Cây sa kê là cây gì? Tác dụng của cây sa kê chữa bệnh gì: gút, viêm gan vàng da, trị mụn nhọt, làm đẹp…. Cách dùng cây sa kê tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây sa kê. Cách sử dụng cây sa kê chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây sa kê bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh sa kê và đặc điểm nhận biết cây sa kê.
Cây sa kê là gì?
Cây sa kê là gì
Cây sa kê là một loài cây không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam. Loài cây này còn được gọi với cái tên khác đó là cây bánh mì. Có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, cây bánh mì đã du nhập vào nước ta và trở thành một loài cây phổ biến và được trồng rộng rãi.
Đặc điểm nhận biết cây sa kê
Cây sa kê trưởng thành có kích thước tương đối lớn, có cây có kích thước lên tới 20m hoặc hơn. Loại cây này có tán khá rộng và dày. Chính vì thế chúng được trồng rất nhiều để làm cảnh và lấy bóng râm. Thân cây là dạng thân gỗ lớn và thẳng. Lá cây bánh mì rất to, có lá có độ dài lên tới 50cm. Loại lá này có một mặt xanh bóng, lá chia thành nhiều thùy.
Toàn thân sa kê đều có một lớp nhựa màu trắng. Nhưng nổi bật nhất là những chùm quả sa kê. Loại quả này được ví như những quả mít non. Vì chúng cũng có những chiếc gai sần sùi y như quả mít vậy. Thông thường, cây sa kê sẽ ra quả theo chùm và những chùm quả này có dinh dưỡng rất cao.
Tác dụng của cây sa kê
Cây sa kê có tác dụng gì? Giúp tăng cường sức khỏe con người
Cây sa kê có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Theo các phân tích, trong y học, lá, vỏ, rễ và nhựa cây là những bộ phận được dùng để làm thuốc. Trong đông y, từ trước đến nay, rễ cây bánh mì luôn là một vị thuốc quen thuộc để trị ho do viêm họng, viêm phế quản. Còn lá sa kê có tác dụng lợi tiểu và giải độc.
Ngoài ra, cây sa kê còn có một số tác dụng khác như:
– Chống nhiễm trùng, trị mụn nhọt: Do sa kê có chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, đồng thời giúp kháng khuẩn, nhờ đó giúp trị mụn nhọt hiệu quả.
– Sản sinh collagen: Trong sa kê có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là một chất có tác dụng rất lớn trong quá trình làm đẹp, giúp collagen, qua đó làm sáng da và khiến làn da của bạn khỏe hơn.
– Nuôi dưỡng tóc: bên cạnh việc chứa nhiều vitamin C cung cấp các dưỡng chất cho tóc, trong sa kê còn chứa các axit béo. Các chất này giúp ngăn chặn tình trạng nhờn ngứa và rụng tóc.
Qua đó có thể thấy, không chỉ có tác dụng làm cảnh và lấy bóng mát, cây bánh mì còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe con người. Rễ cây sa kê có thể trị đau răng, vỏ có tác dụng kháng khuẩn, quả sa kê bồi bồ cơ thể… nhưng nổi bật nhất vẫn là các tác dụng tuyệt vời của lá sa kê.
Công dụng của lá cây sa kê chữa bệnh gút
Trong lá sa kê chứa rất nhiều các dưỡng chất bổ dưỡng như các protein, chất béo, đường, … và rất nhiều loại vitamin. Trong y học cổ truyền, loại lá này được xem như một vị thuốc tốt để trị nhiều bệnh. Đặc biệt là các bệnh như: trị mụn nhọt, tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, viêm gan gây vàng da… Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là công dụng trị gút. Lá cây bánh mì được dùng để trị gút là một bài thuốc nổi tiếng được nhiều người biết đến. Các chất có trong lá sa kê sẽ giúp đào thải axit uric qua đường nước tiểu, qua đó giúp lợi tiểu và giảm đau đớn cho người bệnh.
Xem thêm:
Cách dùng cây sa kê
Cách dùng lá sa kê chữa bệnh gút
Để trị gút bằng lá bánh mì ,bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Chuẩn bị 50g lá sa kê rửa sạch, nấu với nước và uống trong ngày
Cách 2: Để đem lại hiệu quả tốt hơn, bạn có thể kết hợp lá bánh mì cùng đậu bắp và lá ổi non. Sau đó hãm lấy nước và uống trong ngày.
Tham khảo thêm: Cây sa kê có tác dụng gì? – Báo Mới
Cách sử dụng lá sa kê chữa các bệnh khác
Bên cạnh tác dụng nổi bật là trị gút, lá sa kê còn có nhiều tác dụng khác.
– Dùng lá sa kê trị tiểu đường: chuẩn bị 100g lá bánh mì và 50g cỏ xước khô. Đem nấu lấy nước, đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp và uống trong ngày.
– Trị mụn nhọt: lá sa kê đốt thành tro, trộn với dầu dừa và nghệ tươi sau đó bôi lên vết mụn nhọt.
– Chữa viêm gan, vàng da: chuẩn bị 50g lá sa kê, 100g cây chó đẻ và 30g cỏ mực. Sắc các nguyên liệu trên với 2 lít nước. Đến khi nước cạn còn một nửa thì gạn ra uống trong ngày.
Cách chế biến cây sa kê
Bên cạnh việc sử dụng lá sa kê tươi và khô để nấu nước, người ta còn dùng vỏ sa kê để sát vào vết thương tránh nhiễm khuẩn. Đặc biệt, quả sa kê thường được dùng để xào, rán, hoặc nướng, luộc…
Có một lưu ý khi sử dụng lá sa kê và rễ sa kê, đó là chỉ sử dụng khi có bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cây sa kê, đặc biệt là lá có chứa alkaloid. Đây là một chất độc có thể gây chết người. Tuy nhiên, nếu dùng đúng bệnh thì đây sẽ là bài thuốc hiệu quả để trị bệnh. Vì thế nhiều người cho rằng, có thể uống lá sa kê để phòng bệnh. Đây là suy nghĩ sai lầm, chỉ nên sử dụng loại lá này khi cần trị bệnh để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Hình ảnh cây sa kê
Giá cây sa kê trên thị trường
Cây sa kê có nhiều tác dụng với sức khỏe, vì thế loại cây này đang được nhiều người tìm mua. Tùy vào cơ sở, chất lượng và bộ phận của cây bạn muốn mua mà sẽ có mức giá khác nhau. Bạn nên tìm kiếm cho mình cơ sở uy tín, chất lượng và đảm bảo để mua loại dược liệu này. Đôi khi, giá cây bánh mì quá rẻ đa phần là chất lượng kém. Chất lượng luôn đi cùng giá cả. Vì thế hãy tỉnh táo và là người tiêu dùng thông minh. Hãy mua ở những cơ sở chất lượng và chính hãng.
Xem thêm: