Giỏ hàng

Mướp đắng rừng và tác dụng của mướp đắng rừng cách dùng chữa bệnh

Mướp đắng rừng là gì? Tác dụng của mướp đắng rừng chữa bệnh gì: cao huyết áp, tiểu đường, gout… Cách dùng mướp đắng rừng tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của mướp đắng rừng. Cách sử dụng mướp đắng rừng chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá mướp đắng rừng bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh mướp đắng rừng và đặc điểm nhận biết. 

Tác dụng của mướp đắng rừng cùng hình ảnh và cách sử dụng đúng cách

Tác dụng của mướp đắng rừng cùng hình ảnh và cách sử dụng đúng cách

Mướp đắng rừng là gì?

Mướp đắng rừng là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích. Tuy có vị đắng nhưng loại mướp đặc biệt này vẫn rất hấp dẫn người sử dụng bởi nó rất tốt cho sức khỏe. Mướp đắng rừng còn gọi là khổ qua rừng.

Đặc điểm mướp đắng rừng

Mướp đắng rừng cùng họ với mướp đắng nhà. Tuy nhiên, kích thước quả và dây nhỏ hơn, vị đắng cao hơn.

– Hình dáng: Quả nhỏ, thuôn 2 đầu, thân quả phình to (dạng hình thoi).

– Màu sắc: Quả mướp đắng có màu xanh sẫm hoặc hơi vàng cam, vàng hồng

– Vỏ: Sần sùi, lồi lõm, có nhiều gai nhọn, mắt quả mướp đắng nhỏ và dày.

– Dây khổ qua rừng: dài, nhỏ, dạng leo tua cuốn

– Lá khổ qua rừng: Lá nhỏ, mọc so le gân có lông ngắn, màu mặt trên lá đậm hơn so với mặt trên.

– Hoa: Cánh hoa màu trắng, có cuống dài hơn ở nách lá.

Mướp đắng rừng mọc ở đâu?

Khổ qua rừng mọc hoang rất nhiều từ Bắc tới Nam. Chúng mọc chủ yếu ở các sườn đồi núi. Ngoài ra, khổ qua rừng có thể trồng được tại nhà nhờ hạt giống.

Khổ qua rừng mọc ở một số nước khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan Nam Phi, Đông Nam Á, châu Phi và nơi Caribe.

Mướp đắng rừng mọc ở đâu và đặc điểm mướp đắng rừng

Mướp đắng rừng mọc ở đâu và đặc điểm mướp đắng rừng

Tác dụng của mướp đắng rừng

Trong quả khổ qua rừng có chứa hoạt chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Đặc biệt trong quả mướp đắng có hàm lượng vitamin B1, C, betain, protein khá cao.

Toàn bộ cây khổ qua rừng gồm lá, dây và quả đều được dùng để làm thuốc. Cây có vị đắng, tính mát có một số tác dụng chính như sau:

  • Tác dụng hạ huyết áp.
  • Tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan.
  • Trái khổ qua rừng chống sốt rét, trừ đờm.
  • Tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Dược liệu khổ qua rừng chữa thoái ban, ghẻ, mỗi khi bị côn trùng chích.
  • Tác dụng chữa đau bao tử, lỵ, sốt, đau kinh nguyệt.
  • Được sử dụng như một chất ngừa thai.

Tác dụng của khổ qua rừng điều trị bệnh ung thư

Các thành phần dược liệu như Protein, vitamin C trong khổ qua rừng:

  • Giúp nâng cao chức năng miễn dịch.
  • Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung bạch cầu.
  • Giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ngăn sự phát triển tế bào ung thư.
  • Ngăn ngừa được tác hại của chất sinh ung thư đại tràng…

Tác dụng của khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường

Mướp đắng làm giảm đường huyết, ức chế dung nạp đường của tế bào. Từ đó có tác dụng ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển biến chứng của đái tháo đường.

Hạt chứa dầu và chất đắng có nhiều Betain, lipid, Phospho, Canxi, Magie,  Adenin, nước, khoáng chất như sắt, calcium, Kali… có thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thụ đường. Đồng thời ngăn chặn biến chứng tiểu đường và ổn định đường huyết.

Khổ qua rừng có nhiều tác dụng trong điều trị ung thư, tiểu đường, gout

Khổ qua rừng có nhiều tác dụng trong điều trị ung thư, tiểu đường, gout

Cách dùng mướp đắng rừng

Cây mướp đắng rừng có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được.

  • Dùng tươi: Dùng lá, dây hoặc quả nấu canh ăn hàng ngày như các loại mướp thông thường.
  • Dùng khô: Lá, quả đem phơi để sử dùng.
  • Liều dùng: 20g/ngày dưới dạng nước sắc hoặc hãm nước sôi uống hàng ngày.

Cách sử dụng khổ qua rừng làm trà

– Rửa sạch 1 kg mướp đắng rừng, để cho ráo nước.

– Thái mướp đắng thành từng lát mỏng dày khoảng 1.5 – 2mm (có thể bỏ hạt hoặc để nguyên hạt)

– Xếp các lát mướp đắng lên khay sạch, phơi 1 đến 2 nắng, canh theo nhiệt độ ngoài trời. Để mướp đắng không bị vướng bụi bẩn, bạn nên che một tấm màn mỏng lên trên và nhớ lật trở khoảng 1 – 2 lần trong quá trình phơi và chế biến để sử dụng.

– Khổ qua rừng khô lấy sao vàng trong chảo cho đến khi các lát chuyển sang màu nâu nhẹ. Để khổ qua nguội, sau đó cho vào hộp thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 tháng.

– Khi dùng, bạn lấy vài lát mướp đắng hãm trong ấm trà nóng và uống 1 – 2 ly mỗi ngày.

Cách sử dụng khổ qua rừng nấu canh

Dùng lá khổ qua nấu canh thịt:

–  Lá khổ qua rừng rửa sạch, dùng dao cắt nhỏ.

– Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, đem xay nhuyễn. Dùng nồi phi hành dầu ăn, cho thịt đã băm vào nồi đảo chín, cho nước vào nồi thịt, nêm nếm gia vị.

– Lá khổ qua rừng rất mỏng nên chín rất nhanh. Vì thế, khi nước sôi vài dạo, cho lá khổ qua vào, nước bắt đầu sôi lại thế là đã chín.

Cách dùng khổ qua rừng xào trứng

Khổ qua rừng rửa sạch, bỏ hạt, thái lát nhỏ vừa rồi ngâm qua với nước muối loãng. Phi thơm hành rồi bỏ khổ qua vào đảo đều đến chín tới thì đập trứng vào đảo cùng. Nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.

Dùng khổ qua cẩn thận để tránh tác dụng phụ – Soha

Hình ảnh mướp đắng rừng

Khổ qua rừng rất dễ bị nhầm với khổ qua nhà, do đó, bạn cần hiểu về đặc điểm hình ảnh khổ qua rừng.

Hình ảnh khổ qua rừng khô

Hình ảnh khổ qua rừng khô

Hình ảnh khổ qua rừng tươi

Hình ảnh khổ qua rừng tươi

Lá dây khổ qua rừng

Lá dây khổ qua rừng

Giá mướp đắng rừng

  • Khổ qua rừng khô: 190.000đồng – 300.000đồng/kg
  • Trà khô khổ qua rừng: 195.000đồng/250g
  • Trà khổ qua rừng túi lọc: 205.000đồng/hộp
  • Dây khổ qua rừng: 120.000đồng – 180.000đồng/kg
  • Khổ qua rừng thái lát: 250.000đồng/kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button