốn AJCC Cancer Staging Handbook (sách tổng hợp thông tin về bệnh ung thư trên thế giới) năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:

  • Giai đoạn 1: 72%
  • Giai đoạn 2: 64%
  • Giai đoạn 3: 62%
  • Giai đoạn 4: 38%

Việc tiên lượng thời gian sống dựa trên khoảng thời gian sống trung bình của một nhóm người. Tuy nhiên, điều này không tuyệt đối đúng với từng bệnh nhân. Nguyên nhân do mỗi người có thể trạng khác nhau. Điều này được mình chứng trong thực tế. Có những người bị ung thư giai đoạn cuối chỉ sống được 6 tháng. Nhưng bên cạnh đó, lại có những người sống thêm được tận 5 đến 6 năm.

Bởi vậy, bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng, cần phải giữ được tinh thần lạc quan, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị. Những điều này có vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống.

Nguyên nhân của bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh hiểm nghèo có tỷ lệ người mắc bệnh cao. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh thực sự vẫn chưa được nhiều người biết tới. Theo khảo sát, bệnh thường xuất hiện ở nam giới độ tuổi trung niên trở lên. Hay sự chệnh lệch về tỷ lệ mắc theo vùng địa lý cũng được khoa học giải đáp là do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những nguy cơ này có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt của người Việt Nam.

Nguyên nhân ung thư vòm họng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày

Nguyên nhân ung thư vòm họng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày

Ăn đồ ăn lên men, ướp muối làm tăng nguy cơ mắc NPC

Trong bữa cơm của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thường xuất hiện các loại thực phẩm được chuẩn đoán không tốt cho sức khỏe như:

  • Các loại thực phẩm lên men chua như rau, dưa…
  • Các loại thực phẩm được chế biến bằng cách ướp muối mặn (thịt, cá, trứng muối…)

Các loại thực phẩm này rất giàu nitrate và nitrite. Các chất này có thể phản ứng với protein tạo thành hợp chất nitrosamine làm tổn thương ADN. Đặc biệt, nếu kết hợp với chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, các chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Khói thuốc lá, đồ uống có cồn – nguyên nhân hàng đầu của ung thư vòm họng

Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh, những người hút thuốc lá trong thời gian dài (>30 năm) có nguy cơ mắc NPC cao gấp 3 lần bình thường. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong khói thuốc lá có hơn 70.000 hóa chất. Trong đó, có nhiều hóa chất độc lại làm tổn thương hệ gen của tế bào lành. Đây chính là nguyên nhân cốt lỗi gây nên bệnh ung thư. Rượu bia và đồ uống cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng và các loại ung thư khác.

Các bệnh tai – mũi – họng có thể gây nên ung thư vòm họng

Là nước có khí hậu nóng ẩm cộng với môi trường ngày càng ô nhiễm, tỷ lệ mắc các bệnh về tai, mũi, họng ở Việt Nam tương đối cao. Các bệnh này nếu không được điều trị triệt để cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Virus Epstein-Barr gây ung thư biểu mô vòm họng

Các chuyên gia khẳng định rằng, ung thư vòm họng có liên quan chặt chẽ đến virus Epstein-Barr (EBV). Loại virus này phổ biến trên thế giới. Chúng có thể lây lan sang nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mang bầu và trẻ nhỏ. Thực chất, không phải ai nhiễm virus EBV cũng bị mắc bệnh. Khi vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ làm bất loại phần lớn virus EBV. Tuy nhiên, nếu chưa bị bất hoạt, virus này có thể làm thay đổi cấu trúc gen trong các tế bào. Theo đó, các tế bào bình thường rất dễ biến thành tế bào ung thư.

Ung thư biểu mô vòm họng gây nên bởi hóa chất độc hại

Qua khảo sát, Hiệp hội Ung thư Mỹ chỉ ra, những người tiếp xúc lâu với bụi gỗ và formaldehyde (phóc – môn) có nguy cơ ung thư vòm họng cao hơn người bình thường. Formaldehyde là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có trong nhiều vật dụng gia đình:

  • Sơn tường, sơn cửa
  • Keo dán
  • Vec – ni
  • Gỗ ép công nghiệp

Hợp chất này được khoa học khẳng định không tốt cho sức khỏe con người. Nó có thể làm biến đổ gen trong tế bào, khiến tế bào bình thường bị tổn thương, gây nên ung thư.

Tình dục bằng miệng – yếu tố gây ung thư vòm họng

Có thể nói, tình dục bằng miệng là “thú vui” của không ít người. Chúng ta không thể phủ nhận về lợi ích của “cách yêu mới”:

  • Làm tăng khoái cảm
  • Phòng trái thai an toàn

Tuy nhiên, không nhiều người biết đến hiểm họa mà nó mang lại. Yêu bằng miệng là con đường nhanh nhất khiến bạn mắc các bệnh da liễu hay bệnh lây truyền qua đường tình dục như:

  • Lậu
  • Giang mai
  • Mụn rộp sinh dục…

Nguy hiểm hơn nếu bạn bị nhiễm virus HPV – chủng virus gây u nhú trên cơ thể người hay còn gọi là bệnh sùi mào gà. Khi mắc bệnh, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng.

Tình dục bằng miệng là nguyên nhân gây nên ung thư vòm họng

Tình dục bằng miệng là nguyên nhân gây nên ung thư vòm họng

Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng

Các triệu chứng của ung thư vòm họng trong thời gian đầu rất khó phát hiện. Bệnh thường phát triển âm ỉ đến giai đoạn cuối mới được phát hiện. Bởi vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây, cần nhanh chóng đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

NPC gây cảm giác khó nuốt nước bọt và thức ăn

Khó nuốt là dấu hiệu sớm của ung thư biểu mô vòm họng. Nhiều người thường chủ quan coi nhẹ triệu chứng này và coi như đau họng thông thường. Khó nuốt, đau họng có thể gây nên bởi sự phát triển của một khối u trong cổ họng. Nếu khối u ngày càng to, bạn sẽ càng cảm thấy khó khăn trong việc nuốt nước bọt cũng như thức ăn.

Thanh quản có bề mặt thô ráp, sần sùi – biểu hiện của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường khiến bạn cảm thấy khó chịu, bề mặt thanh quản thô ráp. Nếu cảm giác này kéo dày 1, 2 ngày thậm chí 1 tuần, bạn nên thăm khám ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu đầu của sự phát triển các tế bào ung thư.

Giọng nói thay đổi có thể do ung thư biểu mô vòm họng

Ung thư biểu mô vòm họng khi phát triển xung quanh các dây thanh âm sẽ khiến giọng nói thay đổi. Đừng chủ quan mà nghĩ rằng mình đang trong tuổi dậy thì nên thay đổi giọng nói. Biểu hiện này có thể do ung thư vòm họng gây nên.

Thường xuyên ho kéo dài – dấu hiệu cánh báo ung thư vòm họng

Nếu bạn bị ho thường xuyên, ho dai dẳng, thậm chí khàn tiếng, mất tiếng thì nên cẩn trọng. Triệu chứng ho thường được nhiều người chuẩn đoán  Đây có thể là dấu hiệu sớm của NPC. Ung thư biểu mô vòm họng có thể phát triển nhanh chóng nếu bạn bỏ qua dấu hiệu này.

Ung thư biểu mô vòm họng gây hiện tượng chảy máu mũi thường xuyên

Chảy máu mũi hoặc chảy máu cam ở một bên cánh mũi là dấu hiệu bạn không thể lơ là. Một trong những triệu chứng của ung thư biểu mô vòm họng là chảy máu mũi. Nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần, bạn cần nhanh chóng kiểm tra để tránh trường hợp không may.

Cổ xuất hiện các hạch xung quanh – biểu hiện của NPC

Ung thư vòm họng khiến cổ xuất hiện các hạch xung quanh. Tuy nhiên, ban đầu, các hạch xuất hiện với tần số nhỏ. Người bệnh phải thật tinh ý mới có thể phát hiện ra. Càng ngày, tần số xuất hiện xung quanh vòm họng và bên trong cổ càng lớn.

Nếu sờ thấy cổ xuất hiện các hạch cứng thì đây chính là mầm mống của các tế bào ung thư NPC. Các hạch này không hề gây nên cảm giác đau đớn nào cho người bệnh.

Xuất hiện các hạch bất thường xung quanh vùng cổ có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng

Xuất hiện các hạch bất thường xung quanh vùng cổ có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng

Phương pháp điều trị bệnh K vòm họng

Ung thư vòm họng có chữa khỏi không? Nhiều người suy nghĩ rằng, cứ mắc bệnh ung thư là sẽ chết. Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ đó, ung thư biểu mô vòm họng hoàn toàn có thể khỏi nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Do vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng đã nêu ở trên, bạn cần nhanh chóng đến bác sỹ để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học, nền y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị ung thư. Theo đó, mở ra hy vọng mới cho người mắc bệnh K vòm họng.

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh K vòm họng

Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ tận gốc bệnh ung thư. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, các bác sỹ thường phải dựa trên các yếu tố:

  • Vị trí nguyên phát
  • Phân loại lâm sàng
  • Phân loại bệnh
  • Thể trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân

Mục đích chính của phương pháp này là loại bỏ nhanh và hoàn toàn các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Từ đó, phương pháp điều trị này giúp giảm thiểu khả năng di căn và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư bao gồm:

  • Phẫu thuật xử lý bán vòm họng
  • Phẫu thuật xử lý toàn vòm họng
  • Phẫu thuật cắt bỏ hạch cổ

Phương pháp này được tiến hành trong điều kiện các bệnh nhân được phát hiện ung thư sớm. Lúc này, ung thư chưa di căn nên việc thực hiện phẫu thuật sẽ đem lại hiệu quả cao và tích cực.

Xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư NPC

Xạ trị là phương pháp thường được tiến hành kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật. Căn cứ vào từng giai đoạn khác nhau của bệnh K vòm họng, các bác sỹ sẽ xem xét thực hiện xạ trị như thế nào để đem lại hiệu quả nhất.

Xạ trị kết hợp vớ phẫu thuật đem lại hiệu quả điều trị ung thư vòm họng cao

Xạ trị kết hợp vớ phẫu thuật đem lại hiệu quả điều trị ung thư vòm họng cao

Phương pháp hóa trị hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng

Cũng giống như xạ trị, mục đích của phương pháp hóa trị là hỗ trợ điều trị bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nhằm giảm nhẹ triệu chứng và tình trạng bệnh.

Điều trị ung thư biểu mô vòm họng bằng phương pháp Đông y

Bên cạnh biện pháp điều trị Tây y, nhiều người lại tìm đến Đông y. Phương pháp Tây giúp người bệnh kéo dài sự sống. Song hiệu quả chữa bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng từng người. Một số bệnh nhân có thể trạng không tương thích với các thành phần của thuốc nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Những lúc này, họ thường tìm đến Đông y.

Ung thư vòm họng có thể điều trị bằng các phương pháp Đông y như:

  • Xoa bóp
  • Bấm huyệt
  • Sử dụng thuốc Nam
  • Châm cứu

Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông y được đánh giá là an toàn, ít gây các tác dụng phụ như Tây y. Các làm này thường mất nhiều thời gian mới phát huy được tác dụng.

Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vậy nên áp dụng cách chữa trị nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Nên điều trị K vòm họng bằng phương pháp Đông y hay Tây y? 

Các phương pháp điều trị Tây y đều là kết quả của nghiên cứu Y học tiến bộ. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư trong thời gian ngắn và triệt để.

Trong khi đó, các vị thuốc trong Đông y giúp cơ thể điều hòa, thích nghi với những bất lợi mà điều trị Tây y gây ra. Hơn thế, nếu áp dụng phương pháp điều trị Đông y lâu dài giúp cơ thể đào thải các tác nhân gây ung thư ra khỏi cơ thể. Từ đó, cơ thể tránh được nguy cơ di căn cũng như tái phát bệnh.

Cách điều trị ung thư vòm họng tốt nhất là kết hợp hài hòa giữa 2 phương pháp theo chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số dược phẩm đặc chế chuyên biệt cho bệnh ung thư. Trong các dược phẩm này chứa thành phần các vị thuốc Đông y để tiện và dễ dàng sử dụng.

Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý cho người ung thư vòm họng

Người ung thư vòm họng nên ăn gì? 
  • Đồ ăn thanh đạm: Quả la hán, mã thầy, bì lợn, rau chân vịt, mướp đắng… có tác dụng phòng tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc.
  • Những món nhẹ và dễ tiêu hóa: Súp kem, súp được làm từ các loại rau củ quả được xay mịn, bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc tinh chế, pasta, sữa chua, phô mai trắng. Trong đó, súp được xay nhuyễn mịn sẽ giúp cho việc đưa thức ăn vào dễ dàng hơn.
  • Những thức ăn giàu dinh dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Thực phẩm cần đa dạng để kích thích sự thèm ăn cho bệnh nhân.
  • Thêm một số thức ăn khai vị làm tăng sự thèm ăn cho người ung thư vòm họng. Lưu ý, bạn nên chia nhỏ thành 5 đến 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính trong ngày.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật: Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn nhiều hạnh nhân, uống nước mía, nước ép lê, cà rốt, táo, kiwi…
  • Chế độ ăn uống khi xạ trị: Bệnh nhân nên ăn những loại rau củ quả tươi. Đồng thời, người ung thư vòm họng có thể ăn món: Nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt…
  • Các loại thức ăn bổ khí tư âm cũng được khuyên dùng như cá chép, nấm hương, mộc nhĩ trắng, tổ yến, hướng dương, lê, ngân hạnh…
Bệnh nhân ung thư họng nên ăn nhiều hạnh nhân, uống nước mía, nước ép lê, cà rốt, táo, kiwi… sau xạ trị

Bệnh nhân ung thư họng nên ăn nhiều hạnh nhân, uống nước mía, nước ép lê, cà rốt, táo, kiwi… sau xạ trị

Ung thư vòm họng kiêng ăn gì? 
  • Tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao. Ví dụ như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.
  • Thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn khô cứng, sắc cạnh, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… thường gây kích ứng cổ họng và không được khuyên dùng
  • Ăn quá nhiều các loại hoa quả chua như cam, chanh cũng không tốt cho sức khỏe vì chúng làm kích ứng những tổn thương ở vòm họng.
  • Rượu bia, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác được là “thủ phạm” gây ung thư vòm họng. Chúng có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục sử dụng.
  • Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với bệnh nhân ung thư vòm họng. Bởi loại thực phẩm này có thể khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, đặc biệt với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi người nên ăn không quá 500g/tuần để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các loại bệnh ung thư.
  • Bệnh nhân không nên ăn đồ sống, tái, chần, chỉ ăn những thực phẩm đã chế biến chín hoàn toàn.Do sau khi hóa trị và xạ trị, hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn.
Người ung thư vòm họng nên từ bỏ rượu bia

Người ung thư vòm họng nên từ bỏ rượu bia

Xem thêm:

Ung thư vòm hầu họng và những điều nên biết – Báo Vietnamnet

Cách phòng bệnh ung thư vòm họng

Theo bác sỹ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, ung thư biểu mô vòm họng thường xảy ra ở nhóm tuổi 30-40 và 50-60. Tuy nhiên, trẻ em cũng là đối tượng có thể bị mắc bệnh. Do vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc căn bệnh hiểm nghèo này, mỗi người cần biết cách phòng tránh bệnh đúng, khoa học.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ung thư vòm họng hiệu quả

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư vòm họng. Bạn cần chú ý cân bằng và đa dạng các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên rằng, người dùng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các thức ăn chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Các loại thực phẩm này giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh ung thư.

Ngoài ra, chuối, cà rốt, củ cải cũng rất tốt cho cơ thể. Bởi các loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống  oxy hóa Fenolics. Dược chất này có tác dụng chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Hay dùng nghệ cũng giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát tán nhờ hoạt chất curcumin.

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng khuyên người dân không nên ăn các loại dưa muối, cà muối lên men. Đây đều là những loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Bỏ một số thói quen ăn uống gây bệnh ung thư vòm họng

  • Không uống đồ lúc còn quá nóng: Nước nóng rất dễ làm tổn thương tế bào ở cơ quan vòm họng. Vì vậy, việc  uống cà phê, trà, canh, súp khi vẫn còn nóng, bốc khói có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ung thư vòm họng.
  • Hạn chế ăn đồ nướng: Đồ nướng là một trong những lựa chọn hàng đầu của thực khác trong mùa đông. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã khuyến cáo, việc ăn nhiều đồ nóng có thể gây bệnh ung thư. Khoa học giải thích rằng, thực phẩm khi được nướng lên dễ sinh ra các chất có khả năng gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.
  • Không dùng chất kích thích: Các chất kích thích trong thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư họng. Khi sử dụng các chất này, họng là nơi đầu tiên hứng chịu những ảnh hưởng xấu. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, khói thuốc có chứa trên 60 chất sinh ung thư. Do vậy, nếu ngưng sử dụng thuốc lá, bạn sẽ giảm được 1/2 nguy cơ ung thư phổi và giảm dần nguy cơ ung thư họng, thực quản, bàng quang, thận và tuyến tụy .

Luyện tập thể dục phòng tránh nguy cơ mắc K vòm họng

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, mỗi người nên vận động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Việc vận động giúp cơ thể:

  • Cảm thấy thoải mái dễ chịu, giải tỏa stress
  • Giúp các cơ vận động, đốt cháy lượng mỡ thừa
  • Tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh tật, trong đó có ung thư vòm họng
Cần chú ý tập luyện, rèn luyện thể dục, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Cần chú ý tập luyện, rèn luyện thể dục, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Điều trị sớm các bệnh tai mũi họng ngăn ngừa ung thư họng

Các bệnh tai, mũi, họng nếu không được điều trị triệt để cũng là tác nhân gây ung thư vòm họng. Do vậy, khi phát hiện những biểu hiện bất thường ở tai, mũi họng, bạn cần tới các cơ sở y tế khám chữa.

Bên cạnh đó,  kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Việc này giúp cơ thể phòng tránh và phát hiện ra bệnh kịp thời.

Riêng với ung thư vòm họng, việc chẩn đoán thường bị chậm do:

  • Đặc điểm về vị trí giải phẫu khó khám
  • Các triệu chứng vay mượn của các bộ phận quanh vòm họng
  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường nghĩ đơn giản là mình bị đau họng, rát họng do nói nhiều. Đa số người bệnh thường mua thuốc uống mà không tới các cơ sở y tế khám chữa. Điều này khiến bệnh thêm nặng.

Do vậy, nếu ung thư vòm họng được chuẩn đoán sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao. Ví dụ như phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn đầu thì cơ may chữa khỏi trung bình từ 70 – 90%. Còn nếu chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn muộn cơ may chữa khỏi chỉ còn 15 – 30%.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button