Lá vối là gì và tác dụng lá vối chữa bệnh gì: gút, dạ dày, đại tràng, tiểu đường,… Cách dùng vối chữa bệnh hiệu quả ra sao? Hình ảnh cây vối như thế nào? Nguồn gốc vối từ đâu? Giá vối bao nhiêu tiền 1 kg? Cách trồng cây vối cho năng suất cao như thế nào?
Vối là gì?
Vối là gì? Người ta thường gọi vối với tên khác là trâm nắp với danh pháp khoa học là Syzygium Nervosum. Vối là một loài thực vật thân mộc, cỡ vừa, có hoa thuộc Họ Đào kim nương. Loài cây này đã được A.Cunn. ex DC. miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1828.
- Cây cao trung bình khoảng 10-15 mét.
- Vỏ thân cây màu nâu đen nhạt, nứt dọc.
- Cành cây nhắn, tròn, đôi khi có hình 4 cạnh.
- Lá xanh, hình trái xoan ngược hoặc bầu dục, cuống ngắn.
- Lá dài 9-18cm, rộng 4-8cm, không có răng cưa và lông.
- 2 mặt lá cùng màu, có đốm nâu, phiến dày cứng.
- Hoa nhỏ có 4 cánh, màu trắng xanh, mọc thành chùm 3-5 hoa.
- Quả nhăn, hình cầu, đầu lõm, đường kính 12mm.
- Quả có dịch, vị hơi chát và đắng.
Trâm nắp là một loại cây khá quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam. Lá và nụ thường dùng để pha trà uống; rất ngon, thanh mát và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, loài trâm nắp được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước do sinh trưởng dễ dàng.
Tác dụng của vối
Tác dụng của vối đối với con người như thế nào? Các bộ phận của cây vối đều có lợi ích; tập trung chủ yếu ở phần nụ, lá, thân cây. Mỗi phần này đều có công dụng riêng trong đời sống. Sau đây là những công dụng chính của cây vối:
Công dụng của lá vối:
- Chống kích thích, bảo vệ niêm mạc ruột, chữa đau đầu.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây cảm cúm, ho sốt.
- Chữa bệnh gút.
- Tác dụng điều trị bệnh về đường tiêu hóa: dạ dày, đại tràng,…
- Chữa các bệnh viêm nhiễm bên ngoài da, lở ngứa hiệu quả.
Tác dụng của nụ cây vối:
- Công dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
- Hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường.
- Giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu tốt.
- Bảo vệ tế bào tuyến tụy khỏi các tổn thương.
- Công dụng phòng ngừa chứng đục thủy tinh thể.
Công dụng thân vối:
- Dùng vỏ để sát khuẩn khi bỏng nhẹ.
- Tác dụng giảm tiết dịch, giảm đau, chống phồng da.
- Chữa bệnh ghẻ, da lở loét.
- Trị đầy hơi, đau bụng, ăn không tiêu.
- Gỗ cây còn dùng để làm nông cụ và cả trong xây dựng.
Công dụng của cây vối rất hữu ích với con người. Đây là cây thông dụng, nhiều người yêu thích do tạo ra loại thức uống tuyệt vời. Nhớ đến chúng, người ta thường muốn uống ngay 1 cốc nước vối để giải nhiệt ngày hè. Nhiều tác dụng khác của cây vối vẫn đang được khai thác nhằm giúp ích cho sức khỏe con người.
Xem thêm:
Cách dùng vối
Cách dùng vối hiệu quả ra sao? Vối là vị thuốc Nam có nhiều công dụng, nhưng cần phải sử dụng đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối:
Dùng vối chữa đầy bụng, khó tiêu:
- Lá vối kết hợp trần bì, cam thảo, thương truật.
- Tán thành bột mịn.
- Mỗi ngày dùng 30g hỗn hợp, sắc lấy nước uống.
- Có thể thêm 1 chút gừng tươi vào.
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá vối:
- Đem tán lá vối khô thành bột.
- Nhồi bột lá vào dạ dày heo đã được làm sạch rồi hầm nhừ.
- Tiếp tục tán thành bột mịn, viên nhỏ lại cho tròn.
- Mỗi ngày dùng 10 viên.
Chữa chứng nôn mửa bằng lá vối:
- Lá vối, trần bì, hoài sơn, sa nhân, hoắc hương, sinh địa, sinh khương.
- Lấy lượng vừa đủ sắc uống 1 thang/ngày, uống hàng ngày.
Nụ vối điều trị bệnh tiểu đường:
- Lấy nụ vối tươi hoặc khô rồi sắc lấy nước.
- Có thể mang đi hãm như pha trà.
- Uống hằng ngày và liên tục 1 tháng để có hiệu quả.
Chữa bệnh gút bằng nước vối:
- Lấy 30g lá vối khô, hãm với 2 lít nước.
- Uống thành nhiều lần trong ngày, nên uống khi còn ấm.
Cách sử dụng cây trâm nắp không hề khó. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng vối khô sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Lý do bởi lá tươi thường chứa nhiều nhựa, dùng lâu dài có thể ảnh hưởng cho máu.
Lá vối tươi chữa viêm đại tràng
Tên gọi | Cây vối, cây trâm nắp. |
Phân bố | Nhiều quốc gia trên thế giới. |
Công dụng | Chữa bệnh gút, tiểu đường, dạ dày, đại tràng,… |
Cách dùng | Sắc nước, pha trà, tán bột. |
Hình ảnh | Hình ảnh cây vối. |
Giá thành | 50.000 đến 200.000 đồng/kg. |
Cách trồng | Chọn giống, phương pháp trồng, chăm sóc. |
Xem thêm:
Hình ảnh vối
Hình ảnh vối trông như thế nào và có dễ nhận biết không? Tuy đã sử dụng nước vối nhưng khá nhiều người vẫn còn lạ lẫm về hình ảnh của cây vối. Bởi vậy, mọi người có thể nhận biết chúng thông qua những đặc điểm dưới đây:
- Lá, cành non, nụ có mùi thơm rất dễ chịu.
