Giỏ hàng

Tỏi là gì và tác dụng của tỏi với cách dùng tỏi trị bệnh hiệu quả không?

Tỏi là gì? Tác dụng của tỏi chữa bệnh gì: Trị bệnh cao huyết áp, nhiễm trùng mắt, đau tai,… Cách dùng tỏi tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của tỏi. Cách sử dụng tỏi chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá tỏi bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây tỏi.

Tỏi có công dụng gì và cách sử dụng tỏi để chữa bệnh như thế nào

Tỏi có công dụng gì và cách sử dụng tỏi để chữa bệnh như thế nào

Tỏi là gì?

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, thuộc họ Hành (Alliaceae). Tại Việt Nam, loại cây gia vị này được trồng nhiều ở Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang,…

Đặc điểm của cây tỏi

  • Tỏi là cây hàng năm, thân cỏ, có là dày và dẹp.
  • Củ màu trắng, nằm trong lòng đất, chia thành nhiều tép nhỏ.
  • Hoa mọc ra từ một cuống dài; cuống mọc trực tiếp từ củ. Cây gia vị này thường ra hoa vào tháng 5 – 7, ra củ vào tháng 9 – 10.
  • Cây chịu lạnh tốt, sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 18 – 20 độ C.

Thành phần dược chất của tỏi

Thành phần dược chất của tỏi được chứng minh rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong mỗi 100g củ tươi theo kết quả phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ:

  • Năng lượng: 149 kcal
  • Cacbohydrat: 33.06g
  • Chất béo: 0.5g
  • Chất đạm: 6.39g
  • Vitamin A: 5μg
  • Vitamin B1: 0.2mg
  • Vitamin B2: 0,11mg
  • Vitamin B3: 0.7mg
  • Vitamin B5: 0.596mg
  • Vitamin B6: 1.235mg
  • Vitamin B9: 3μg
  • Vitamin C: 31.2mg
  • Canxi: 181mg
  • Sắt: 1.7mg
  • Magie: 25mg
  • Mangan: 1.672mg
  • Phốt pho: 153mg
  • Kali: 401mg
  • Natri: 17mg
  • Kẽm: 1.16mg
  • Selen: 14.2μg
Thành phần dược chất của tỏi và đặc điểm của cây tỏi

Thành phần dược chất của tỏi và đặc điểm của cây tỏi

Tác dụng của tỏi

Tác dụng của tỏi chữa bệnh rất tốt nhưng không phải ai cũng biết. Công dụng của tỏi đã được nghiên cứu và chứng minh trong cả Đông và Tây y, mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh.

Theo Đông Y:

  • Thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.
  • Chữa khí hư, tốt cho phụ nữ mãn kinh.
  • Trị tiểu tiện khó, chướng bụng, đầy hơi.
  • Ngăn ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt.

Theo Tây y:

  • Ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, gan, phổi,…
  • Giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng tấy do muỗi đốt.
  • Điều hòa huyết áp, chống tụ huyết khối.
  • Giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.
  • Trị thấp khớp, đau nhức xương hiệu quả.
  • Không thể thay thế thuốc kháng sinh nhưng trong một số trường hợp, có thể dùng cây gia vị này để tiêu diệt chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn trong vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Trị mụn nhọt, trứng cá, giúp làn da căng bóng và mịn màng hơn.
  • Giúp tóc mượt và chắc khỏe.
  • Tiêu đờm, làm dịu cơn ho rất tốt.
  • Giúp giảm cân an toàn và nhanh chóng.
Tác dụng của tỏi trị bệnh hiệu quả

Tác dụng của tỏi trị bệnh hiệu quả

Cách dùng tỏi hiệu quả

Cách dùng tỏi trị bệnh được nhiều người quan tâm và chia sẻ rộng rãi trong dân gian. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể ăn trực tiếp, ngâm mật ong hoặc ngâm rượu,… đều mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe.

Cách dùng tỏi trị lao phổi

Cách dùng tỏi trị lao phổi tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến mà tỏi là nguyên liệu chính:

Bài thuốc 1:

Thành phần: Sử dụng 15g nguyên liệu chính.

Cách dùng:

  • Bóc sạch vỏ, cho vào nồi chưng đến khi hết cay là được.
  • Ăn hết trong ngày, sử dụng liên tục khoảng 2 tháng giúp trị lao phổi rất tốt.

Bài thuốc 2:

Thành phần:

  • Nguyên liệu chính: 13 tép
  • Sinh địa, huyền sâm, bản lam căn, bắc sa sâm, hạ khô thảo, trắc bá diệp mỗi loại 3g.

Cách dùng:

  • Sắc nước uống hàng ngày đối với các trường hợp bị lao phổi nặng.
  • Bài thuốc này đã được sử dụng để điều trị cho 19 ca bệnh nhờn thuốc chống lao. Kết quả cho thấy: 74% số trường hợp có chuyển biến rõ rệt, chỉ 5 % bệnh nhân không có kết quả sau khi dùng thuốc.

Cách sử dụng tỏi trị ho

Cách dùng tỏi trị ho được nhiều người truyền tai nhau, mang lại hiệu quả tốt cho quá trình trị bệnh.

Bài thuốc 1:

Thành phần: Dùng nguyên liệu chính kết hợp với bách bộ, tử uyển, mỗi loại 30g.

Cách dùng:

  • Giã nguyên liệu chính lấy nước cốt.
  • Sắc tử uyển, bách bộ lấy nước, lọc bỏ hết bã.
  • Trộn 2 loại nước trên, cho đường vào cô thành siro, uống hàng ngày để chữa bệnh ho gà.

Bài thuốc 2:

Thành phần: Nguyên liệu chính (3 – 5 tép).

Cách dùng:

  • Giã nát, xoa lên ngực cho nóng.
  • Ngày làm 2 – 3 lần để trị ho, viêm họng, sổ mũi do cảm lạnh.

Bài thuốc 3:

Thành phần:

  • Nguyên liệu chính: 500g
  • Muối: 50g
  • Giấm, đường

Cách dùng:

  • Nguyên liệu chính bóc sạch vỏ, sau đó đem muối.
  • Sau khoảng 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm và một chút đường, để tiếp 2 – 3 ngày là ăn được.
  • Ngày dùng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần ăn khoảng 1 – 2 tép.
  • Cứ ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày rồi lặp lại liệu trình trên sẽ giúp trị ho dai dẳng, viêm phế quản mạn tính.

Xem thêm: Chữa cảm cúm mùa lạnh với tỏi

Tỏi ngâm rượu

Tỏi ngâm rượu như thế nào và có công dụng ra sao với sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Loại rượu này giúp người dùng tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa một số bệnh hiệu quả. Dưới đây là công thức ngâm rượu vô cùng đơn giản:

Nguyên liệu:

  • Thành phần chính: 300gr.
  • Rượu gạo (loại 40 – 42 độ): 500 – 600ml.
  • Chum sành hoặc bình thủy tinh sạch.

Các bước tiến hành:

  • Nguyên liệu chính rửa sạch, để ráo, sau đó bóc vỏ, xắt thành các lát mỏng.
  • Xếp lần lượt vào trong bình rồi đổ rượu gạo lên.
  • Đậy kín nắp và để bình ở nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ lý tưởng là 25 độ C).
  • Ngâm rượu khoảng 2 tuần thì sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ trước bữa ăn khoảng nửa tiếng để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.

Hình ảnh cây tỏi

Hình ảnh cây tỏi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tỏi trong tự nhiên

Thành phần dược chất của tỏi được chứng minh có lợi cho sức khỏe

Thành phần dược chất của tỏi được chứng minh có lợi cho sức khỏe

Cách sử dụng tỏi ngâm rượu, mật ong hay giấm đều mang lại hiệu quả chữa bệnh cho người dùng

Cách sử dụng tỏi ngâm rượu, mật ong hay giấm đều mang lại hiệu quả chữa bệnh cho người dùng

Giá tỏi trên thị trường khoảng 60.000 đồng/1kg

Giá tỏi trên thị trường khoảng 60.000 đồng/1kg

Tác dụng phụ của tỏi

Tác dụng phụ của tỏi đối với sức khỏe có thể xảy ra khi ăn quá nhiều một lúc hoặc quá thường xuyên, như:

  • Loại cây gia vị này nếu ngâm dầu rồi bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ trong tủ lạnh quá lâu rất dễ gây ra ngộ độc cho người dùng. Khi bị ngộ độc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí còn dẫn đến tử vong.
  • Nhiều người có thể bị dị ứng: Nhẹ thì đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, kích ứng da (đỏ ửng, đau rát, bỏng,…); nặng hơn sẽ bị hôn mê, đe dọa đến tính mạng.

Để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra, người dùng nên chú ý:

  • Không ăn khi đói hoặc quá nhiều một lúc, tối đa là 15g/1 ngày.
  • Không dùng cây gia vị này hoặc các chế phẩm từ cây trước khi mổ.
  • Không đắp lên da quá 10 phút.
  • Những người khi ăn gặp các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi,… có thể đã bị dị ứng, nên dừng lại ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.
  • Khi đang bị tiêu chảy không nên ăn vì dễ gây tổn thương niêm mạc đường ruột, chảy máu, khiến tình trạng đau bụng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Người có thể chất kém cần chú ý tránh sử dụng loại gia vị này.
  • Các bệnh nhân bị viêm gan ăn loại gia vị này không những không có khả năng chữa bệnh mà còn gây kích thích mạnh ruột và dạ dày, ức chế tiết dịch khiến bệnh nhân dễ buồn nôn.

Xem thêm:

Giá tỏi trên thị trường

Giá tỏi trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là loại gia vị phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, được bày bán ở tất cả các chợ và siêu thị trên cả nước. Hiện nay, 1kg loại tươi có giá từ 50.000 – 60.000 đồng.

Trên đây là các thông tin cơ bản về hình ảnh, tác dụng và cách dùng tỏi trị bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button