Giỏ hàng

Củ đậu là gì với tác dụng của củ đậu cùng cách dùng củ đậu hiệu quả

Củ đậu là gì và tác dụng của củ đậu cải thiện: hệ tiêu hóa, tim mạch, làn da. Cách dùng củ đậu tốt nhất như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng củ đậu? Nhận biết củ đậu qua hình ảnh. Cách trồng và chăm sóc củ đậu hiệu quả. Giá bán củ đậu trên thị trường.

Củ đậu có công dụng gì và cách dùng cũng như cách trồng củ đậu

Củ đậu có công dụng gì và cách dùng cũng như cách trồng củ đậu

Củ đậu là gì?

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, sắn nước. Đây là củ của loài cây có tên khoa học là Pachyrhizus erosus; là cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Cây củ đậu thuộc chi Pachyrhizus của họ Đậu (Fabaceae). Các loài chính khác của chi này có gốc gác ở các nơi khác của châu Mỹ.

Đặc điểm của cây củ đậu:

  • Cây củ đậu có thể cao 4-5 mét nếu có giàn.
  • Lá kép hình tam giác rộng, mỏng.
  • Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá.
  • Ở Việt Nam cây củ đậu thường ra vào tháng 4, tháng 5.

Đặc điểm của củ đậu:

  • Củ đậu hơi có lông, dài khoảng 12 cm.
  • Các phần củ được ngăn vách nhiều rãnh ngang.
  • Củ do rễ phình to mà tạo thành.
  • Củ đậu có thể dài tới 2 mét và nặng đến 20 kg.
  • Vỏ củ có màu vàng, mỏng như giấy, dễ tước ra như xơ.
  • Ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê.
  • Thịt củ đậu có vị ngọt mát, thanh đạm.
  • Củ đậu có vị ngọt thường được ăn sống, chấm muối.
  • Người ta cũng nấu củ đậu dưới dạng súp, món xào.

Thành phần trong củ đậu:

  • Tinh bột: 2,4%.
  • Đường Glucoza: 4,51%.
  • Nước: 86-90%.
  • Protein: 1,46%.
  • Các chất khoáng: Vitamin C, Sắt, Photpho, Canxi.
  • Không có các chất béo.

Trái với củ, phần còn lại của cây củ đậu rất độc. Hạt có chứa độc tố Rotenone, dùng để diệt côn trùng, thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Lá có chứa các chất độc đối với cá và động vật nhai lại (trừ con ngựa).

Củ sắn là gì có lẽ không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Đây là một loại củ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài vị thanh mát, giúp giải nhiệt; củ đậu còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe con người.

Xem thêm: https://laodong.vn/archived/6-tac-dung-bat-ngo-cua-cu-dau-668397.ldo

Đặc điểm của củ đậu là gì

Đặc điểm của củ đậu là gì

Tác dụng của củ đậu

Tác dụng của củ đậu đối với sức khỏe con người như thế nào? Củ đậu được dùng nhiều trong những bữa ăn hàng ngày. Loại củ này không chỉ là thực phẩm thông dụng mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Cụ thể công dụng của củ đậu như sau:

Củ đậu giúp cải thiện hệ tiêu hóa:

  • Củ đậu chứa nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa của dạ dày.
  • Đồng thời giúp lợi tiêu và giảm táo bón.
  • Củ đậu có tính nhuận tràng, giúp giải rượu, giải độc.
  • Hơn hết, ăn củ đậu rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Củ đậu hỗ trợ tốt cho tim mạch:

  • Trong củ đậu chứa Vitamin C giúp làm giảm Cholesterol trong máu.
  • Củ đậu chứa nồng độ Natri góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Củ đậu giúp chăm sóc da:

  • Dùng củ đậu là cách khắc phục làn da bị mất nước.
  • Củ đậu còn giúp làn da thêm căng mướt, mịn màng.
  • Ngoài ra, loại củ này giúp loại bỏ chất độc và giảm vết nhăn.
  • Có thể ép nước củ đậu uống hàng ngày rất tốt cho cơ thể.

Tác dụng hỗ trợ giảm cân của củ đậu:

  • Nghiên cứu chỉ ra: 100g củ đậu chứa 29 Calo, không có chất béo.
  • Do vậy, củ đậu là món được dùng nhiều trong hỗ trợ giảm cân.

Củ đậu tốt cho sức khỏe bà bầu:

  • Tinh bột và đường Glucozơ tốt cho bà bầu, nhất là 3 tháng đầu.
  • Củ đậu giúp nhuận tràng do có nhiều chất xơ.
  • Giúp tiêu hóa tốt, ngừa bệnh táo bón, trĩ ở bà bầu hiệu quả.

Công dụng của củ sắn đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tuy nhiên, trong thời kì mang thai không nên ăn nhiều củ đậu bởi có tính thanh mát; có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tác dụng của củ đậu

Tác dụng của củ đậu

Cách dùng củ đậu

Cách dùng củ đậu phổ biến nhất là ăn sống, chấm với muối. Bên cạnh đó, người ta cũng chế biến một số món ăn từ loại củ này. Cụ thể như sau:

  • Món củ đậu kho thịt.
  • Củ đậu xào trứng muối.
  • Nộm củ đậu.
  • Củ đậu xào thịt lợn hoặc thịt bò.
  • Canh củ đậu nấu sườn.
  • Củ đậu xào tôm.
  • Sinh tố củ đậu và cà rốt.

Sử dụng củ đậu cần lưu ý chọn mua được củ ngon và bảo quản đúng cách. Dưới đây là thông tin về cách sử dụng loại củ này:

  • Chọn củ đậu chín:
    • Nên chọn củ nhỏ hay vừa có màu nâu, tươi sáng, nhẵn nhụi.
    • Những củ đậu nhỏ sẽ trông ngon và tươi hơn.
    • Củ lớn sẽ giòn, hơi cứng hơn.
    • Chọn loại củ có trọng lượng tương đồng với vẻ bề ngoài.
    • Củ đậu nhẹ là củ nằm trong đất lâu làm cho nước bị bay hơi.
    • Củ đậu có quanh năm, không phải là củ theo thời vụ.
  • Rửa củ đậu:
    • Dùng bài chải chuyên dụng về rửa củ quả hoặc miếng vải sạch.
    • Nhúng nước chà nhẹ lên vỏ ngoài củ.
    • Lớp vỏ bong ra, đảm bảo không còn vết bẩn nào trước khi gọt.
  • Gọt củ đậu:
    • Có thể dùng dụng cụ gọt cà rốt, khoai tây để gọt củ đậu.
  • Cắt lát:
    • Dùng dao cắt củ đậu thành miếng có dạng hình phù hợp món ăn.
  • Bảo quản củ đậu luôn tươi:
    • Giữ củ đậu đã gọt tránh ố màu: ngâm trong nước lạnh cùng chanh.
    • Bảo quản củ đậu chưa gọt trong tủ lạnh.

Cách sử dụng củ đậu hiệu quả không khó. Đây là một món không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Củ đậu được trồng ở khá nhiều nơi, được yêu thích và cho hiệu quả kinh tế cao.

Cách dùng củ đậu

Cách dùng củ đậu


Lợi ích của củ đậu mang lại cho sức khỏe phụ nữ

Hình ảnh củ đậu

Hình ảnh củ đậu, cây củ đậu, hoa củ đậu trong tự nhiên. Trong củ đậu có chứa nhiều nước, nếu ăn nhiều sẽ khiến dạ dày người bệnh bị giãn ra. Điều đó khiến dịch dạ dày bị tiết ra nhiều và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn làm nhanh đói. Đây cũng là nguyên nhân khiến “công cuộc” giảm cân khó thành công.

Củ đậu có chứa nhiều Vitamin, chất xơ; nên nếu ăn với mục đích thay thế những thực phẩm khác thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một số lưu ý khi ăn củ đậu:

  • Trong hạt và lá củ đậu có chứa những độc tố như Tephrosin và Rotenon.
  • 2 độc tố đó được dùng để diệt trừ sâu bọ.
  • Nếu ăn phải lá hoặc hạt củ đậu có thể gây ngộ độc.
  • Các biểu hiện của ngộ độc: chóng mặt, nôn ói, đi ngoài,…
  • Củ đậu có tác dụng hỗ trợ giảm cân, không phải thuốc giảm cân.
  • Do vậy không nên lạm dụng quá nhiều củ đậu để giảm cân.

Hình ảnh củ đậu vô cùng quen thuộc, phù hợp với tất cả mọi người. Từ trẻ em đến người già, phụ nữ mang thai và cho con bú đều có thể ăn củ đậu.

Hình ảnh củ đậu

Hình ảnh củ đậu

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-suc-khoe-cua-cay-cu-dau-n126454.html

Giá củ đậu

Giá củ đậu trên thị trường không cố định, không được niêm yết.

  • Giá bán củ đậu chỉ dao động khoảng 10.000-30.000 đồng/1 kg.
  • Có thời điểm giá củ đậu chỉ khoảng 5.000 đồng/1 kg.

Giá thành cây mướp ta như trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá thành củ đậu rất rẻ so với chất lượng mà nó mang lại. Trên thị trường, giá bán loại củ này thay đổi theo từng đợt. Giá bán đầu mùa thường đắt hơn so với vào cuối mùa; hoặc thị trường bán có nhiều mặt hàng thay thế.

Giá củ đậu

Giá củ đậu

Tên gọi Củ đậu.
Tên khác Củ sắn, sắn nước.
Nguồn gốc Mexico và Trung Mỹ.
Thành phần Tinh bột, đường Glucoza, nước, Protein, Vitamin C, Sắt, Photpho, Canxi.
Tác dụng Cải thiện sức khỏe tim mạch, làn da,…
Cách dùng Ăn trực tiếp, chế biến món ăn.
Giá thành 5.000-30.000 đồng/1 kg.
Địa điểm Chợ và siêu thị trên toàn quốc.

Cách trồng củ đậu

Cách trồng của đậu và chăm sóc chúng không quá khó. Bởi đây là giống cây cho củ dễ sống, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Dưới đây là một số thông tin về cách trồng và thời vụ trồng và thu hoạch củ đậu.

Thời vụ trồng củ đậu:

  • Vụ xuân vào tháng 2, 3: thu hoạch tháng 5, 6.
  • Vụ hè vào tháng 4, 5: thu hoạch tháng 7, 8.
  • Vụ thu đông vào tháng 7, 8, 9: thu hoạch vào trước tháng 2 năm sau.

Cách trồng củ đậu:

  • Gieo hạt theo hàng ngang, so le nhau, khoảng cách 8-10 cm.
  • Không để đầu phôi của hạt hướng xuống dưới.
  • Dùng tay ấn nhẹ hạt xuống đất để hạt không bị trôi khi tưới nước.
  • Phủ một lớp đất mỏng hoặc rơm phủ kín bề mặt.
  • Với rơm rạ nên phủ một lớp dày từ 3-4 cm.
  • Rơm rạ nên là loại đã được phơi khô, không bị nhiễm nấm bệnh.

Chăm sóc củ đậu:

  • Ánh sáng: phát triển ở nơi thoáng mát, không bị ngập úng hay khô cằn.
  • Tưới nước: 2 lần/ngày, vào sáng sớm và chiều tối.
  • Nhiệt độ: khoảng 12° tới 16 °C (53°F tới 60 °F).
  • Bón phân: bón thúc sau 1 tháng (khoảng 2kg Ure + 3kg Supe lân).

Mẹo vặt khi trồng củ đậu:

  • Củ đậu trồng xen với cải củ sẽ đem lại lợi ích.
  • Trồng cải củ gần củ đậu dọc theo luống các cây củ đậu.
  • Sau 10 ngày hạt cây cải củ lẫn củ đậu đều cùng mọc.
  • Lúc này chỉ tỉa bớt rau cải củ đem bán hoặc sử dụng.
  • Tưới thúc 2 kg đạm cho đất trồng để cây phát triển nhanh.
  • Sau 40-50 ngày nhổ cải củ.
  • Tập trung bón Kali cho củ đậu để cây phát triển nhanh hơn.

Thu hoạch củ đậu:

  • Củ đậu cho thu hoạch sau khi trồng 4-6 tháng.
  • Bóc vỏ, xoa tay vào thịt củ, nếu không nhớt là thu hoạch được.
  • Để củ quá 7 tháng sẽ mất ngon, bị xốp, mất chất dinh dưỡng.

Phương pháp trồng củ đậu rất đơn giản, nhất là khi đã nắm được mẹo vặt như trên. Củ đậu cho hiệu quả kinh tế khá cao, nhất là khi trồng xen với loại củ khác.

Cách trồng củ đậu

Cách trồng củ đậu

Củ đậu 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button