Cây gai là gì? Tác dụng của rễ cây gai chữa bệnh gì: Động thai, cầm máu, sa tử cung,… Cách dùng lá gai tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây gai. Cách sử dụng cây lá gai chế biến sắc uống, bảo quản. Giá cây gai bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây gai.
Cây gai là gì?
Cây gai còn có tên gọi khác là tầm gai, trữ ma hay tầm ma. Đây là cây bản địa của vùng Đông Á. Tên khoa học của loại cây này là Boehmeria nivea (L) Gaud.
Đặc điểm của cây lá gai
Cây gai là giống mọc hoang nhưng cũng có thể trồng bằng gốc hoặc giâm cành. Loại cây lâu năm này có thể cao từ 1,5 – 2m.
Cây gai có lá lớn, mọc so le, dài từ 7 – 15cm, hình tim, mép có răng cưa. Mặt trên lá có các gân chạy theo chiều dọc, màu lục sẫm, mặt dưới có nhiều lông trắng.
Cây gai trồng ở khắp nơi, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Bộ phận thường dùng làm thuốc chữa bệnh là rễ (củ gai) và lá cây. Rễ cây này được gọi là trữ ma căn, có vị đắng, tính hàn.
Người ta thu hái lá gai vào mùa hè, sau đó phơi để tán thành bột làm bánh. Thân cây có thể tước thành sợi dùng để dệt lưới đánh cá. Còn rễ cây có thể thu hoạch bất cứ thời điểm nào nhưng chủ yếu là vào mùa thu đông. Sau khi hái về, rễ được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô làm thuốc.
Thành phần dược chất của cây gai
- Lá cây gai chứa chlorogenic acid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và virus gây bệnh.
- Flavonoid trong cây tầm gai có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm cholesterol trong máu.
- Ngoài ra, cây lá gai còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khác như nước, protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, sắt, phốt pho, mangan,…
Tác dụng của cây gai
Cây gai ngoài dùng làm nguyên liệu cho món ăn còn mang đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của cây trữ ma.
Tác dụng của cây gai giúp chống oxy hóa
Theo nghiên cứu, axit chlorogenic trong lá gai có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần so với vitamin E. Bên cạnh đó, lá gai còn có các loại flavonoid như rhoifolin và apigenin nhưng có tính oxy hóa yếu hơn so với axit chlorogenic.
Tác dụng cầm máu của cây lá gai
Lá gai được dùng nhiều làm thuốc cầm máu vết thương rất tốt. Theo dân gian, máu có màu đỏ thuộc hỏa, còn lá gai khi giã nát sẽ chuyển sang màu đen nên tương ứng với thủy. Trong ngũ hành, thủy với hỏa khắc nhau nên lá gai có thể cầm máu được.
Tác dụng của cây gai giúp an thai
Rễ gai rất tốt đối với phụ nữ mang thai vì nó hỗ trợ chống động thai. Sử dụng thảo dược này kết hợp với các thực phẩm khác giống như món ăn bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm:
Cách dùng cây gai
Cây gai có nhiều cách sử dụng như sắc uống chữa bệnh, lấy sợi dệt và tán thành bột làm bánh.
Cách dùng cây gai chữa động thai ở phụ nữ
- Sử dụng rễ gai tươi hoặc phơi khô khoảng 30g đem sắc với 600ml nước cho đến khi chỉ còn 200ml. Chia lượng thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên dùng liên tiếp từ 1 – 2 ngày để có hiệu quả.
- Dùng 8g rễ gai, 8g cành tía tô và 4g ngải cứu đem thái nhỏ rồi phơi khô. Tiếp theo, cho các dược liệu vào nồi sắc với 400ml nước cho đến khi cạn chỉ còn 100ml. Mỗi ngày uống một lần. Trong trường hợp có máu rỉ ra thì sắc thêm với 10g huyết dụ.
Cách dùng cây gai điều trị đi tiểu nước trắng đục
Nguyên liệu:
- Rễ cây gai: 30g
- Rau dừa nước: 20g
- Thổ phục linh: 20g
- Đinh lăng: 16g
- Trinh nữ: 16g
- Thương nhĩ: 16g
Cách thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho tất cả vào chung một nồi, sắc với 1 lít nước cho đến khi chỉ còn 250ml, chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.
Cách dùng cây gai chữa mụn nhọt, sưng tấy
- Sử dụng rễ cây gai và vông vang với khối lượng bằng nhau.
- Đem giã nát rồi đắp khoảng 1 – 2 ngày.
Cách dùng cây gai cầm máu
Đem lá gai tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương.
Cách dùng cây gai chữa sa tử cung và sa trực tràng
Nguyên liệu:
- 30g rễ gai
- 12g bồ công anh
- 12g cỏ cứt lợn
- 20g huỳnh kỳ
- 20g cây ngái
- 20g đảng sâm
Cách tiến hành:
Đem tất cả dược liệu sao vàng, sau đó sắc uống ngày 1 thang. Nên kiên trì sử dụng liên tục khoảng 15 – 20 ngày.
Cách dùng cây gai chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Dùng 50g rễ cây tầm gai đem ngâm với 1 lít rượu trong khoảng 1 tuần. Sử dụng mỗi ngày uống 2 lần với liều lượng là 10ml.
Cách dùng cây gai giúp dưỡng huyết, an thai
Nguyên liệu:
- 50g rễ gai tươi
- 10g hồng táo
- 100g gạo nếp
Cách tiến hành:
Sắc rễ gai lấy nước rồi đem nấu với hồng táo, gạo thành cháo. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn và chia ra dùng vài lần trong ngày.
Cách dùng cây gai giúp an thần
- Lá gai: 20g
- Lá vông nem: 20g
- Lạc tiên: 20g
- Rau má: 20g
Cách tiến hành: Sắc tất cả nguyên liệu làm nước uống thay trà hằng ngày.
Cách dùng lá gai làm bánh
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh từ lá gai
- Bột nếp: 500g
- Lá gai tươi: 500g
- Bột sắn: 100g
- Đậu xanh: 300g
- Đường kính trắng: 300g
- Lạt tre
- Vừng trắng: 300g
- Lá chuối khô có kích cỡ 20 x 30cm
- Mỡ lợn: 100g
- Dừa khô nạo: 150g
- Dầu ăn, nước hoa bưởi
Cách tiến hành làm bánh từ cây lá gai
- Đậu xanh ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng. Sau đó, đem đãi sạch vỏ và nấu chín. Khi đậu xanh nguội thì cho vào cối giã nhuyễn.
- Lá gai xẻ làm đôi, tước bỏ phần sống và đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá gai vào nồi nước đã đun sôi, đến khi chín thì vớt ra để ráo.
- Sau khi lá gai nguội, vớt ra rồi cho vào máy xay mịn hoặc giã bằng cối, lọc lấy nước cốt.
- Cho bột sắn và bột nếp vào chung một chiếc tô lớn rồi trộn đều. Tiếp đến, cho thêm 150g đường và nước lá gai rồi trộn đều lần nữa.
- Dùng tay nhào cho đến khi bột mịn, mềm và dẻo.
- Vừng cho lên chảo rang vàng.
- Luộc mỡ lợn cho đến khi chín thì vớt ra cắt thành hình hạt lựu, trộn thêm với 2 thìa đường làm nhân bánh.
- Trộn hỗn hợp mỡ lợn, đậu xanh, dừa nạo, tinh dầu hoa bưởi và đường với nhau rồi vo thành viên tròn nhỏ.
- Sử dụng khăn lau sạch lá chuối, sau đó xoa một chút dầu ăn vào tay và mặt trong của lá chuối.
- Lấy một ít bột dàn trên tay, bỏ nhân đã viên vào giữa rồi vê lại cho nhân nằm bên trong, đến khi bánh tròn thì lăn vào vừng.
- Sau đó, trải hai tàu lá chuối đè lên nhau theo hình chữ thập, đặt bánh vào giữa và gói, buộc lạt cho chắc chắn.
- Cho bánh vào nồi hấp. Khi bánh chín thì tắt bếp, vớt ra và để nguội.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-chua-benh-cua-cay-gai-n76859.html
Hình ảnh cây gai
Tác dụng phụ của cây gai
Cây gai mang đến nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe. Hiện nay, chưa thấy nghiên cứu nào phát hiện ra tác dụng phụ của loại cây này. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể sử dụng cây tốt. Còn người không phải bệnh thực nhiệt thì nên hạn chế dùng.
Xem thêm: Video về cây gai
Giá lá gai bao nhiêu tiền 1kg?
Từ xưa, cây gai thường được dùng nhiều với các mục đích khác nhau. Rễ và lá gai tươi dùng để chữa bệnh, bột thì sử dụng làm bánh. Nếu muốn bánh gai có hương vị chuẩn thì phải sử dụng loại lá đạt chất lượng và an toàn.
Tuy nhiên, nhiều người bán vì mục đích lợi nhuận mà không dùng lá gai. Họ làm bánh giả bằng cách nhuộm phẩm màu nâu nên có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Chlorogenic trong lá gai là chất giúp chống vi khuẩn và nấm nên giúp bánh gai giữ được lâu. Còn khi nhuộm màu thì bánh chỉ vài hôm là bị mốc.
Nếu muốn tự mình làm bánh, người dùng nên cân nhắc trước khi mua nguyên liệu. Lá gai là một phần quan trọng để bánh làm ra có hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn.
Giá cây gai trên thị trường hiện nay:
- Lá gai tươi có giá 100.000 đồng/1kg.
- Đối với loại khô, giá bán khoảng 500.000 đồng/1kg.
- Rễ gai tươi có giá khoảng 300.000 – 350.000 đồng/1kg.
- Rễ gai khô có giá từ 400.000 – 450.000 đồng/1kg.
Xem thêm: