Hoàng kỳ là gì? Tác dụng của rễ hoàng kỳ chữa bệnh gì: Suy tim, huyết áp cao, phổi,… Cách dùng cây hoàng kỳ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của hoàng kỳ. Cách sử dụng hoàng kỳ chế biến sắc uống. Giá cây hoàng kỳ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây hoàng kỳ và cách phân biệt.
Hoàng kỳ là cây gì?
Hoàng kỳ (bắc kỳ) có tên khoa học là Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. Đây là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng đứng, chia thành nhiều cành. Loại cây này là vị thuốc quý hiếm trong Đông y vì có giá trị ngang với nhân sâm.
Đặc điểm của hoàng kỳ
Hoàng kỳ có chiều cao khoảng 6 – 70cm, rễ hình trụ, đâm sâu, dai, rất khó bẻ, vỏ màu vàng nâu hay nâu đỏ. Cây gồm nhiều lá chét mọc so le, đầu nhọn hoặc tròn, hình trứng dài từ 6 – 20mm, rộng khoảng 3 – 8mm, có lông trắng trên trục.
Hoa bắc kỳ mọc thành từng chùm ở kẽ lá, cuống dài từ 5 – 12cm, màu vàng nhạt. Quả dạng hình bán nguyệt, mũi nhọn, dẹt, mặt ngoài có lông. Bộ phận thường dùng trong chữa bệnh là rễ bắc kỳ.
Bắc kỳ ưa chuộng sống ở những nơi thoát nước tốt như trong rừng. Loại cây này được trồng phổ biến ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây bắc kỳ cũng được trồng thử nghiệm ở Sa Pa và Đà Lạt nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao.
Thời gian hoa nở rộ là vào tháng 6 – 7, đến tháng 8 – 9 thì kết trái. Với loại cây ít hơn 3 năm tuổi, rễ có thể thu hoạch 2 mùa là đông và thu. Rễ cây to, mập, có thịt vàng là loại tốt. Sau khi đào về, đem rửa sạch và phơi hoặc sấy khô
Bắc kỳ là cây ưa ánh sáng, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Loại cây này chịu lạnh tốt vì rễ mọc sâu dưới đất. Người ta thường gieo trồng và nhân giống bằng hạt.
Thành phần dược chất của rễ hoàng kỳ
- Bắc kỳ chứa các nguyên tố vi lượng như tinh bột, acid amin, cholin, betain,…
- Ngoài ra, trong bắc kỳ còn có các hoạt chất khác như selenium, glucosa, vitamin, chất nhầy, gôm,…
Tác dụng của hoàng kỳ
Hoàng kỳ mang đến nhiều công dụng chữa bệnh được đánh giá cao như nhân sâm. Loại thuốc này có vị ngọt, tính ấm, hiệu quả trong điều trị các bệnh về gan, thận, phổi và lá lách.
Tác dụng của cây hoàng kỳ trong việc tăng cường hệ miễn dịch
Bắc kỳ là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, axit amin,… quan trọng cho cơ thể nên giúp tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch.
Tác dụng của rễ hoàng kỳ giúp điều trị các bệnh liên quan đến phổi
Một số căn bệnh liên quan đến phổi và hô hấp như khó thở, mệt mỏi, ho lâu ngày có thể được cải thiện khi dùng cây bắc kỳ.
Tác dụng của hoàng kỳ đối với bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Những người cao tuổi mắc bệnh huyết áp cao, chân tay phù nề, đái tháo đường nên sử dụng bắc kỳ để triệu chứng được giảm nhanh chóng.
Tác dụng của hoàng kỳ đối với sức khỏe xương khớp
Bắc kỳ hiệu quả trong chữa trị loãng xương, nhức mỏi chân tay, đặc biệt hay tê cứng phần chi dưới.
Tác dụng của hoàng kỳ đối với bảo vệ gan
Bắc kỳ có khả năng bảo vệ gan, giúp ngăn ngừa hàm lượng glycogen giảm và tái tạo tế bào gan tốt.
Tác dụng của hoàng kỳ trong tránh bệnh suy tim
Bắc kỳ có công dụng làm tăng co bóp tim, do đó hiện tượng suy tim sẽ được hạn chế đáng kể.
Xem thêm:
Cách dùng hoàng kỳ
Hoàng kỳ ngoài cách dùng sắc nước uống như trà còn có thể cho vào nấu cháo hoặc hầm với các vị thuốc khác.
Cách dùng hoàng kỳ chữa lở loét, ung nhọt
Nguyên liệu:
- 16g bắc kỳ
- 12g đương quy
- 12g bạch truật
- 6g xuyên khung
- 16g kim ngân hoa
- 4g cam thảo
Cách thực hiện: Đem các thảo dược sắc nước uống hằng ngày.
Cách dùng hoàng kỳ chữa khó thở, kém ăn, suy nhược
- Bắc kỳ sao mật khoảng 6 phần, cam thảo 1 phần. Tất cả đem tán nhỏ, mỗi lần dùng từ 4 – 8g, ngày 3 lần, có thể đem sắc nước uống.
- Sử dụng 6g bắc kỳ tẩm mật sao, 5g thược dược, 2g quế chi, 2g cam thảo, 6g đại táo, 4g sinh khương, đem sắc nước uống 3 lần trong ngày. Có thể thêm mật ong hoặc mạch nha cho dễ uống.
- Dùng 16g bắc kỳ, đương quy, đảng sâm, bạch truật mỗi loại 12g, trần bì, sài hồ, mỗi vị 6g, 4g trích thảo, thăng ma đem sắc nước uống. Có thể kết hợp với 10g huyền sâm, 8g tri mẫu để có hiệu quả cao hơn.
- Lấy 24g bắc kỳ, 8g bạch truật và 8g phòng phong mỗi loại. Sau đó, tán thành bột mịn rồi trộn đều, mỗi lần uống 6 – 8g, ngày dùng 2 lần. Có thể uống với nước hoặc rượu tùy thích.
Cách dùng hoàng kỳ giúp bổ phổi, ngăn ngừa ra mồ hôi
Nguyên liệu:
- Gà: 500g
- Bắc kỳ: 10g
- Hạt sen: 10g
- Kỷ tử: 5g
- Táo đỏ: 10g
- Dầu lạc: 10g
- Muối: 1g
- Gừng
- Rượu trắng: 10g
Cách thực hiện:
- Đầu tiên làm sạch gà.
- Tiếp theo, rửa lại gà bằng rượu trắng.
- Gà chặt miếng vừa ăn.
- Sau đó, gà, bắc kỳ và hạt sen cho vào nồi hầm với nhau trong khoảng 1 tiếng cho mềm. Bỏ thêm táo đỏ vào cùng khoảng 20 phút nữa rồi tiếp tục cho kỷ tử vào, đun thêm 10 phút nữa.
- Cuối cùng, nêm gia vị cho vừa ăn.
Cách dùng hoàng kỳ chữa ho, viêm phế quản
Nguyên liệu:
- Bắc kỳ: 24 g
- Tuyên phục hoa: 10 g
- Bách bộ: 10 g
- Địa long: 6 g
Cách thực hiện: Đem tất cả thảo dược tán thành bột mịn rồi làm thành viên, uống trong 3 ngày. Nên kiên trì dùng khoảng 10 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách bào chế hoàng kỳ
Cách 1: Ủ mềm, sau đó thái phiến mỏng từ 1 – 2mm, phơi hoặc sấy khô gọi là bắc kỳ sống.
Cách 2: Dùng mật ong hòa với 1 ít nước sôi và tẩm vào bắc kỳ đã thái mỏng, ủ cho đến khi ngấm mật, sao với lửa nhỏ cho đến lúc cầm không dính tay là được. Tỷ lệ trộn là 100kg bắc kỳ kết hợp với 25 – 30kg mật ong. Người ta gọi loại này là bắc kỳ tẩm mật sao.
Xem thêm: Cách dùng cây bắc kỳ
Hình ảnh cây hoàng kỳ
Cách nhận biết hoàng kỳ
Trên thị trường hiện nay có một loại dược liệu thường hay bị nhầm với bắc kỳ là hồng kỳ. Hồng kỳ là một loại cây họ đậu, nhập khẩu từ Trung Quốc và có công dụng tương tự. Vẻ bề ngoài của hồng kỳ cũng có màu nâu đỏ nên hay bị nhầm với bắc kỳ.
Tác dụng phụ của hoàng kỳ
- Cây bắc kỳ mặc dù rất bổ dưỡng nhưng không phải ai muốn sử dụng cũng được. Nếu không dùng cây đúng cách, có thể gây ra tác dụng phụ.
- Mỗi ngày chỉ dùng khoảng 15g, nếu uống quá liều, bệnh có thể thêm trầm trọng và xuất hiện nhiều triệu chứng như kích động, hai má đỏ ứng,…
- Thời gian sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng, khi cảm thấy khó chịu thì cần ngừng sử dụng ngay.
Giá cây hoàng kỳ bao nhiêu tiền 1kg?
Hoàng kỳ là loại cây có giá trị dược tính cao như nhân sâm, tuy nhiên giá cả lại rất bình dân nên ai cũng có khả năng sử dụng. Loại thuốc này thường dùng làm trà thay nước uống hằng ngày.
Việc mua được thuốc an toàn và chất lượng để đảm bảo sức khỏe là điều mà nhiều người tiêu dùng còn băn khoăn. Với các loại thảo dược có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, người bán thường trộn lẫn các loại hàng kém chất lượng với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Do đó, để mua được hàng thật, bạn cần đến các cơ sở uy tín, đáng tin cậy. Bắc kỳ được bán phổ biến ở các nhà thuốc Đông y với giá dao động khoảng 300.000 – 350.000 đồng/1kg.
Xem thêm: