Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ bao nhiêu mũi và những lưu ý mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Vậy khi nào tiêm phòng viêm gan B cho trẻ và tiêm ở đâu?
Tiêm phòng bệnh viêm gan B cho trẻ như thế nào?
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam. Bệnh viêm gan B được coi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh do vi rút viêm gan B gây nên. Khả năng lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác rất cao. Đặc biệt là sự lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở.
Tại sao trẻ phải tiêm vắc xin viêm gan B?
Viêm gan B là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay. Vi rút viêm gan B sẽ gây hoại tử tế bào gan nếu cơ thể chưa được phòng ngừa.
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ viêm gan B từ 10 – 20%. Đặc biệt trong đó có đến 16% phụ nữ mang thai và 6% trẻ nhỏ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh nhiễm vi rút viêm gan B sẽ có nguy cơ tới 90% bị mãn tính. Đặc biệt, có tới 25% trong số này sẽ chết vì xơ gan và ung thư gan.
Vacxin phòng ngừa viêm gan B giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Ngoài ra đây còn là biện pháp phòng chống ung thư gan ở trẻ nhỏ.
Khi nào trẻ phải tiêm phòng viêm gan B
Bộ Y tế đã khuyến cáo nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất tính tới thời điểm hiện tại.
Nên tiêm tại thời điểm đó cho bé bởi:
- Nếu tiêm muộn hơn 24 giờ sau sinh, hiệu quả phòng ngừa giảm xuống chỉ còn khoảng 50%. Tiêm muộn sau 7 ngày thì không đem lại hiệu quả.
- Tiêm phòng sớm giúp trẻ sơ sinh sớm được ngăn ngừa khỏi lây nhiễm vi rút viêm gan B từ người thân trong gia đình.
- Mũi tiêm phòng đầu tiên này còn nhằm mục đích bảo vệ bé sơ sinh khỏi phơi nhiễm vi rút viêm gan B ngay khi ra đời.
Trẻ phải tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B bao nhiêu mũi?
Để phòng chống viêm gan B hiệu quả, trẻ không chỉ được tiêm vacxin ngay sau khi ra đời mà còn phải tiêm thêm các mũi khác ở từng giai đoạn.
Đối với trẻ sơ sinh tiêm phòng viêm gan B
Trẻ nên được tiêm 4 mũi vacxin phòng ngừa bệnh viêm gan B, bao gồm:
- Mũi đầu tiên: Trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Mũi thứ 2: Khi trẻ đã được 1 tháng tuổi.
- Mũi thứ 3: Khi trẻ được 2 tháng tuổi.
- Mũi thứ 4: Nhắc lại mũi thứ 3 sau một năm.
Tiêm vacxin ngừa viêm gan B cho trẻ có mẹ bị bệnh
Trẻ có mẹ bị viêm gan B vẫn phải tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh và phải tiêm 2 mũi:
– Mũi huyết thanh giúp kháng siêu vi viêm gan.
– Mũi vacxin tạo kháng thể bảo vệ.
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ở đâu?
Các bậc phụ huynh có thể đưa bé đi chích ngừa bệnh viêm gan B ở các trung tâm y tế đã được cấp phép. Thường là bệnh viện cấp huyện, cấp tỉnh và thành phố.
Không nên đưa bé đi tiêm tại những cơ sở chưa được cấp phép, không có uy tín để đảm bảo an toàn cho bé.
Những lưu ý khi tiêm vacxin viêm gan B cho bé
Không phải trường hợp nào cũng phải chích ngừa viêm gan B cho trẻ nhỏ. Hơn nữa sau khi tiêm, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi phản ứng của con mình.
Theo dõi phản ứng sau tiêm vacxin viêm gan B của trẻ
Sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ, phụ huynh cần chú ý theo dõi phản ứng của con mình. Bé sẽ được theo dõi tại điểm tiêm phòng 30 phút. Sau khi đưa bé về, phụ huynh nên theo dõi thêm 24 giờ để biết tình trạng của con mình.
Một vài lưu ý khi theo dõi bé sau khi tiêm ngừa viêm gan B:
- Trẻ sau khi tiêm quấy khóc: Các bà mẹ hãy bế bé khi bé bú. Không nên cho bé bú trong tư thế nằm.
- Trẻ bị sốt, sưng, đau chỗ tiêm: Đây là phản ứng thông thường sau khi tiêm. Các bậc phụ huynh không nên lo lắng mà hãy chú ý đến chỗ tiêm của bé. Nên chườm mát vết tiêm và theo dõi trẻ.
- Các phản ứng diễn ra liên tục: Trẻ vẫn tiếp tục khóc lớn, có biểu hiện sốt cao, co giật, khó thở, tím tái, không bú… Phụ huynh cần đưa ngay con mình đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để bé được thăm khám kịp thời.
Phòng ngừa viêm gan A như thế nào? Biểu hiện của viêm gan A?
Trường hợp không tiêm vacxin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh
Một số trường hợp sau đây không nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mà các phụ huynh cần lưu ý:
- Trẻ bị sốt, ốm và đang mắc những bệnh nhiễm trùng cấp tính: Hoãn tiêm.
- Trẻ bị sinh non.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, cân nặng thấp hơn so với quy định.
- Trẻ sinh ra bị dị tật hoặc bị ngạt.
- Thai già tháng.
- Mẹ trước khi sinh bị ốm, sốt…
Những trường hợp nêu trên nếu có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B thì cần phải được thăm khám cẩn thận và thực hiện theo đúng chỉ đạo của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không nên tự ý đưa con đi tiêm phòng ngừa bệnh nếu sức khỏe của con không đảm bảo.
.