Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú không nên ăn gì và nên ăn gì? Thực đơn, chế độ ăn cho người sau mổ ung thư vú tốt nhất.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin người ung thư vú không nên ăn gì và nên ăn gì, nhất là chế độ ăn cho người sau mổ ung thư vú cần lưu ý.
Nguyên tắc lựa chọn chế độ ăn cho người ung thư vú
Theo khuyến cáo của Tập đoàn Y tế Parkway – Singapore, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú cần đảm bảo các nguyên tắc:
– Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú với loại đồ uống này.
– Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm muối lên men, ướp muối mặn. Thực phẩm cho người ung thư vú cần tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
– Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ. Bởi nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, nhất là với bệnh nhân ung thư.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm xào rán nhiều lần.
– Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường, đạm, lipid.
– Xây dựng thực đơn cho người ung thư vú với nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt trắng, đạm thực vật để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho cơ thể chống lại các gốc tự do ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Ung thư vú không nên ăn gì và nên ăn gì?
Ung thư vú không nên ăn gì? Dinh dưỡng cho người ung thư vú như thế nào? Tuân thủ nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người ung thư vú ở trên với các loại thực phẩm cụ thể dưới đây:
Đồ uống có cồn – người bệnh ung thư vú cần tránh xa
– Lý do người bệnh ung thư vú không nên uống đồ có chất cồn
Ung thư vú kiêng gì? Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu người bệnh ung thư vú cần tránh xa. Rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, gây tổn hại cho AND của tế bào.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa uống rượu thường xuyên và nguy cơ tái phát ung thư vú. Nguy cơ tái phát ung thư vú sẽ tăng thêm 15% nếu phụ nữ uống từ 3 đồ uống có cồn mỗi tuần. Nguy cơ này tăng thêm 10% với mỗi ngày uống thêm đồ có cồn.
– Vậy ung thư vú nên uống gì?
+ Trà xanh: đồ uống ngăn ngừa ung thư vú
Trà xanh có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Theo MSN, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa trong lá trà xanh giúp ngăn chặn quá trình sản xuất ra enzyme có hại cho sức khỏe. Chất polyphenol trong trà xanh giúp tiêu diệt các gốc tự do, ngăn chặn sự tiến triển của tế bào ung thư. Uống trà xanh mỗi ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú tái phát.
+ Nấm lim xanh: thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư vú tái phát
Các nhà khoa học Anh, Mỹ đã chứng minh, công dụng nấm lim xanh trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vú. Dược chất trong nấm lim kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống tế bào ung thư. Điều này có được là do các dược chất như Germanium Polysaccharides, Proteoglycan, Triterpenes, Hetero-Beta-glucans… Những chất này ngăn chặn tế bào ung thư lây sang bộ phận khác, tái tạo tế bào tổn thương. Vì vậy, kết hợp dùng nấm lim xanh chữa bệnh ung thư vú được các bác sĩ khuyên dùng.
Không những vậy, nấm lim xanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa nhiều bệnh khác. Do đó, người bình thường vẫn có thể dùng loại nấm này để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh ung thư vú uống nước sắc nấm hằng ngày giúp tăng hiệu quả điều trị, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị ung thư.
Xem thêm: Cách dùng nấm lim xanh rừng về cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả. Cách dùng nấm lim xanh với cách sử dụng nấm lim xanh bao gồm cách nấu nấm lim xanh, cách uống nấm lim xanh, cách sơ chế nấm lim xanh, cách chế biến nấm lim xanh ngâm rượu chữa bệnh hiệu quả – https://namlimxanh.vn/nam-lim-xanh-rung-tu-nhien.html
Thực phẩm chế biến sẵn, lên men, ướp nhiều muối mặn – người ung thư vú không nên ăn
– Ung thư vú không nên ăn gì? – Thực phẩm chế biến sẵn không nên ăn
Ung thư vú không nên ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia, chất tạo màu, hóa chất bảo quản để làm thực phẩm lâu hư, biến đổi mùi vị, thêm độ dai, giòn. Các chất này đi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với người ung thư. Nguy cơ tái phát ung thư vú tăng cao nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này.
Những thực phẩm chế biến sẵn phổ biến người ung thư vú không nên ăn như:
+ Xúc-xích
+ Thịt nguội, thịt xông khói
+ Mì ăn liền
+ Dăm-bông
+ Thịt bò khô
+ Thịt, cá đóng hộp
+ Tương cà…
– Ung thư vú không nên ăn thực phẩm muối lên men:
Thực phẩm muối lên men có hàm lượng chất nitrosamin cao. Chất này làm tổn thương tế bào khỏe mạnh, khiến quá trình điều trị ung thư vú thêm khó khăn.
Một số loại thực phẩm lên men người bệnh ung thư vú cần tránh như:
+ Dưa muối
+ Cà muối
+ Sung muối
+ Kim chi
+ Cải muối…
– Thực phẩm ướp muối mặn gây hại cho sức khỏe người bệnh ung thư vú:
Các loại thực phẩm tẩm ướp nhiều muối chứa nhiều nitrits, nitrats. Các chất này sẽ chuyển hóa thành nitrosamine gây hại cho sức khỏe như thực phẩm lên men.
Vậy ung thư vú không nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều muốn mặn người ung thư vú nên kiêng như:
+ Thịt muối
+ Thịt ngâm
+ Pizza
+ Bánh Sand-wich
+ Bánh mỳ trắng…
– Vậy người bệnh ung thư vú nên ăn những gì?
+ Bổ sung nhiều rau xanh
Trong rau xanh chứa indole-3 carbinol có thể đánh tan chất chuyển hóa estrogen kích thích khối u tăng trưởng. Không những thế rau xanh còn giúp tế bào ung thư không lan sang các bộ phận khác. Vì thế, ăn rau xanh mỗi ngày sẽ rất tốt cho người bệnh ung thư vú.
Các loại rau xanh tốt cho người ung thư vú như bắp cải, súp-lơ, cải xoăn, bông cải xanh, cải xoong, rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau xanh collard.
+ Bổ sung các loại hạt
Người bị ung thư vú nên ăn gì? Nên bổ sung các loại hạt mỗi ngày. Đặc biệt, bí ngô và hạt lanh có chứa lignans giúp cản trở quá trình sản xuất estrogen. Không những thế nó còn ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh ung thư vú nên ăn các loại ngũ cốc còn nguyên hạt như gạo lức, ngô, lúa mạch, lúa mỳ, cao lương, mè đen, vừng, lúa mạch.
Thịt đỏ – cần hạn chế trong thực đơn cho người ung thư vú
Thịt đỏ có chứa chất béo không tốt cho sức khỏe nếu ăn thường xuyên. Với bệnh nhân ung thư vú, thịt đỏ làm hạn chế khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, nó gây ảnh hưởng đến phương thức chuyển hóa tế bào, giảm hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh ung thư vú không nên kiêng tuyệt đối thịt đỏ mà nên ăn với lượng vừa phải. Bởi thịt đỏ là nguồn bổ sung sắt, kẽm và một số nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh chỉ nên ăn thịt đỏ 2 lần/tuần, không quá 300-500 gam mỗi tuần.
Một số loại thịt đỏ người bệnh ung thư vú cần hạn chế như:
– Thịt bò, thịt trâu: người bệnh ung thư vú hạn chế ăn thực phẩm này
Thịt bò, thịt trâu rất giàu protein, đạm, các khoáng chất như kali, kẽm, magie, các loại vitamin nhóm B. Tuy nhiên, lượng đạm trong thịt bò quá cao sẽ rút canxi từ cơ thể, gây rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Ăn quá nhiều khiến sắt trong cơ thể dư thừa, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến protein tích tụ trong não, lâu dần phá vỡ tổ chức dây thần kinh.
Vì vậy, người ung thư vú không nên ăn quá 300 gam thịt bò, thịt trâu mỗi tuần. Người bình thường không nên ăn quá 500 gam mỗi tuần.
– Thịt lợn: thực phẩm người ung thư vú hạn chế ăn
Thịt lợn cũng là thực phẩm giàu đạm và protein nhưng thấp hơn thịt bò, thịt trâu. Người bệnh ung thư vú mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 3 bữa thịt lợn, mỗi lần không quá 150 gam. Đối với chế độ ăn cho người sau mổ ung thư vú, chỉ nên ăn từ 300-500 gam thịt lợn trong tuần.
Ngoài các loại thịt đỏ trên thì người bệnh ung thư vú cũng nên hạn chế ăn thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa…
– Vậy người bệnh ung thư vú nên ăn loại thịt gì?
Người bệnh ung thư vú có thể thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng. Các loại thịt trắng phổ biến như thịt gà, thịt ngan, thịt vịt, thịt ngỗng, cá…
Thịt trắng có hàm lượng calo và protein ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, phù hợp với chế độ ăn cho người sau mổ ung thư vú và đang trong quá trình điều trị. Thịt trắng, đặc biệt là cá rất giàu axit béo tốt cho sức khỏe.
Ung thư vú hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường
– Lý do người ung thư vú cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường:
Người bệnh ung thư vú sử dụng đường thường xuyên sẽ khiến khối u dễ di căn hơn. Lượng đường carbohydrates tinh chế trong thực phẩm sẽ làm tăng lượng glucose trong máu. Hệ lụy là làm cơ thể giải phóng nhiều insulin gây khó khăn khi điều trị ung thư vú. Chính vì thế, ung thư vú không nên
ăn gì cần lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
Những loại thực phẩm nhiều đường cần tránh trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú như:
+ Trái cây khô
+ Bánh quy, bánh ngọt
+ Nước ngọt, đồ uống có ga
+ Nước ép trái cây đóng hộp
+ Chocolate, kẹo ngũ cốc…
– Vậy người bị ung thư vú nên ăn gì để bổ sung lượng đường cần thiết cho cơ thể?
Thay thế các loại thực phẩm nhiều đường trên, người bệnh nên bổ sung các loại hoa quả, nước ép trái cây tươi, rau củ như:
+ Nước ép cà rốt
+ Dưa hấu
+ Cam, quýt
+ Việt quất
+ Lựu
+ Sữa không đường hoặc ít đường…
Ung thư vú nên hạn chế ăn đồ nướng
– Đồ nướng gây hại cho người ung thư vú như thế nào?
Ung thư vú không nên ăn gì? Người bệnh cần hạn chế ăn các loại đồ nướng. Một số loại thực phẩm, nhất là thịt đỏ khi nướng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại. Chúng làm tổn thương DNA và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ.
Các loại đồ nướng cần tránh như:
+ Thịt lợn, thịt bò nướng
+ Cá nướng
+ Bánh mỳ nướng
+ Chân gà, cánh gà nướng…
– Nên chế biến thức ăn thế nào?
Không chỉ đồ nướng, thực phẩm chiên rán, chứa nhiều chất béo cũng không tốt cho người ung thư vú. Tốt nhất, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc, hấp để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Thực đơn mẫu cho người ung thư vú</a
Xem thêm: