Ung thư dạ dày di căn hạch cổ là hiện tượng thường gặp khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối. Vậy ung thư dạ dày di căn sang hạch cổ như thế nào và tiềm ẩn những mối nguy hiểm ra sao? Ung thư dạ dày di căn hạch chữa được không? Bệnh có thể chữa bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Ung thư dạ dày di căn hạch là một căn bệnh nguy hiểm. Lúc này các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn hệ bạch huyết khiến người bệnh đau đớn. Đây cũng được xem là trường hợp phổ biến của các bệnh nhân ung thư dạ dày xảy ra di căn.
Ung thư dạ dày di căn hạch như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì cơ thể chúng ta gồm rất nhiều những bộ phận nhỏ và các tế bào hạch phân bổ trên toàn cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là tiêu diệt các tế bào già hay không còn thực hiện được của cơ thể. Nhờ đó, chúng góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh hơn. Dạ dày của chúng ta có 4 nhóm hạch chính. Đó là các hạch vị trái, hạch cạnh tâm vị, nhóm hạch tụy, lách, nhóm hạch trên môn vị và nhóm hạch dưới môn vị. Đối với người bệnh mắc ung thư di căn thì khối u có thể di căn đến bất cứ nhóm hạch nào trong khu vực dạ dày hoặc ung thư dạ dày di căn hạch cũng có thể xảy ra.
Ung thư dạ dày di căn hạch là bệnh ung thư thường xảy ra khi các tế bào ung thư đã theo các đường bạch huyết lan đến vùng cổ tạo thành các khối u có kích thước khác nhau. Ung thư dạ dày di căn hạch hầu hết được phát hiện ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất hiện sớm hơn ở giai đoạn IB hoặc II.
Dấu hiệu ung thư dạ dày di căn hạch
Ung thư dạ dày di căn hạch có thể phát hiện sớm bởi bệnh có nhiều biểu hiện rõ ra bên ngoài. Một số biểu hiện cụ thể của bệnh như sau:
- Xuất hiện các nốt hạch kích thước to nhỏ khác nhau dọc bên dưới xương hàm. Hoặc các vị trí khác quanh vùng cổ như mang tai, cổ họng…
- Hạch cứng, di động, thường di chuyển xung quanh và không cố định. Ấn vào không đau, tuy nhiên nốt hạch có thể vỡ ra và gây viêm loét.
- Ngứa cổ, khó chịu khi nuốt thức ăn.
- Thường xuyên ho dai dẳng vào ban đêm.
- Một số hạch cổ kích thước lớn có thể chèn ép lên động mạch cổ gây đau đớn.
- Sốt cao trên 39 độ C, mất nước.
- Nôn ói khi ăn, chán ăn.
Khi bệnh đã xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như trên, bạn phải ngay lập đến gặp bác sĩ. Theo sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ bạn sẽ có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất!
Bệnh nhân ung thư dạ dày di căn hạch có thể sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày di căn hạch thường ở giai đoạn cuối khi bệnh ung thư dạ dày đã rất nặng. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn này việc chữa trị sẽ rất khó khăn.Thông thường các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần dạ dày và một số phần khối u đã di căn. Trường hợp bệnh đã nặng thì bác sĩ chủ yếu truyền hóa chất và hóa trị. Việc này được thực hiện để giảm thiểu đau đớn, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Hầu hết các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn chỉ có tác dụng giúp hạn chế sự phát triển của khối u.
Tỉ lệ người bị ung thư dạ dày di căn sống trong 5 năm tiếp theo là từ 5-10%. Tuy nhiên, với nhiều người thì thời gian sống rất nhiều năm tiếp theo. Với điều kiện người bệnh có ý chí chiến đấu và biện pháp điều trị đúng khoa học.
Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không? – Báo Vietnamnet
Biện pháp điều trị ung thư dạ dày di căn hạch
Về phương pháp điều trị ở giai đoạn này, hóa trị hoặc điều trị trúng đích có thể được áp dụng. Mục tiêu của việc điều trị là giúp kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phương pháp hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Đặc biệt với các trường hợp di căn vì đây là biện pháp điều trị toàn thân.
Phương pháp điều trị trúng đích được áp dụng với những trường hợp giai đoạn nặng.Thông thường nó sẽ được kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả cho mục tiêu điều trị. Tuy nhiên, phương pháp điều trị trúng đích chỉ áp dụng cho ung thư có tế bào khối u là HER2. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố quyết định như sức khỏe người bệnh, tình trạng bệnh…luôn luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ngoài việc sử dụng các biện pháp can thiệp của y học, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cũng nên chú ý đến biện pháp điều trị thông qua chăm sóc sức khỏe và chăm sóc tinh thần.
Chăm sóc thể chất
Bệnh nhân cần được có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất dinh dưỡng. Tốt nhất thức ăn nên được làm mềm và loãng để dễ tiêu hóa hơn. Nếu người bệnh không thể tự ăn thì phải truyền chất dinh dưỡng trực tiếp.
Chăm sóc tinh thần
Đây là khâu cực kì quan trọng, người bệnh cần được chia sẻ, động viên tinh thần. Điều này giúp bệnh nhân tiếp tục giữ ý chí và nghị lực chiến đấu với căn bệnh.
.