- Quả chín có màu đỏ thẫm hoặc tím giống quả bồ quân.
- Chồi cùng lá non sẽ ra nhiều vào mùa xuân hè.
- Ra hoa từ tháng 5-7, kết quả từ tháng 8-9.
Ở Việt Nam, dân gian thường phân thành 2 loại: vối nếp và vối tẻ.
- Vối nếp (vối kê): lá thường nhỏ hơn bàn tay, màu xanh vàng.
- Vối tẻ: lá hình thoi, to hơn bàn tay, có màu xanh thẫm.
Có vùng lại phân loại thành vối trâu và vối quế:
- Vối trâu: có lá mỏng, to bản và màu xanh đậm.
- Vối quế: là dày hơn nhưng cũng nhỏ hơn.
Hình ảnh trâm nắp không quá khó để bắt gặp. Cây thường được trồng chủ yếu ở vùng núi hoặc số ít ở nông thôn. Ngoài ra, tại gánh hàng nước bán rong, rất dễ dàng để có được ly nước vối mát trong tay. Loài cây này trở nên gần gũi hơn với con người cũng là nhờ điều đó.
Xem thêm:
Nguồn gốc vối
Nguồn gốc vối bắt đầu từ đâu? Chúng sinh sống ở những nơi nào? Đây là điều khá nhiều người tò mò. Cây vối vốn là loài sinh trưởng chủ yếu tại vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, cây cũng có thể tồn tại ở vùng có khí hậu khắc nghiệt. Nguồn gốc và sự phân bố của cây vối trên thế giới như sau:
- Cây vối có nguồn gốc bắt đầu từ châu Á (vùng nhiệt đới).
- Trải dài đến phía Bắc Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).
- Mở rộng vùng sinh sống ra xa về phía Nam của châu Úc.
Khu vực phân bố nhiều nhất:
- Các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam thuộc Trung Quốc.
- Bangladesh, Myanmar, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
- Đảo Kalimantan, Sumatra, Java của Indonesia, đảo thuộc Malaysia, Philippines.
- Lãnh thổ Bắc Úc của châu Úc.
Nguồn gốc cây trâm nắp đã được nêu ở trên. Riêng tại Việt Nam, vối mọc hoang ở ven bờ ao, bờ suối, vùng đất thấp màu mỡ. Chúng tập chung ở nhiều nơi, đặc biệt là miền Bắc, miền Trung. Cây vối được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ: Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An,…
Giá vối
Giá vối bao nhiê tiền 1kg loại lá và nụ? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Nếu đã từng thưởng thức trà vối thì sẽ khó quên được hương vị đặc trưng. Bởi vậy mà nhiều người đã tìm hỏi mua lá và nụ vối. Người mua có thể tham khảo giá sản phẩm như sau:
- Lá vối tươi có giá 50.000-85.000 đồng/kg.
- Giá lá vối khô khoảng 200.000 đồng/kg.
- Nụ vối khô: 130.000-150.000 đồng/kg.
- Giá trà nụ vối: 140.000 đồng/gói 1kg.
Giá trâm nắp đưa ra ở trên là giá chung trên thị trường, hầu như không thay đổi lớn. Có thể tìm mua ở các chợ, cửa hàng, siêu thị, shop online hoặc chọn tại vườn là tốt nhất. Ngoài ra, người mua nên đến tiệm thuốc Đông y để lựa chọn sản phẩm vối khô cho gia đình. Chú ý lựa chọn địa chỉ tin cậy, sản phẩm đóng gói theo đúng tiêu chuẩn.
Cách trồng vối
Cách trồng vối có khó không? Trồng cây vối tại nhà rất thuận lợi, sau một thời gian ngắn đã có lá vối để sử dụng. Việc trồng vối cũng giúp đảm bảo chất lượng lá vối, an toàn cho sức khỏe của gia đình. Người trồng có thể thực hiện theo phương pháp sau đây:
Chọn giống: cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Phương pháp trồng:
- Trồng vào đầu mùa mưa hoặc mùa xuân.
- Trồng vào những ngày mát trời, nhiều mây mù, độ ẩm cao.
- Tránh những ngày nắng oi bức.
- Vị trí trồng cần có nắng thường xuyên.
- Chọn loại đất trồng nhiều dinh dưỡng, tươi xốp, thoát nước tốt.
- Mật độ trồng: khoảng cách giữa các hàng và cây là 2 mét.
- Đào hố thành hàng, kích thước 30x30x30cm, trồng sau 20 ngày.
Cách chăm sóc vối:
- Khi cây còn nhỏ, tưới nước 2 lần 1 ngày.
- Bón lót phân chuồng đã hoai mục, trộn đều cùng đất tơi xốp.
- Cây được 1 tháng thì bón thúc bằng phân NPK.
- Không cần chăm sóc quá nhiều vì cây dễ phát triển, thích ứng tốt.
- Phòng trừ cỏ dại mọc thường xuyên.
- Cắt tỉa, tạo hình.
Phương pháp trồng cây vối không khó. Lá vối có thể thu hoạch quanh năm, bình thường khoảng 6 tháng sau khi trồng. Tùy vào mục đích sử dụng, có thể chế biết sản phẩm theo các cách khác nhau. Ngoài ra, trồng vối ở sân vườn để lấy bóng mát cũng khá tuyệt vời.
Xem thêm: