Giỏ hàng

Chè dây với tác dụng của cây chè dây và cách dùng chữa bệnh tốt nhất

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Chè dây là gì? Công dụng, tác dụng của chè dây chữa bệnh gì: đau dạ dày, giảm cân. Cách dùng chè dây tươi, khô tốt nhất. Lưu ý dùng chè dây tránh tác dụng phụ. Cách trồng, bảo quản trà dây tươi, khô. Hướng dẫn phân biệt chè dây thật giả, chè đắng và chè dây. Giá chè dây tươi, khô bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ mua bán trà dây chính gốc.

Đặc điểm của chè dây và tác dụng cách dùng chè dây đúng cách

Đặc điểm của chè dây và tác dụng cách dùng chè dây đúng cách

Đặc điểm chè dây?

Chè dây được sử dụng là một loại thảo dược quý. Nhiều công trình khoa học đã được nghiên cứu và khẳng định về tác dụng của trà dây. Theo Đông y, trà dây được đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy loại thảo dược này là gì và có đặc điểm ra sao?

Chè dây là gì?

Chè dây còn có tên khác là khau rả, trà dây hay bạch liễm. Tên khoa học của chè dây là Ampelopsis cantoniensis. Cây có tác dụng tốt nhất với bệnh dạ dày nhờ hoạt chất flavonoid. Đến nay, trà dây được trồng phổ biến ở nước ta để đáp ứng cho công nghiệp bào chế dược phẩm.

Chè dây

Chè dây rừng mọc ở đâu?

Chè dây thích hợp với khí hậu vùng ôn đới. Cây thường mọc hoang tại các triền núi tại các ngọn núi cao. Ở Việt Nam, trà dây được tìm thấy tại Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai (SaPa), Tuyên Quang, Yên Bái…

Những năm gần đây, chè dây rừng trở nên khan hiếm hơn do bị thu hái bừa bãi, cạn kiệt. Trà dây đã được nhiều công ty dược phẩm đem về trồng và nhân giống.

Chè dây rừng mọc ở đâu và có tác dụng như thế nào

Chè dây rừng mọc ở đâu và có tác dụng như thế nào

Hình ảnh chè dây

Hình ảnh chè dây phổ biến dưới hai dạng đó là dạng tươi và dạng khô. Ngoài ra hiện nay trà dây được chế biến theo nhiều phương pháp hiện đại như làm thành cao chè dây, trà dây túi lọc.

Hình ảnh chè dây dạng tươi

Chè dây là loại cây dây leo. Cây thường cao không quá 1m, dây leo có thể mọc dài 2 – 3m và quấn vào các cây khác. Lá trà dây có răng cưa gần giống lá kinh giới nhưng có viền màu tía. Phần mép răng có cưa, mặt lá nhẵn, màu rất nhạt, mặt trên xanh thẫm. Lá chè dây non màu thiên đỏ, càng già càng xanh.
cây chè dây chữa bệnh
Mỗi lá có chiều dài khoảng 7 – 10cm. Hoa chè dây gần giống với nụ hoa tam thất nhưng màu vàng và tươi hơn. Hoa chè dây màu trắng, mọc thành chùm. Các hoa cũng phân nhánh nhưng chân nhánh ngắn, không rõ ràng gần giống với bông tuyết nhưng màu trắng ngà. Ra hoa vào tháng 6 -7, vào tháng 9 là bắt đầu có quả. Quả chè dây màu đỏ, nhỏ như quả si. Nếu không phải là người thường xuyên đi rừng sẽ rất khó nhận biết chính xác cây trà dây.

Hình ảnh chè dây dạng khô

Chè dây khi phơi khô thường có màu trắng mốc trên bề mặt lá do nhựa cây tiết ra trong quá trình chế biến. Theo các lương y, trà dây càng tiết nhiều nhựa thì dược tính của cây càng cao. Đây là đặc điểm dễ dàng nhận dạng chè dây khô. Ngoài ra, lá và thân cây trà dây sau khi phơi khô thì thường giống với các loại lá khác.

Chè dây dạng tươi và chè dây dạng khô đều có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày.

Chè dây dạng tươi và chè dây dạng khô đều có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày.

Hình ảnh chè dây dạng cao

Đây là chế phẩm rất phổ biến của chè dây trong việc ứng dụng điều trị bệnh dạ dày. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta chế biến trà dây dạng cao thành viên con nhộng. Trong đó, phải kể đến các loại thuốc dạng cao từ chè dây như: Ampelop của Traphaco, thuốc HP Max của Nhật Phát…

Hình ảnh chè dây dạng túi lọc

Chè dây dạng túi lọc là cách đơn giản và tiết kiệm thời gian so với việc nấu hay sắc chè dây. Hiện nay có rất nhiều hãng áp dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại như: Trà dây A – G Cao Bằng, Trà dây Lava đã ra đời các dòng sản phẩm chè dây dạng túi lọc, đảm bảo nồng độ phù hợp nhưng vẫn giúp điều trị bệnh tốt. Bên cạnh tác dụng điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, trà dây còn giúp an thần và giải độc gan hiệu quả.

Cách trồng chè dây đúng kĩ thuật

Hiện nay, nhu cầu sử dụng chè dây ngày càng tăng cao, trong khi nguồn nguyên liệu tự nhiên càng khan hiếm. Do đó, sẽ làm tăng nguy cơ không cung cấp đủ sản phẩm này cho việc sản xuất. Trước tình hình đó, rất nhiều công ty, doanh nghiệp và các hộ gia đình tiến hành trồng loại cây này.

Đặc điểm của trà dây chỉ phù hợp với những vùng núi cao như: Hòa Bình, Thái Nguyên, Sapa (Lào Cai) nên hầu như chỉ có những khu vực này mới canh tác được. Cách trồng trà dây tuy đơn giản nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng chè dây phải đảm bảo đất tơi xốp, thoáng đãng, thời gian trồng thích hợp.

Kỹ thuật trồng chè dây phải đảm bảo đất tơi xốp, thoáng đãng, thời gian trồng thích hợp.

Cách chọn cành trà dây và nhân giống

Đây chính là yếu tố đầu tiên khi trồng trà dây. Việc chọn cành trà dây như thế nào, kích cỡ bao nhiêu? Cách nhân giống trà dây ra sao để cây được phát triển và khỏe mạnh nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Từ những cây trà dây mọc hoang dại, tìm kiếm đặc điểm thổ nhưỡng nơi đây xem có phù hợp với khí hậu trồng không? Từ đó đem nhân giống vô tính hom chè dây, sau từ 2 – 3 tuần cây phát triển và dâm vào bầu.

Để thúc đẩy quá trình ra rễ, chúng ta có thể sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo liều lượng theo đúng yêu cầu khoa học. Tháng 7 – 8 là thời gian hợp lý nhất để dâm loại cây này. Nếu trồng vào mùa hè, nhiệt độ nóng sẽ làm đất trồng khô, cây dễ chết. Ngược lại, vào mùa đông khí hậu những vùng núi cao thường có băng giá. Trong khi cây còn nhỏ, khả năng chịu đựng dưới cái lạnh dưới 0 độ C là rất khó khăn. Do đó, để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh thì nên dâm cây vào mùa thu (khoảng tháng 7 hoặc tháng 8).

Thông thường, kích thước mỗi hom khoảng từ 5 – 12mm, độ dài từ 18 – 25cm. Với kích thước này, cây có thể đủ khả năng để phát triển khỏef mạnh, mang lại kinh tế cao. Sau đó giâm trong cát khoảng 20 ngày, hom sẽ ra dễ. Bứng cây ra giâm vào bầu, khi bứng nên cắt có 1/2 đất cát pha lẫn với 1/2 đất thịt. Khi cây con xuất hiện chồi, có chiều dài từ 2 – 5cm, (khoảng 3 tháng) thì đem trồng.

Hướng dẫn chọn đất trồng trà dây

Đất trồng trà dây thích hợp nhất là trên vùng đất đồi. Đặc điểm đất phải thoáng đãng, tơi xốp, thấm nước nhanh. Thường là những khu vực ven đường, ven đồi hoặc chỗ trống trong rừng. Trước khi trồng cần làm luống và giàn để cây leo lên và phát triển. Nếu như tháng 7 – 8 là thời gian thích hợp để gieo hạt và chiết bầu thì tháng 3 là thời vụ trồng chè dây thích hợp nhất.

Khoảng cách trồng trà dây là 50cm x 30cm. Không nên trồng quá sát, cây sẽ không có không gian “thở” để sinh trưởng và phát triển. Ngược lại, việc trồng quá thưa sẽ làm tốn diện tích, từ đó khiến hiệu quả kinh tế không cao. Về phân bón, trung bình cứ 100 – 200 kgN/ha. Thời gian bón phân linh động và chia làm nhiều lần cho đến khi gần thu hoạch. Trong thời gian trồng, chú ý phát dọn cây cỏ xâm lấn và vun xới xung quanh gốc cây. Điều này sẽ đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí cho cây.

CÁCH TRỒNG CHÈ DÂY

Cách thu hoạch và chế biến trà dây

Thời gian thu hái chè dây từ tháng 4 đến tháng 10. Thu hái cả lá và dây.

Quy trình chế biến trà dây rất nghiêm ngặt, sử dụng nước ozôn ngâm khi còn tươi sau đó mới chế biến. Có thể thực hiện theo 2 phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp ngâm lá tươi với nước ozôn, rửa sạch sấy khô;
  • Phương pháp ngâm lá tươi với nước ozôn, rửa sạch, ủ, sao khô.

Tiêu chí an toàn của trà dây sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, nếu chè dây đảm bảo được những tiêu chí dưới đây mới thực sự chất lượng.

  • Giới hạn vi sinh vật ở mức cho phép;
  • Giới hạn kim loại: Đồng, Chì, Thủy Ngân, Cadimi, Arsen;
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giới hạn: DDT, 666;
  • Định lượng hoạt chất Flavonoid trong lá chè dây phải cao.

Chè dây có tác dụng gì?

Tác dụng của chè dây từ xa xưa đã được tin tưởng như một loại thảo dược chữa bệnh rất hữu hiệu. Chè dây còn được nghiên cứu trong việc điều trị bệnh lý về dạ dày.

Cây chè dây có thành phần hóa học chủ yếu là tanin, flavonoid và đường. Các dược chất trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, chè dây còn có một số tác dụng khác như kháng viêm, giải độc gan hiệu quả, điều trị mất ngủ…

Chè dây có tác dụng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Chè dây có tác dụng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Tác dụng của chè dây theo y học cổ truyền

Theo Đông Y, chè dây có vị ngọt đắng, tính mát. Chè dây có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh. Chè dây thường được dùng như một loại chè giải nhiệt, kháng viêm tiêu độc. Sử dụng chè dây rất an toàn, không gây bất kì tác dụng phụ nào. Loại cây này thường được một số dân tộc miền núi Tây Bắc sử dụng như nước uống hàng ngày.

TÁC DỤNG CỦA CHÈ DÂY

Tác dụng của chè dây theo nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của PGS.TS Vũ Nam

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của PGS. TS Vũ Nam chỉ ra rằng: Chè dây có hiệu quả đặc biệt với các bệnh lý về dạ dày. Nghiên cứu dựa trên các kết quả thực tiễn thu được từ bệnh viện Bạch Mai, Viện Y học cổ truyền và Viện E. Chè dây có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày dựa trên cơ chết sau:

  • Diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP). Có tới 90% bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày mãn tính hiện nay là do vi khuẩn Helicobarter Pylori.
  • Giảm đau kháng viêm: Chè dây có tác dụng giảm đau mạnh nhờ cơ chế trung hoà axit. Đồng thời giúp làm liền các vết loét. Thông thường người bệnh sẽ giảm các cơn đau chỉ sau 8 – 9 ngày sử dụng.
  • Mát gan, an thần: Nhiều loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh nhưng lại hại gan nặng. Không giống như vậy, chè dây không gây ảnh hưởng đến cơ chế đào thải của gan cũng như rối loạn giấc ngủ. Nhờ dược chất flavonoid mà chè dây có tác dụng mạnh trong việc giải độc gan và an thần. Do vậy, bệnh nhân có thể ăn ngủ tốt, yên tâm trong quá trình điều trị mà không lo biến chứng.

Tác dụng của chè dây diệt trừ vi khuẩn HP

Xoắn khuẩn HP là một loại vi khuẩn tồn tại trong 80% dân số Việt Nam. Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống, dùng chung bát đũa, nước bọt… Phần lớn xoắn khuẩn HP ở người khoẻ mạnh đều tồn tại hoà bình với các vi khuẩn khác. Tuy vậy, đối với những người bị đau dạ dày thì xoắn khuẩn HP lại là một vi khuẩn nguy hiểm.

Vi khuẩn HP gây viêm, tổn thương dạ dày dẫn đến những vết loét. Đồng thời, khuẩn HP gây ra biến đổi tế bào, làm tăng cao khả năng ung thư dạ dày. Xoắn khuẩn HP khi tác động xấu vào dạ dày sẽ dẫn đến bệnh tình càng nặng thêm.

Để điều trị được căn bệnh dạ dày này, trước tiên người bệnh phải diệt trừ được loại xoắn khuẩn này đầu tiên. Người dùng mất nhiều công để tìm hiểu các loại thuốc tốt nhất cho bệnh. Nhưng đa phần các loại thuốc Tây lại không diệt được triệt để vi khuẩn. Thậm chí còn có nhiều trường hợp kháng thuốc, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Chè dây là vị thuốc với hoạt tính kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt trừ vi khuẩn HP hiệu quả. Chè dây được nhiều người bệnh tin dùng như một giải pháp hiệu quả trong những trường hợp trên. Nhờ cơ chế làm sạch và diệt, vi khuẩn sẽ bị chè dây tẩy sạch khỏi niêm mạc dạ dày.

Qua quá trình tác động nhờ cơ chế diệt khuẩn, vi khuẩn sẽ chết dần và bị loại bỏ ra khỏi dạ dày. vậy các phương thuốc kháng sinh gặp nhiều trường hợp kháng thuốc, gây mệt mỏi cho người bệnh mà không hiệu quả.

Công dụng tác dụng của nấm lim xanh chữa bệnh gì
Xem thêm: Tác dụng của nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư, chữa bệnh gan và các bệnh nan y – Báo VnExpress. Nấm lim xanh chữa bệnh gì và nấm lim xanh có tác dụng gì. Công dụng của nấm lim xanh điều trị các bệnh mãn tính: chữa huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, xơ gan nhiễm mỡ và men gan cao, giải độc gan.

Chè dây kháng viêm, làm liền vết loét

Viêm loét dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không chữa trị triệt để. Các vết loét sau một thời gian sẽ càng tấy và khó lành. Nhờ hoạt chất flavonoid có trong chè dây mà các vết loét sẽ lành và bớt viêm nhiễm. Từ đó, bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Qua các nghiên cứu thực tế cho thất có đến 50% bệnh nhân liền được vết loét nhờ chè dây. Trong 6 tháng sử dụng và điều trị, người bệnh đã đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, các loại thuốc khác chỉ đem đến hiệu quả cho 20 – 30 % bệnh nhân được điều trị.

CÔNG DỤNG CỦA CHÈ DÂY
Chè dây rất lành, không có tác dụng phụ nên được nhiều người dùng ưa chuộng. Hiệu quả chữa bệnh dạ dày của chè dây không thua kém gì thuốc Tây y. Nếu dùng chè dây chữa bệnh sẽ có những ưu điểm sau:

  • Không có tác dụng phụ
  • Không ảnh hưởng đến gan, thận.
  • Trẻ em trên 5 tuổi dùng được chè dây để điều trị bệnh đau dạ dày nguyên do từ việc nhiễm khuẩn HP qua đường ăn uống.

Chè dây có tác dụng chống mất ngủ và giải độc gan

Nhiều trường hợp không trị dứt điểm được chứng đau dạ dày nguyên do bởi có những tác động xấu đến cơ thể. Việc điều trị bệnh dạ dày gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Điển hình là mất ngủ và stress là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mãi không khỏi. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh còn diễn biến nặng hơn, gặp khó khăn về điều trị.

Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Tây quá nhiều sẽ dẫn đến hại gan thận. Do cơ chế đào thải qua gan quá mạnh dẫn đến nguy hại cho gan thận, khiến bệnh nhân mệt mỏi.

Chè dây ngoài việc diệt vi khuẩn PH còn giúp đào thải chất độc qua gan. Từ đó giúp bệnh nhân dễ ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi. Do đó, chè dây có thể dùng để chữa bệnh mà không lo sẽ có tác dụng phụ nguy hiểm nào không.

Chè dây có tác dụng giải độc gan, không gây hại cho gan

Chè dây có tác dụng giải độc gan, không gây hại cho gan

Tác dụng của chè dây trong việc trung hoà dịch vị

Bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên nguyên do từ việc lượng axit tiết ra quá nhiều. Đau dạ dày dẫn đến ợ chua, đau bụng âm ỉ, râm ran, gây khó chịu cho người bệnh. Chè dây có tác dụng trung hoà lượng dịch vị này để giảm đau dạ dày. Nhờ cơ chế trung hòa dịch vị mà các vết sẹo, hạn chế tối thiểu lượng axit dư thừa trong dạ dày.

CHÈ DÂY CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Tác dụng của chè dây khô

Chè dây khô là cách sơ chế phổ biến đem đến những công dụng tốt cho cơ thể. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy trong chè dây khô có chứa 2 chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn là: Flavonoid và tanin.

Hai dược chất trên có tác dụng:

  • Hạ huyết áp một cách từ từ, không giảm đột ngột.
  • Điều trị các bệnh mụn nhọt, viêm, ngứa. Đặc biệt là nổi rôm do nóng trong người
  • Có thể dùng chữa viêm răng lợi.
  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đem lại giấc ngủ ngon cho người bệnh.

Tham khảo thêm: Công dụng chè dây chữa viêm loét dạ dày – Báo Thanh Niên

Tác dụng phụ của chè dây

Hiện nay có nhiều người đồn đoán về tác dụng phụ của trà dây. Vậy sự thật về tác dụng phụ cây thuốc này thực sự như thế nào?

Chè dây có tác dụng phụ không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Chè dây có tác dụng phụ không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Chè dây có tác dụng phụ không?

Nhiều người cho rằng tác dụng phụ của trà dây rất nguy hiểm. Không chỉ không khỏi bệnh mà nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy, tác dụng phụ của trà dây như thế nào?

Xin khẳng định: Trà dây hoàn toàn không có tác dụng phụ. Nếu sử dụng theo đúng liều lượng, đúng cách sẽ không gây ra bất kỳ hiện tượng nào. Thực tế, tác dụng phụ của trà dây chỉ xảy ra khi mua trà dây kém chất lượng hoặc sử dụng sản phẩm quá liều.

Uống trà dây quá liều là nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ

Minh chứng cụ thể cho điều này, ngày 25/1 vừa qua tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 65 tuổi từ Hà Nam lên. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn chức năng gan nặng, tan máu nghiêm trọng.

Được biết, nguyên nhân là do bệnh nhân được người quen tặng cho chè dây ở Hòa Bình. Nghe nói loại cây thuốc này rất tốt cho sức khỏe nên uống quá nhiều, không tuân thủ theo liều lượng cụ thể. Việc sử dụng trà dây quá nhiều sẽ dẫn đến các hiện tượng như:

  • Vàng da;
  • Vàng mắt;
  • Người mệt mỏi;
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Do đó, để đảm bảo trà dây chữa bệnh tốt nhất, người sử dụng nên đảm bảo tuân thủ liều lượng theo chỉ định bác sĩ. Thực tế, việc sử dụng thảo dược phải phù hợp với cơ địa của mỗi người. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng sẽ gây hại cho cơ thể.

Sử dụng chè dây giả, kém chất lượng dẫn đến tác dụng phụ

Trên thực tế, có không ít trường hợp dùng trà dây đúng liều lượng nhưng vẫn có tác dụng phụ. Qua kiểm tra, các chuyên gia cho rằng, do sử dụng trà giả, kém chất lượng hoặc đã hỏng. Trường hợp bệnh nhân 65 tuổi ở Hà Nam trên đã sử dụng trà dây giả nên dẫn đến tử vong.

Vì vậy, người tiêu dùng phải thật cảnh giác trong việc mua sản phẩm này. Theo các chuyên gia, người dùng không nên mua trà dây ở những địa điểm du lịch, bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Bởi nhiều người biết đến công dụng của trà dây nên đã đổ xô đi hái. Những người không có kinh nghiệm dễ hái nhầm lá không phải trà dây. Do đó, nên đến những cơ sở uy tín để mua sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Hướng dẫn cách dùng chè dây chữa bệnh tốt nhất

Tác dụng chữa bệnh của chè dây hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn và cách dùng. Lựa chọn sản phẩm chất lượng, áp dụng đúng đối tượng sẽ không những phát huy tối đa công dụng chữa bệnh mà còn hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Sơ chế, chế biến chè dây

Chọn thời điểm thu hái trà dây

Theo các lương y, trà dây có tác dụng trị bệnh tốt nhất khi cây chưa ra hoa và kết quả. Nguyên nhân do các thành phần dược chất trong thảo dược này nằm chủ yếu trong thân và lá. Do vậy, để thu hái được chè dây chất lượng, bạn cần chọn đúng thời điểm thu hái.

Chè dây hầu như được thu hái quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Người dân nên thu hoạch chè dây trước khi cây ra hoa và quả. Bởi trong thời điểm này, lá cây phát triển mạnh và chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi ra hoa và quả, lá cây già đi đồng nghĩa với việc thành phần dược chất suy giảm.

Trong Đông y, người ta dùng toàn bộ cây chè gồm dây và lá để làm thuốc chữa bệnh. Khu thu hoạch, người dân thường thu hái lá và phần dây non, nhỏ. Những dây già và lớn do không còn nhựa trắng nên sẽ không được thu hái.

Thời điểm thu hái ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh của chè dây

Thời điểm thu hái ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh của chè dây

Công đoạn sơ chế chè dây đúng chuẩn

Sau khi thu hái, người ta cắt chè dây thành các đoạn ngắn sao cho lượng nhựa trắng chảy ra nhiều nhất. Trà được đảo đều để phần nhựa trắng bám dính đều trên các cánh chè. Các lương y khẳng định rằng, loại trà dây nào càng nhiều nhựa trắng thì công dụng chữa bệnh càng cao.

Tiếp theo, chè dây sẽ được ủ khoảng 8 tiếng. Sau 8 tiếng, nhựa chè chuyển thành phấn, các chất trong chè lên men.

Cuối cùng, chè dây được đem ra phơi cho đến khi khô hẳn. Lưu ý rằng, chè đạt tiêu chuẩn khi chúng có màu xanh nhạt, mùi thơm dịu và nhiều phấn trắng bám vào búp chè. Khi quan sát, nhiều người có thể nhầm tưởng chè bị mốc. Thực chất, đây là phấn của chè dây.

Cách sử dụng chè dây chữa bệnh hiệu quả

Khi công dụng chè dây trị bệnh hiệu quả lan truyền rộng rãi, nhiều người tìm mua trà dây với mong muốn bệnh tình được cải thiện. Tuy nhiên, không phải cứ mua trà dây về sử dụng sẽ thu được kết quả tốt. Muốn trà dây phát huy tối đa công dụng chữa bệnh, người dùng cần đảm bảo đầy đủ các khâu sau:

  • Chọn nguyên liệu chất lượng
  • Chuẩn bị dụng cụ pha chè dây;
  • Cách pha chè chuẩn;
  • Uống chè đúng.

Mỗi khâu trong các bước sử dụng đều rất quan trọng. Người dùng không nên bỏ qua hoặc lơ là bất kì bước nào.

Chọn trà dây chất lượng

Việc lựa chọn trà dây chất lượng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chữa bệnh. Bởi vậy, khi chọn nguyên liệu, bạn nên đặc biệt chú ý đến màu sắc và phấn trắng trên cánh chè. Chè dây càng nhiều phấn trắng thì chất lượng càng tốt. Nếu sản phẩm không có lấm tấm trắng như mốc thì trà đó không có nhiều dược chất.

Chuẩn bị dụng cụ pha trà dây

Dụng cụ pha trà dây rất đơn giản và dễ kiếm. Bạn cần chuẩn bị:

  • Ấm pha trà khô hoặc trà tươi;
  • Nước pha trà dây phải là nước đun sôi, đủ độ nóng;

Tất cả các dụng cụ pha trà cần đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh.

Các bước pha chè dây dùng làm nước giải khát

Những ai muốn ăn ngon, ngủ sâu hơn có thể dùng trà dây uống thay nước hàng ngày. Pha chè dây tương đối đơn giản. Chè được pha như các loại trà thông thường khác. Để pha trà dây làm nước giải khát hàng ngày, bạn có thể tiến hành theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị: Trà dây từ 10 -15g/150ml.
  • Tráng chè: Tiến hành tráng chè bằng nước đun sôi. Bỏ chè vào ấm, đổ một chút nước sôi vào ấm rồi lắc nhẹ. Sau đó đổ lần nước này đi.
  • Pha chè: Chế 150ml nước sôi vào ấm. Đợi khoảng 10 phút là có thể sử dụng.
Cách dùng trà dây hỗ trợ điều trị bệnh

Tùy thuộc và tình trạng bệnh mà người bệnh sử dụng liều lượng chè dây thích hợp. Nếu sử dụng trà dây để trị đau dạ dày, người dùng cần căn cứ vào tình trạng bệnh và cơ địa để dùng đúng liều lượng. Tốt nhất, nên tham khào ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

CÁCH DÙNG CHÈ DÂY CÁCH UỐNG CHÈ DÂY

Lưu ý khi sử dụng trà dây tránh tác dụng phụ

Những ai nên và không nên uống trà dây?

Trong Đông y, chè dây có tính bình, vị ngọt, có công dụng trừ độc, tiêu viêm. Nếu sử dụng lâu dài cũng không hề gây tác dụng phụ. Do vậy, bên cạnh những người bị bệnh, người bình thường hoàn toàn có thể uống nước trà dây. Uống nước trà dây hàng ngày không những tăng cường sức khỏe mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm.

Những đối tượng dưới đây nên sử dụng chè dây:

  • Người viêm loét dạ dày, hành tá tràng;
  • Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP;
  • Những người làm việc trí óc nhiều, thường xuyên bị stress dùng trà dây rất tốt.
  • Người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Người xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua.
  • Người viêm họng cấp, viêm amidan cấp tính, viêm thận cấp tính.
  • Người bị bệnh ngoài da, mụn nhọt, viêm răng lợi;
  • Người không bị bệnh, có sức khỏe bình thường dùng trà dây để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Lưu ý rằng, trà dây có công dụng điều trị hoa mắt, chóng mặt. Tuy nhiên, người huyết áp thấp nên đặc biệt lưu ý khi sử dụn. Người huyết áp thấp tuyệt đối nếu uống trà dây khi đói có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, đối tượng này cần uống thảo dược khi no. Khi uống nên thêm đường hoặc mật ong.

Cách dùng trà dây thế nào để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh?

Cách dùng trà dây thế nào để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh?

Uống chè dây như thế nào để phát huy tối đa công dụng?
  • Trừ những người huyết áp thấp, người bệnh có thể dùng nước trà dây bất cứ khi nào trong ngày. Tuy nhiên, để chè dây phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 20 đến 30 phút.
  • Chè dây có thể uống lạnh hoặc nóng. Dù vậy, bạn không nên lạm dụng việc uống trà dây quá lạnh. Bởi việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
  • Nước trà dây sau khi pha nên sử dụng hết trong ngày. Sử dụng nước trà để qua đêm có thể xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy.
  • Nên sử dụng đúng và đủ liều lượng theo quy định của bác sỹ. Liều lượng chè dây thông thường khuyên dùng chỉ từ 60 đến 70g/ngày/người. Việc sử dụng quá liều lượng có thể gây nên những triệu chứng khó chịu. Nếu chỉ dùng trà dây với mục đích thanh nhiệt, bạn chỉ nên dùng từ 15 đến 20g trà/150l nước sôi mỗi ngày.
Uống trà dây có phải kiêng gì không?

Khi dùng trà dây, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để thảo dược phát huy công hiệu và hạn chế tác dụng phụ:

  • Nếu dùng trà dây để hỗ trợ chữa bệnh viêm dạ dày, bạn cần hạn chế thức ăn có vị chua, chứa nhiều axit như: dưa muối, xoài xanh, cà muối.
  • Các loại gia vị như: tỏi ớt, hạt tiêu tránh gây kích ứng dạ dày nên cũng cần hạn chế.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia và chất kích thích như: Cà phê, thuốc lá…
Dùng trà dây bao lâu thì phát huy tác dụng?

Thời gian phát huy tác dụng của các loại thuốc Nam nói chung và trà dây nói riêng không nhanh chóng như thuốc Tây y. Qua khảo sát nhiều bệnh nhân sử dụng thảo dược cho thấy, sau 8 đến 9 ngày, có đến 90% bệnh nhân đau dạ dày hết đau. Sau liệu trình 2 tháng điều trị, người bệnh có cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn, dạ dày hết viêm và liền sẹo. Đây chính là tin vui cho những bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.

Cách bảo quản chè dây tươi khô

Trà dây có thể sử dụng như trà xanh bình thường hàng ngày. Hoặc dùng có nhiều thời gian thì sắc lấy nước uống. Khi uống có mùi thơm rất dễ chịu, lúc đầu hơi đắng nhưng khi sau có vị ngọt nhẹ. Chè dây tươi và khô cần có cách bảo quản cẩn thận để trà không bị mốc và sử dụng được lâu dài.

Cách bảo quản trà dây tươi

Trà dây tươi cắt để vài giờ sẽ héo úa, khi nấu nước ra màu xanh xỉn không ngon như chè dây tươi. Với những độc giả muốn sử dụng trà dây tươi, phương pháp đơn giản nhất để giữ sức sống cho cành chè là ngâm chân cành trong nước như cách thức cắm hoa tươi.

Trước khi ngâm cành chè, ta vặt hết những lá phía dưới uống trước để tránh tình trạng những lá ấy bị úng. Sau đó cho những cành chè này vào một thùng nước vừa đủ cho nhánh chè. Đặt vào nơi râm mát, tránh gió, trưa nóng phun nước lạnh trên nhánh lá. Khi dùng, vặt lá từ dưới lên dần vì những lá già dưới thấp sẽ bị rụng sau vài ngày.

Với cách bảo quản này, chúng ta có thể giữ cho nhánh chè tươi được khoảng năm ngày mà khi nấu vẫn cho ra những bát chè tươi, chất lượng.

Cách bảo quản chè dây

Cách bảo quản chè dây

Phương pháp bảo quản trà dây khô

Phổ biến trên thị trường hiện nay rao bán sản phẩm chè dây khô. Trà dây khô đã qua sao chế dùng pha nước sẽ thơm hơn. Tuy vậy, cần bảo quản trà dây khô đúng cách để tránh trà dây bị mốc ẩm.

Đựng chè trong hộp gốm, sứ, thủy tinh

Chè dây khô hút ẩm, hút mùi rất nhanh. Để tránh cho chè bị oxi hóa do tiếp xúc với không khí, ta nên chọn các loại dụng cụ đựng không mùi như gốm, sứ, thủy tinh, để tránh cho chè bị ám mùi của dụng cụ đựng. Hộp đựng loại nào cũng nên đảm bảo đậy nắp kín. Có thể sử dụng 1 lớp dây buộc cao su hoặc túi bóng ở miệng hộp. Khi mở ra dùng xong cần đóng hộp kín lại ngay. Ta cũng có thể làm theo cách xưa, dùng nút lá chuối để nút các hộp đựng chè, vừa tránh côn trùng chui vào, vừa tránh ẩm mốc 1 cách rất hiệu quả.

Trà dây khô rất kị kim khí do đó không nên đựng chè trong các hũ bằng kim loại, chè sẽ có mùi tanh của kim loại rất khó uống. Nếu bạn dùng túi đựng, nên nén chặt trà dây xuống đáy. Vuốt hết không khí bên trong rồi buộc kĩ.

Xử lý trà dây ẩm mốc

Không nên phơi ngoài nắng khi trà dây bị ẩm. Tránh cho các tia tử ngoại trong nắng làm hỏng các chất trong chè, làm chè thay đổi mùi vị và màu sắc. Nếu trà dây khô bị mốc, bạn có thể cho lên nồi hấp cách thuỷ 3 phút. Sau đó lấy ra cho vào chảo sạch, vặn nhỏ lửa sấy khô, trà sẽ hết mốc.
Hãy lấy nồi hoặc đồ sắt không mùi, đặt 1 tờ giấy trắng lên trên, đổ chè vào. Sau đó sấy khô bằng lửa nhỏ, vừa sấy vừa đảo cho đến khi chè hết ẩm. Đừng để lửa quá to hoặc sấy quá lâu khiến chè bị cháy. Sấy xong để chè nguội rồi mới cho vào túi hoặc hộp bảo quản.

Tránh chè tiếp xúc với không khí, hơi nóng và ánh sáng

Dù bảo quản bằng dụng cụ gì hãy đảm bảo chè không tiếp xúc với không khí, hơi nóng và ánh sáng. Vì tiếp xúc với những thứ này sẽ làm chè giảm tác dụng, các chất dinh dưỡng bị biến đổi, màu và mùi vị cũng thay đổi theo. Dụng cụ đựng kín, mờ đục nhằm tránh ánh sáng, kín khí. Đặt để nơi khô ráo, mát mẻ là tốt nhất.

Môi trường chân không giúp bảo quản trà tốt hơn

Trà dây tươi, khô đóng trong túi chân không luôn kín khí, không nhiễm mùi, ngăn ánh sáng. Những sản phẩm trà được đóng gói chân không giúp bạn dễ dàng đạt được các tiêu chí bảo quản mà không cần quá để ý.

Tủ lạnh có độ ẩm cao, tạp mùi, không thích hợp để bảo quản chè dây trực tiếp. Nhưng nếu bạn đóng gói trà trong túi chân không, để lạnh bạn có thể để được 1 tháng. Môi trường lạnh giúp kéo dài sự tươi mới của trà, tăng tuổi thọ trà lên gấp 3 lần.

CHÈ DÂY CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH

Phân biệt chè dây thật giả

Trên thị trường hiện nay chủ yếu rao bán sản phẩm chè dây khô. Vì vậy, rất khó kiểm chứng chất lượng và nguồn gốc của trà, trà dây thật – giả. Nhiều thương lái trộn trà dây khô với các loại cây khác để tăng lợi nhuận. Chà dây khô sau khi sao có phấn trắng rất dễ lầm tưởng trà dây bị mốc.

Cách phân biệt chè dây bị mốc và phấn chè dây

Chè dây cũng giống như các loại chè khác nếu không được bảo quản tốt sẽ có hiện tượng mốc. Khi chè dây bị mốc mùi chè sẽ không thơm mà có mùi hôi, màu mốc ở chè dây có màu xanh đen. Đây là một đặc điểm để phân biệt giữa phấn chè và chè bị mốc.

Phân biệt thông qua hình dáng, màu sắc

Trà dây có chất lượng tốt là là loại chè sau khi chế biến có màu xanh nhạt, khô giòn. Cánh chè không bị vỡ vụn, dập nát. Trên cánh chè có phấn trắng li ti màu trắng sữa (tuyết chè). Túi chè khô có nhiều lá hơn thân vì lá có tác dụng tốt hơn.

Trà dây bị mốc là loại chè có màu nâu, tối màu, chè nát vụn, cánh chè ẩm, mềm. Lá chè có phấn chè bám vào nhưng phấn màu đục.

Phân biệt chè dây bị mốc thông qua mùi vị

Nếu nhìn cảm quan bên ngoài bạn vẫn chưa phân biệt được chè có bị mốc hay không, bạn hãy áp dụng cách phân biệt chè dây thông qua mùi vị chè.

  • Chè dây chuẩn: Có mùi thơm nhẹ, khi pha trà nước trà có màu nâu xanh, có vị ngọt nhẹ. Mùi vị của chè dây đậm đà hơn các loại trà khô thông thường.
  • Chè dây bị mốc: Không có mùi vị, thậm chí có mùi mốc bốc lên. Khi pha trà, nước trà có màu nâu, vị rất khó uống và không có vị ngọt nhẹ.

Cách phân biệt chè đắng và chè dây

Nhiều người tiêu dùng bị đánh lừa bởi hình thức bên ngoài chè đắng và chè dây tương đối giống nhau. Để phân biệt chè dây và chè đắng, có thể dựa vào hình dáng cây và mùi vị.

Chè đắng

Cây chè đắng thân gỗ, cành thô, màu nâu xám, không có lông, nhánh non hình trụ tròn. Lá đơn, mọc so le, dai như da, mỏng, hình thuôn dài hoặc hình ngọn giáo ngược, có kích thước thay đổi. Cụm hoa đực có trụ dài cỡ 1cm, dạng gù, thường có 20 – 30 hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3 – 9 hoa có cuống thô dài 4 – 6mm.

Cây chè đắng mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá rộng độ cao 600 – 900m. Ở nước ta có nhiều nơi thuộc tỉnh Cao Bằng, Lao Cai, Hòa Bình, Ninh Bình.

Chè đắng chỉ sử dụng búp và lá non. Được dùng nấu nước uống làm thuốc trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, ù tai, tai giữa chảy mủ, đau họng bỏng lửa. Có thể dùng lá sấy khô hãm thuốc như trà, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nước chè đắng có vị đắng nhẹ, không ngọt thơm như trà dây.

Cây chè dây và chè đắng rất dễ nhầm lẫn bởi vì hình dạng khá giống nhau

Cây chè dây và chè đắng rất dễ nhầm lẫn bởi vì hình dạng khá giống nhau

Chè dây

Chè dây dạng cây leo, thân và cành cứng. Cây mọc hoang, leo lên các cây bụi thấp ở ven đường, rừng thưa. Dùng để điều trị đau dạ dày với tác dụng cắt được cơn đau, làm liền sẹo ổ loét hành tá tràng, làm sạch Helicobacter pylori chống viêm mạc dạ dày.

Nhân dân thường hái dùng toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả. Phơi khô có mùi thơm nhẹ. Sau khi sao mùi thơm càng rõ hơn. Nước chè dây có vị hơi ngọt, uống rất dễ chịu.

Nhận biết chè dây thật với trà dây giả

Để bảo quản trà dây khô lâu, nhiều thương lái sử dụng chất bảo quản độc hại. Thậm chí là trộn trà dây mốc, làm giả bằng những loại cây khác có thể gây độc tố.

Chè dây đảm bảo chất lượng

Trà dây chất lượng luôn có lá nhiều hơn thân, vì lá có công dụng tốt hơn. Trà dây thật có lớp phấn (nhựa) màu trắng phủ bên ngoài lá và thân. Nhựa này nhìn như mốc nhưng thật ra đó là những chất làm lành vết loét dạ dày.

Chè thật có mùi thơm đặc trưng, không nồng, không có mùi hôi như mùi mốc. Nên tìm đến những cửa hàng bán thuốc uy tín, tránh mua thuốc ở các cửa hàng nhỏ lẻ. Giá bình quân từ 110.00 VNĐ – 130.000 VNĐ/kg trà dây loại 1. Đối với những loại sản phẩm có giá thấp hơn, quý khách cần cẩn thận xem xét lại chất lượng trước khi mua hàng.

Chè dây giả kém chất lượng

Trà dây giả kém chất lượng được bày bán tại các địa điểm của hàng không có kiểm định chất lượng. Trên sản phẩm không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng của trà dây. Lưu ý một số điểm sau để nhận biết trà dây giả kém chất lượng:

  • Chè nhiều thân cây, cánh chè bị vỡ, có màu vàng hoặc sỉn màu.
  • Mở gói chè có mùi hắc hoặc mốc của chất bảo quản chè.
  • Nước chè khi pha có màu đục, có vị đắng chát, nhiều cặn.
  • Sử dụng chè bị đau bụng, buồn nôn hoặc các triệu chứng ngộ độc khác.

Địa chỉ mua chè dây uy tín, chính hãng trên cả nước

Nếu độc giả còn thắc mắc mua trà dây ở đâu tại Hà Nội, TP.HCM và các thành phố khác có thể tham khảo các địa chỉ nhà thuốc đông y uy tín. Để mua được trà dây tốt nhất, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ càng nguồn gốc chất lượng, cách chế biến của cơ sở bán.

Hỗn loạn thị trường mua bán chè dây

Chè dây thường mọc hoang nhiều ở các vùng núi, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, Trung và một số tỉnh ở Tây Nguyên. Trước những công dụng chữa bệnh hiệu quả, chè dây bị săn lùng và khai thác nhiều. Trong khi đó, trà dây lại được bày bán tràn lan trên thị trường, không có sự kiểm soát.

Bạn có thể dễ dàng mua được cây thuốc trà dây các khu chợ dược liệu. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc, đa số chủ tiệm đều không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Không chỉ ngoài thị trường thực tế, trà dây còn được rao bán với giá rẻ trên các website, mạng xã hội.

Do vậy, khi mua chè dây, bạn cần chọn địa chỉ bán uy tín, có thương hiệu, có giấy chứng nhận dược liệu sạch, rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bạn nên đến tận nơi trồng hoặc các cửa hàng thuốc Nam để mua thảo dược.

Mua chè dây nguyên chất ở đâu?

Trà dây có công dụng chữa đau dạ dày tốt nếu bạn dùng nguyên chất. Đây là loại thảo dược mọc hoang trong rừng. Nếu tìm mua chè rừng của những người đi rừng hái về làm thuốc uống, bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề hàng giả. Các sản phẩm trà dây nguyên chất không có hóa chất, không có chất bảo quản. Do vậy, chất lượng chè được đảm bảo.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có điều kiện đến tận nơi trồng để mua, bạn có thể tìm mua trà túi lọc. Dạng chế phẩm này cũng tốt và rất thuận tiện. Tuy nhiên cần mua trà dây túi lọc của hãng uy tín để tránh trà túi lọc lẫn tạp chất.

Nếu mua sản phẩm trên các website, bạn cần chọn địa chỉ uy tín, có công khai giấy chứng nhận nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Trước khi nhận hàng, nên kiểm tra kỹ hình ảnh trà dây để xác định thật giả.

Mua trà dây tại các tỉnh thành trên cả nước

Mua trà dây thì nên mua cây trà dây rừng ở vùng núi là tốt nhất. Còn nơi mua cây trà dây đều có ở các tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Trà dây mua ở đâu là băn khoăn của nhiều người bởi sự đa dạng của thị trường thật giả lẫn lộn. Cây trà dây được bán nhiều trên mạng, và khi gọi thì có sản phẩm chuyển đến nhanh chóng. Tuy nhiên, nơi mua cây trà dây chất lượng tốt nhất và giá rẻ nhất thì khó xác định.

Tham khảo một số địa điểm mua trà dây tại các tỉnh thành trên cả nước:

  • Thành phố Hồ Chí Minh [tp hcm, Sài Gòn]: Quận 1 – HCM.
  • Tại Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • Tại Đà Nẵng: Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
  • Tại Hải Phòng: Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
  • Tại Quảng Ninh: Tp. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
  • Tại Nam Định: Thành phố Nam Định – Tỉnh Nam Định.
  • Tại Vinh – Nghệ An: Tp. Vinh , Nghệ An.
  • Tại Thanh Hóa: Thành phố Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa.
  • Tại Huế: Trần Hưng Đạo, TP Huế.
  • Tại Bình Dương: Huyện Thuận An, Bình Dương.
  • Tại Cần Thơ: Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.

Giá chè dây 1kg trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường, chè dây được bán dưới các dạng chính là:

  • Chè dây dạng tươi;
  • Chè dây dạng khô;
  • Chè dây dạng cao;
  • Chè dây dạng túi lọc;
  • Chè dây dạng túi bán theo cân.

Giá chè dây dạng tươi

Chè dây dạng tươi thông thường ít được sử dụng hơn do không bảo quản được lâu. Bởi vậy người ta thường chế biến chè dây bằng cách sao khô hoặc sấy lên trước khi dùng. Chè dây dạng tươi có thể hãm giống như trà để uống. Nước trà chè dây có vị hơi chát.

Thông thường chè dây dạng tươi được bán với già dao động từ 80 – 120.000 VNĐ/1kg. Đặc biệt, chè dây tươi khi mua trực tiếp tại các địa phương trồng có thể giá rẻ hơn.

Chè dây dạng khô có giá bao nhiêu 1kg?

Đây là kiểu chế biến thông dụng của chè dây được bày bán rất nhiều trên thị trường. Chè dây được thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô và đóng thành túi. Tuy nhiên vì sản phẩm chè dây đã phơi khô nên người dùng rất khó để phân biệt được thật, giả.

Chè dây dạng khô trên bề mặt lá có viền trắng giống như màu mốc nhưng thật ra không phải. Theo kinh nghiệm của các lương y thì chè dây càng nhiều màu trắng trên lá mới là chè tốt. Tuy nhiên thì màu trắng xuất hiện trên chè cũng có thể do mốc khi bảo quản không cẩn thận. Bởi vậy khi mua chè dây cần lựa chọn những địa chỉ bán chè dây chất lượng.

Giá chè dây khô bán theo cân dao động từ 100 – 150.000 VNĐ/1kg.

Chè dây được chế biến dưới dạng khô được yêu thích.

Chè dây được chế biến dưới dạng khô được yêu thích.

Chè dây dạng cao có giá bao nhiêu?

Chè dây dạng cao là một trong những chế phẩm được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Dạng này được chiết xuất thành dạng con nhộng, dùng ở dạng uống.

Công dụng của loại chế phẩm này là:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày;
  • Khả năng diệt khuẩn HP mạnh do chè dây nồng độ cao và được cô đặc.

Loại chế phẩm chè dây này được sử dụng như loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Do nấu cô đặc làm nồng độ và đặc tính mạnh hơn nên đảm bảo hiệu quả tác động cao. Giá bán 1 hộp chè dây dạng cao hiện nay khoảng từ 80 – 100.000 VNĐ.

Tuy nhiên, do việc sử dụng điều trị bệnh phải theo liệu trình nên trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sỹ. Việc sử dụng lâu dài nên sẽ khiến giá thành đắt hơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc trong việc lựa chọn chè dây dạng khô bán theo cân trên thị trường hiện nay.

Giá chè dây dạng túi lọc

Chè dây dạng túi lọc là một trong những cải tiến trong việc chế biến chè dây. Với cách sử dụng này người dùng có thể tiết kiệm được thời gian so với việc sắc hay nấu chè dây. Rất nhiều các công ty, nhà phân phối đã sản xuất chè dây dưới dạng túi lọc để thuận tiện cho người sử dụng.

Các sản phẩm chè dây dạng túi lọc có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Được chế biến với liều lượng phù hợp;
  • Khả năng trị bệnh tương đương với các các sản phẩm chè dây khác;
  • Có thể bảo quản và sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên sử dụng chè dây dạng túi lọc không còn giữ được nguyên chất do đã chế biến qua nhiều công đoạn.

Chè dây túi lọc có thể sử dụng hằng ngày thay cho nước lọc giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa. Giá thành của sản phẩm này không cao, khoảng 70 – 100.000 VNĐ/ hộp nhưng trọng lượng thấp.

Giá chè dây dạng túi bán theo cân

Dạng này được nhiều người mua về sử dụng. Giá thành thường từ 100 – 150.000 VNĐ/kg. Tuy nhiên, chè dây đóng theo túi thường không rõ nguồn gốc, dễ bị ngâm bằng chất bảo quản độc hại. Chất lượng không đồng đều. Nếu có nhu cầu mua chè dây loại này, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button