Mỡ máu cao là bệnh gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Đối tượng nào dễ bị bệnh máu nhiễm mỡ? Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng cao mỡ máu và cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả. Bệnh nhân bị cao mỡ máu nên ăn gì chữa mỡ máu cao? Các loại thuốc nam chữa bệnh mỡ máu cao an toàn hiệu quả.
Mỡ máu cao là bệnh gì?
Mỡ máu cao là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Tỉ lệ người mắc bệnh vẫn đang có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên khi được hỏi về cơ chế hình thành mỡ máu, những tác hại của bệnh cao mỡ máu thì không phải ai cũng có những hiểu biết tương đối đúng đắn và đầy đủ.
Thế nào là mỡ máu cao?
Mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Mỡ máu tăng khi nồng độ của một hay nhiều thành phần chất mỡ trong huyết tương vượt quá giới hạn bình thường. Đó là hiện tượng tăng nồng độ các chất mỡ (Triglyceride, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol) trong máu.
Mỡ máu cao được quy định bởi các chỉ số nào?
Đế đánh giá được tình trạng mỡ máu cụ thể, bạn cần làm xét nghiệm máu. Từ đó thu kết quả của 4 chỉ số quan trọng sau:
Cholesterol toàn phần quyết định mỡ máu cao hay thấp
Cholesterol là chất béo được tạo ra ở gan và có mặt trong mỗi tế bào của cơ thể, có vai trò iữ cho thành tế bào luôn khỏe mạnh, tạo môi trường kích thích giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể diễn ra trơn tru, hình thành mật xanh hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo.
Cholestrerol toàn phần bị ảnh hưởng bởi chính những thành phần cấu tạo của nó (Triglyceride, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol).
Mỡ máu cao Triglyceride
Triglyceride là dạng chất béo chiếm 95% chất béo hằng ngày con người tiêu thụ. Sau khi tiêu hóa, triglyceride được sử dụng dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu. Nếu thường xuyên nạp calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ của cơ thể sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì. Triglyceride tích tụ trong máu hình thành bệnh cao mỡ máu.
Mỡ máu cao LDL-cholesterol
LDL-cholesterol (LDL-c) là một loại lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển Cholesterol trong máu. LDL-c làm Cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu. Từ đó tăng nguy cơ xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và bệnh tim. Do đó, đây được coi là cholesterol “xấu”.
Mỡ máu cao HDL-cholesterol
HDL-cholesterol (HDL-c) cũng là một chất mỡ vận chuyển Cholesterol về gan để phân tích thải trừ. HDL-c có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol thừa từ các mảng bám về gan tiêu hủy. Vì vậy, đây được xem là cholesterol “tốt”. HDL-c cao sẽ giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Phần lớn người bệnh đều có chung một băn khoăn. Đó là “mỡ máu cao có gây chết người không”. Mỡ máu cao có nguy hiểm hay không còn phải xét xem loại mỡ có nồng độ tăng cao đó là gì. Nếu là mỡ HDL-cholesterol thì đương nhiên tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên hiện nay, khi nói đến bệnh mỡ máu cao nghĩa là đang chỉ tình trạng gia tăng những chất béo không có lợi cho sức khỏe (LDL-cholesterol, Triglyceride). Theo thông tin được công bố bởi Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, máu nhiễm mỡ gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây tử vong.
Theo đó, những hệ lụy của bệnh mỡ máu cao có thể kể đến như:
Bệnh viêm tụy do mỡ máu cao
Hàm lượng triglyceride trong máu cao có thể gây sưng tuyến tụy. Từ đó gây ra những biểu hiện như: đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần. Bệnh nhân sốt, nôn, thở gấp, tim đập nhanh. Nếu dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cao mỡ máu dẫn đến tiểu đường
Tiểu đường là bệnh nhiều biến chứng, có thể gây tử vong. Giữa bệnh mỡ máu cao và bệnh tiểu đường có mối liên quan chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối quan hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Đặc biệt, người có nguy cơ huyết áp cao, lượng cholesterol tốt trong máu thấp và đường huyết cao, khi chỉ số triglyceride caoẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên rất nhiều lần.
Mỡ máu cao khiến gan nhiễm mỡ
Khi bị cao mỡ máu do triglyceride cao cũng khiến gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh gan mãn tính ở người bệnh. Những bệnh nguy hiểm có thể kể đến như viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Mỡ máu cao gây nhiều vấn đề về tim mạch, đột quỵ
Đây là hậu quả hoàn toàn dễ hiểu do tình trạng máu nhiễm mỡ gây ra. Các rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc về các bệnh tim mạch cho con người. Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch.
Chỉ số triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Bởi vậy tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Đối tượng dễ bị cao mỡ máu
Nhiều người nhầm tưởng rằng máu nhiễm mỡ là bệnh của người già. Tuy tỉ lệ mắc bệnh mỡ máu cao ở người trên 40 tuổi cao hơn nhưng thực tế, đây là bệnh liên quan đến lối sống và sinh hoạt nhiều hơn. Ngay cả ở độ tuổi 20, bạn cũng có thể bị máu nhiễm mỡ nếu thuộc vào một trong các nhóm người sau:
- Người thừa cân, béo phì
- Có thói quen sử dụng nhiều rượu bia
- Hút thuốc lá
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, thức ăn được chế biến nhiều dầu mỡ
- Người mắc một trong những chứng bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết và chuyển hóa. Chẳng hạn như đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan, tăng urê máu.
- Người sử dụng thuốc tránh thai, một số thuốc trị bệnh tim mạch, thuốc lợi tiểu… cũng có nguy cơ bị cao mỡ máu.
Nguyên nhân mỡ máu cao do đâu?
Mỡ máu cao được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bác sĩ Viện Tim mạch Việt Nam đã đồng thời chỉ ra cơ chế gây tăng mỡ máu và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cơ chế gây mỡ máu cao
Cơ chế làm cao mỡ máu có thể được giải thích đơn giản chính là những tác nhân cụ thể thể gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa. Các tác nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng lipid máu có thể kể đến:
Tăng lipid máu do ăn gây mỡ máu cao
Thông thường, sau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ kể từ khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, quá trình tăng lipid máu bắt đầu diễn ra. Lượng lipid trong máu đạt mức cao nhất sau 4 – 6 sau ăn. Sau 8 tiếng sẽ trở lại bình thường.
Lipid máu tăng lên sẽ ức chế sự hấp thụ lipid từ thức ăn ở ruột, hoạt hóa chức năng ổn định lượng mỡ của tổ chức phổi, kích thích tăng tiết hormone và heparin. Do đó, khi lipid máu đã tăng, dù bạn có ăn thêm dầu mỡ thì lượng lipid máu cũng không tăng thêm đáng kể. Tuy nhiên, nếu quy trình ổn định lipid trên gặp trục trặc ở một khâu nào đó sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến cao mỡ máu.
Mỡ máu cao là hệ quả của quá trình tăng lipid máu do ứ đọng
Khi có sự tăng protamin, acid mật, NaCl (chất ức chế men lipoprotein lipaza) sẽ làm giảm hoạt tính của menlipoprotein lipaza. Sự giảm tiết heparin, giảm thủy phân triglyceride (dưới dạng chylomicron) gây tăng lipid máu.
Trong bệnh thận hư, tăng lipid máu là do các chất ức chế tiêu mỡ. Ngoài ra trong bệnh này albumin huyết tương giảm khiến cho quá trình tiêu mỡ bị ức chế và tăng lipid máu.
Tăng lipidmáu do huy động dẫn đến cao mỡ máu
Tăng lipid máu do huy động có thể do dự trự glycogen giảm (khi đói) hoặc tăng tiết các hormone catecholamin, ACTH, STH, thyroxin… Khi glucoza không được sử dụng, lipid tăng thoái biến, lipid máu có thể tăng tới 1.000 – 2.800 mg/100ml (bệnh tiểu đường).
Nguyên nhân mỡ máu cao
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa lipid. Theo đó, những tác nhân trực tiếp gây gia tăng cholesterol và triglyceride (mỡ máu cao) thường có liên quan hoặc bị quy định bởi các yếu tố sau:
Mỡ máu cao do tuổi tác và giới tính
Hormone sinh dục nữ estrogen tác động đến việc chuyển hóa chất béo. Đồng thời nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến các mạch máu. Nữ giới đang ở độ tuổi 15 – 45 thường có tỉ lệ triglyceride trong máu thấp hơn so với nam giới.
Tuy nhiên, khi nữ giới bắt đầu bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu càng ngày càng tăng gây cao mỡ máu. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.
Mỡ máu cao do chế độ ăn nhiều chất béo
Việc ăn quá nhiều chất chất béo bão hòa sẽ khiến cho mức cholesterol tăng, dẫn đến cao mỡ máu. Theo đó, nếu có chế độ ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như thịt lợn, trứng, sữa, nội tạng động vật… có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Sử dụng các loại thực phẩm đóng gói, đồ hộp… trong thời gian dài cũng làm gia tăng khả năng bị cao mỡ máu.
Mỡ máu cao do lười vận động
Nếu chế độ ăn uống không khoa học, tinh thần ở trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài do áp lực từ công việc và cuộc sống kết hợp với lười vận động, bạn sẽ rất dễ mắc bệnh mỡ máu cao. Bởi lẽ, việc không hoạt động thể chất đều đặn sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL), tăng nguy cơ bị bệnh tim, giảm nồng độ cholesterol tốt trong máu gây cao mỡ máu.
Mỡ máu cao do bệnh lý
Mỡ máu cao được chứng minh có liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhiều biến chứng như:
- Suy tuyến giáp
- Hội chứng thận hư
- Đái tháo đường
- Bệnh lý gan tắc nghẽn
- Một số bệnh gây rối loạn protein máu (đa u tuỷ xương, macroglobulinemia).
Ngoài ra, bệnh mỡ máu cao còn liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, những người bị rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình, tăng cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen là những đối tượng dễ bị mắc bệnh cao mỡ máu.
Triệu chứng của bệnh cao mỡ máu
Bệnh mỡ máu tiến triển âm thầm, ít biểu hiện. Khi bệnh nhân cảm nhận được những triệu chứng khác thường cũng là lúc bệnh có biến chứng. Dấu hiệu cao mỡ máu khi đó cũng chính là những tác hại đầu tiên mà người bệnh phải đối diện.
Đau thắt ngực – triệu chứng mỡ máu cao
Người cao mỡ máu thường phải chịu những những cơn đau thắt ngực không thường xuyên. Cơn đau diễn ra trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị. Tuy nhiên, chứng đau ngực này lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào.
Nhiều trường hợp bệnh nhân không bị đau thắt ngực mà có cảm giác khó chịu vùng ngực. Cảm giác như bị bóp nghẹt, đè nặng, tức ngực kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Đặc biệt, khi gắng sức, cơn đau sẽ rõ ràng hơn và chỉ giảm đi khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân khó thở, có thể đau 1 hay 2 bên cánh tay. Cơn đau từ ngực hướng ra sau lưng, lên cổ, xuống vùng dạ dày…
Vấn đề về da liên quan đến mỡ máu cao
Mỡ máu cao do tăng cholesterol biểu hiện qua những triệu chứng rất dễ nhận biết. Ở người bị cao mỡ máu, có hiện tượng nổi ban vàng trên da. Da người bệnh nổi những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng. Các nốt này mọc nhiều trên da khuỷu tay, da mắt, bắp đùi, gót chân, ngực…Kích thước mỗi nốt to bằng đầu ngón tay. Bệnh nhân không có cảm giác đau hay ngứa.
Chân tê và lạnh do mỡ máu cao
Nếu bị cao mỡ máu do nồng độ cholesterol tăng cao, người bệnh sẽ có biểu hiện tê bì, đau nhức, thậm chí sưng tấy các khớp ngón chân. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mạch máu bị tắc nghẽn, không thể cung cấp máu đến chân. Lượng máu không đủ cũng khiến chân, bị lạnh, nhất là bàn chân.
Mỡ máu cao dễ đột quỵ
Cao mỡ máu đồng nghĩa chỉ số triglyceride trong máu cao, các mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn, cản trở tuần hoàn máu lên não. Não không được cung cấp máu kịp thời, thiếu oxy chính là nguyên nhân gây đột quỵ. Đặc biệt, phụ nữ đã mãn kinh, người cao tuổi nói chung là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng này.
Ngoài ra, người bị máu nhiễm mỡ còn có các dấu hiệu bất thường khác. Chẳng hạn như đổ mồ hôi tự nhiên, nôn hoặc buồn nôn, đầu đau choáng váng, hoa mắt. Trong người luôn có cảm giác bứt rứt, hồi hộp, thở gấp. Cơ thể có thể mập hơn nhưng thường xuyên mệt mỏi, sức lao động giảm sút.
Xét nghiệm chẩn đoán mỡ máu cao
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ máu nhiễm mỡ, để hạn chế những biến chứng bệnh tim mạch do tình trạng mỡ máu cao gây ra, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời. Bệnh cao mỡ máu diễn tiến rất âm thầm nên hầu như bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi những triệu chứng đã quá rõ ràng. Do đó, việc xét nghiệm mỡ máu thường xuyên có vai trò vô cùng quan trọng.
Tại sao cần làm xét nghiệm mỡ máu cao
Như đã biết, cao mỡ máu hay máu nhiễm mỡ là một bệnh lý mà ở đó có sự gia tăng thành phần của mỡ gây hại và làm giảm các phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Đồng thời đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch …
Khi đi xét nghiệm máu, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu sẽ báo cho chúng ta những dấu hiệu nguy hiểm nhằm kịp thời chỉnh lại lối sống hoặc phải điều trị để kiểm soát hiện trạng rối loạn mỡ máu.
Do đó, chỉ có làm xét nghiệm mỡ máu mới có thể giúp bạn theo dõi, điều chỉnh để ngăn ngừa bệnh, phát hiện và điều trị trước khi có biến chứng đáng tiếc.
Kết quả xét nghiệm mỡ máu cao là bao nhiêu?
Mỡ máu rất cần thiết và tốt cho cơ thể nếu luôn được duy trì với hàm lượng vừa phải. Tuy nhiên, nếu một trong 4 chỉ số quan trọng có sự thay đổi bất thường thì tuyệt đối không thể bỏ qua.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng sau để phát hiện vấn đề, nhận biết nguy hiểm và kịp thời ổn định lại những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Xem thêm:
Điều trị mỡ máu cao
Điều trị mỡ máu cao cũng chính là điều chỉnh và cân bằng rối loạn mỡ máu. Tùy thuộc vào những yếu tố nguy cơ bị cao mỡ máu của người bệnh, có thể đưa ra những phương pháp phù hợp.
Những yếu tố nguy cơ dương tính mỡ máu cao:
- Nam giới từ 45 tuổi trở lên
- Nữ giới trên 55 tuổi
- Có tiền sử gia đình bị bệnh động mạch vành
- Hút thuốc lá nhiều
- Mắc bệnh cao huyết áp
- HDL-cholesterol thấp hơn 0,9 mmol/l
- Mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc điều trị mỡ máu cao
Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Theo đó, các nguyên tắc điều trị như sau:
Điều trị mỡ máu cao cấp một
Phương pháp điều trị này được áp dụng khi bệnh nhân có rối loạn lipid máu nhưng chưa có tiền sử bị bệnh mạch vành. Mục đích của việc điều trị nhằm:
- Đạt được LDL-c máu nhỏ hơn 4,1 mmol/l với những bệnh nhân có ít hơn 2 yếu tố nguy cơ
- Đạt được LDL-c nhỏ hơn 3,4 mmol/l nếu bệnh nhân có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên.
Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập. Dùng thuốc khi đã điều chỉnh chế độ ăn một thời gian nhưng thất bại. Hoặc phải bắt đầu ngay khi:
- Có quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và lượng LDL-c trong máu cao (trên 4,1 mmol/l)
- Khi lượng LDL-c trong máu quá cao (trên 5 mmol/l).
Điều trị bệnh mỡ máu cao cấp hai
Là phương pháp áp dụng khi bệnh nhân có rối loạn lipid máu và đã bị bệnh mạch vành. Mục đích điều trị chủ yếu là làm giảm được LDL-c nhỏ hơn 2,6 mmol/l. Bệnh nhân cần phải được điều chỉnh chế độ ăn thật nghiêm ngặt. Đồng thời dùng thuốc phối hợp ngay khi nồng độ LDL-c lớn hơn 3,4 mmol/l.
Phương pháp điều trị mỡ máu cao
Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng cụ thể của tình trạng cao mỡ máu, có thể áp dụng những phương pháp khác nhau để đảm bảo phù hợp với sự thích ứng của cơ thể.
Phương pháp điều trị mỡ máu cao bằng chế độ ăn uống
Bệnh nhân cần được điều trị để hạ mỡ máu với chế độ ăn giảm cholesterol và calo (nếu bị béo phì).
2 bước điều chỉnh chế độ ăn giảm mỡ máu cao
- Bước 1: Áp dụng chế độ ăn uống hằng ngày đảm bảo lượng acid béo bão hòa nhỏ hơn 10%. Tổng lượng chất béo không quá 30%. Lượng cholesterol phải nhỏ hơn 300mg/ngày. Đồng nghĩa bệnh nhân cần tránh mỡ và phủ tạng động vật, pho-mat, kem… Bên cạnh đó cần tăng cường hoa quả tươi, rau và các loại ngũ cốc. Lượng tinh bột chiếm khoảng 55- 60% khẩu phần.
- Bước 2: Áp dụng sau khi thực hiện bước 1 từ 6 – 12 tuần mà không thấy hiệu quả đáng kể. Bước này cần giảm tiếp lượng acid béo bão hoà xuống thấp hơn 7% khẩu phần và lượng Cholesterol nhỏ hơn 200 mg/ ngày.
Lưu ý khi điều chỉnh chế độ ăn hạ mỡ máu
- Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
- Nếu chỉ áp dụng chế độ ăn uống để giảm mỡ máu cao thì bạn cần kiên trì trong thời gian ít nhất là 6 tháng.
- Kiểm tra lượng cholesterol trong máu thường xuyên. Nên kiểm tra định kì 6 – 8 tuần một lần.
- Người già và phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý khi thực hiện chế độ ăn. Tốt nhất cần tham khảo và thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân bị cao mỡ máu do tăng triglyceride nhất định phải hạn chế mỡ động vật, tránh đường và rượu.
- Tập thể lực có thể làm giảm được LDL-c và tăng HDL-c. Đồng thời việc tập luyện còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Vì thế cần kết hợp ăn uống với tập luyện thể lực để nâng cao hiệu quả điều trị.
Sử dụng thuốc Tây điều trị mỡ máu cao
Điều trị bằng thuốc là phương pháp tác động trực tiếp để ổn định tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu. Việc thay đổi chế độ ăn uống thường mất nhiều thời gian và hiệu quả không đáng kể với những trường hợp có chỉ số mỡ xấu trong máu quá cao.
Nhóm các loại resins gắn acid mật trị mỡ máu cao
Công dụng: Các loại resins gắn acid mậtTiêu biểu như Cholestyramine (Questran), Colestipol (Colestid). Các loại thuốc này không được hấp thu qua ruột mà nó gắn với acid mật làm giảm hấp thu của chúng. Do đó, thuốc có thể thúc đẩy chuyển hóa cholesterol thành acid mật trong gan. Từ đó làm giảm lượng cholesterol dự trữ trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể với LDL-c của gan. Nó làm giảm LDL-c tới 30%, làm tăng HDL-c khoảng 5%.
Tuy nhiên, thuốc cũng làm triglyceride tăng nhẹ. Do vậy thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglyceride tăng cao.
Liều dùng: Thông thường bệnh nhân được chỉ định uống Questran 8 – 16 g/ngày chia 2 lần dùng trong bữa ăn, Colestid: 10 – 30 g/ngày chia làm 2 lần. Nên khởi đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần.
Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, nóng ruột…
Cần chú ý khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác vì khi dùng chung, thuốc này có thể làm giảm sự hấp thu các thuốc khác.
Chữa mỡ máu cao bằng các dẫn xuất fibrat (acid fibric)
Nhóm này bao gồm những loại thuốc thường được sử dụng như Gemfibrozil (Lopid), Fenofibrat, Bezafibrat (Benzalip).
Công dụng: Các thuốc này có thể làm giảm triglyceride khoảng 20-50%, làm tăng HDL-c khoảng 10-15%. Gemfibrozil có khả năng giảm khoảng 10-15% lượng LDL-c. Các thuốc này tốt và thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị tăng triglyceride máu.
Liều dùng: Gemfibrozil 600 mg x 2 lần/ngày trước khi ăn, Fenofibrat 300 mg/ngày.
Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa… khi sử dụng thuốc. Men gan có thể tăng lên. Nhóm thuốc này còn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
Thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase (nhóm Statin) chữa mỡ máu cao
Nhóm thuốc này bao gồm các loại chính như Simvastatin (Zocor), Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin, Atorvastatin (Lipitor)…
Công dụng: Các thuốc này ức chế hoạt hoá men HGM-CoA-reductase làm giảm tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL do đó làm giảm LDL-c trong máu. Simvastatin và Artovastatin có thể làm giảm LDL-c tới 60% và làm giảm triglyceride tới 37%.
Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng: Các statin có thể làm giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, giảm tỉ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân bị tăng Lipid máu.
Liều dùng: Simvastatin (Zocor) từ 5-40mg/ngày, Atorvastatin (Lipitor) 10-80mg/ ngày, Lovastatin 10-20mg/ngày, Pravastatin 10-40 mg/ngày. Các loại thuốc nhóm statin này không nên dùng gần bữa ăn. Thay vào đó, nên dùng 1 lần trong ngày trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ: Bệnh nhân khi sử dụng thuốc có thể bị khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, nôn hoặc buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, đau bụng… Tăng men gan có thể gặp ở 1-2% số bệnh nhân dùng thuốc.
Lưu ý: Không chỉ định statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, bệnh nhân đau cơ, viêm đa cơ… Khi dùng statin cùng với cyclosporin, các dẫn xuất fibrat, erythromycin, niacin… có thể sinh ra độc tính. Do đó không nên kết hợp với nhau.
Nicotinic acid (Niacin) chữa mỡ máu cao
Nicotinic acid thực chất là một loại vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra các lipoprotein.
Công dụng: Thuốc này có thể giảm tới 25% chỉ số cholesterol xấu (LDL-c) và tăng cholesterol tốt (HDL-c) khoảng 13 – 35%.
Liều dùng: Ban đầu, nên bắt đầu ở khoảng 100mg x 3 lần/ ngày. Sau đó có thể tăng liều tới khoảng 2-4g/ngày.
Tác dụng phụ: Hầu như bệnh nhân khi sử dụng thuốc thường có cảm giác nóng da, đỏ bừng da. Để khắc phục tình trạng này, có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc uống thuốc Aspirin 100mg trước khi ăn 30 phút. Ngoài ra, các tác dụng phụ khác có thể gặp như: mẩn ngứa, buồn nôn và nôn, đầy bụng, chóng mặt, mất ngủ, tăng nhãn áp, hạ huyết áp. Cũng có trường hợp tăng urê máu và tăng men gan khi dùng thuốc.
Chống chỉ định: Đối với bệnh nhân bị bệnh gút, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn. Chống chỉ định ở mức tương đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao
- Có thể dùng kết hợp 2 loại thuốc ở 2 nhóm thuốc khác nhau nếu cần thiết. Kết hợp giữa thuốc nhóm statin và niacin là sự lựa chọn tốt nhất.
- Việc kết hợp 2 loại thuốc với liều thấp sẽ dễ dung nạp hơn. Do đó có thể thay thế cho việc dùng 1 loại với liều cao.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, cần kiểm tra cholesterol và triglyceride mỗi 3 – 4 tuần điều trị.
- Nếu đã dùng liều tối ưu mà không đáp ứng được mục tiêu điều trị sau 2 tháng thì nên thay bằng thuốc khác hoặc kết hợp thuốc thứ 2.
- Song song với việc uống thuốc chữa mỡ máu cao, vẫn phải duy trì chế độ ăn uống và tập luyện.
Chữa bệnh cao mỡ máu bằng thảo mộc
Cách chữa mỡ máu cao bằng bài thuốc dân gian hiện vẫn đang được rất nhiều người bệnh áp dụng. Với thành phần chính là các loại thảo mộc lành tính, quá trình điều trị được đảm bảo an toàn, ít tác dụng phụ.
Chữa mỡ máu cao với chanh, gừng, tỏi
Đây là một bài thuốc điều trị mỡ máu cao được đánh giá có hiệu quả sử dụng tốt. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn cần cho tỏi, gừng (đã làm sạch vỏ) vào máy xay sinh tố cùng với chanh. Hỗn hợp sau khi được xay nhuyễn đem đun sôi với 2lit nước. Lọc hỗn hợp để lấy nước, để nguội rồi bảo quản tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 200ml.
Uống nấm lim xanh chữa mỡ máu cao
Nấm lim xanh chứa nhiều thành phần dược chất quý. Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị ung thư, nấm lim xanh còn được chứng minh có tác động tốt đến bệnh nhân cao mỡ máu, tiểu đường. Người mỡ máu cao có thể sắc, nấu nấm lim xanh khô với tỉ lệ 20g nấm/2lit nước để thu nước uống trong ngày. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu. Uống rượu nấm lim xanh có thể giúp ổn định rối loạn chuyển hóa lipid.
Hạ mỡ máu cao bằng lá sen
Lá sen được chứng minh có khả năng loại bỏ mỡ thừa, ổn định chỉ số mỡ máu. Cách điều trị máu nhiễm mỡ này có tác dụng thanh lọc, tăng cường quá trình chuyển hóa các chất bên trong cơ thể.
Người bệnh có thể sử dụng lá sen nấu nước và uống hàng ngày thay nước lọc. Kiên trì thực hiện sau một thời gian sẽ thấy tình trạng mỡ máu cao được cải thiện đáng kể.
Cách phòng tránh bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu cao là bệnh diến biến âm thầm nhưng nhiều hệ lụy. Do đó, không nên đợi đến khi có dấu hiệu và biến chứng mới tìm cách điều trị cao mỡ máu. Thay vào đó cần chủ động ngừa bệnh với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Chế độ ăn cho người mỡ máu cao
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mỡ máu cao là do ăn uống không đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, lạm dụng những đồ ăn đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn được chế biến nhiều dầu mỡ. Do đó, muốn phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ, cần nhanh chóng điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng.
Phòng tránh mỡ máu cao không nên ăn gì?
Tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn không nên vượt quá 30%. Tỉ lệ này vừa đủ đảm bảo sức khỏe, tránh cao mỡ máu và các bệnh mạch vành. Theo đó, bạn cần chú ý:
- Không nên sử dụng mỡ của động vật, thực phẩm chứa nhiều chất béo no.
- Tránh xa các loại đồ ăn có thành phần dầu cọ hay dầu dừa như: bánh kem, socola,…
- Không nên sử dụng các loại bơ thực vật, các loại đồ ăn chiên rán.
- Không sử dụng đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn đóng gói.
- Tránh ăn thường xuyên và liên tục các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Chẳng hạn như nội tạng và da động vật. Lòng đỏ trứng gà cũng là thực phẩm không nên sử dụng nhiều.
- Sử dụng giới hạn các loại thịt có màu đỏ.
Ăn gì phòng ngừa mỡ máu cao?
Để không xảy ra tình trạng mỡ máu tăng cao, bạn cần đảm bảo đầy đủ các chất với những loại thực phẩm phù hợp như sau:
- Tinh bột: Nên ăn các loại ngũ cốc còn nguyên cám, không nên xay xát quá kĩ lưỡng.
- Chất đạm: Sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu. Đạm động vật thì nên được cung cấp từ cá, hạn chế hoặc không ăn thịt nạc.
- Chất béo: Sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho tuần hoàn và tim mạch. Bạn nên dùng dầu ô liu, dầu vừng, dầu đậu nành.
- Chất khoáng: Nên ăn các thức ăn giàu kali như chuối, mơ, đào, khoai tây, đậu Hà Lan. Đồng thời tăng cường bổ sung canxi có trong các thực phẩm như: mộc nhĩ, rau dền, rau cần tây, lá lốt, kinh giới.
- Nên dùng với lượng vừa đủ các loại gia vị có hoạt tính sinh học giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp. Có thể kể đến như tỏi, hành, hẹ, hành tây.
- Chất acid béo omega-3 có trong các loại cá có dầu như cá thu, cá hồi, cá ba sa…có thể phòng ngừa cao mỡ máu rất tốt. Chất này giúp hạn chế nguy cơ máu đóng cục, rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối gây đột quỵ.
Xem thêm: Máu nhiễm mỡ nên ăn uống như thế nào? – VOV
Không sử dụng chất kích thích để phòng tránh cao mỡ máu
Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích nói chung là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp. Sử dụng rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến lượng cholesterol xấu ngày càng tăng cao. Do vậy, gan bị nhiễm độc dẫn tới thoái hóa gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khói thuốc lá có chứa cacbon monoxide và nicotine. Đây là chất làm tổn thương nghiêm trọng đối với hệ tuần hoàn và hô hấp. Chúng làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, gây thiếu oxy đột ngột tới các cơ quan. Từ đó có thể gây đột quỵ rất nguy hiểm.
Chế độ vận động, sinh hoạt điều độ đẩy lùi nguy cơ mỡ máu cao
Để phòng tránh cao mỡ máu cũng như các bệnh tim mạch, bạn cần thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao. Việc tập thể dục để giải phóng năng lượng dư thừa giúp tăng cường trao đổi chất, tăng lượng máu lưu thông, giảm cholesterol xấu trong máu.
Theo các chuyên gia, mỗi người nên chọn một môn thể thao phù hợp với thể trạng. Nên lựa chọn các bài tập đơn giản và duy trì tập luyện hằng ngày để duy trì cân nặng ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh làm việc quá sức. Nên đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress kéo dài để hạn chế nguy cơ mỡ máu cao.
Xem thêm: