Sâm cau đỏ chữa bệnh gì? Công dụng của uống sâm cau ngâm rượu? Củ sâm cau đỏ chữa bệnh. Sâm cau đỏ bổ thận tráng dương tăng cường sinh lực. Cách ngâm rượu sâm cau tác dụng tốt cải thiện chữa sinh lý theo Đông y. Đối tượng nên uống sâm cau đỏ và không nên uống sâm cau. Phụ nữ uống rượu sâm cau đỏ có tốt không?
Sâm cau đỏ chữa bệnh gì theo y học cổ truyền? Theo Đông y, sâm cau đỏ là vị thuốc có vị cay, tính ấm. Đây cũng là một trong những dược liệu trong thành phần có chứa độc tố nhẹ. Vì vậy người dùng không nên tùy tiện sử dụng sâm cau đỏ chữa bệnh.
Sâm cau đỏ chữa bệnh gì?
Hàng năm vào khoảng tháng 11, người dân ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam thường vào rừng đào củ sâm cau. Củ sâm cau đem về rửa sạch có vỏ màu đỏ. Khi thát ra bên trong màu trắng. Lúc phơi khô sâm cau dậy lên mùi thơm đặc trưng. Củ sâm cau đỏ chính là một trong những vị thuốc quý.
Đông y sử dụng sâm cau đỏ làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Ở Ấn Độ, sâm cau được biết đến với tác dụng làm thuốc bổ và điều trị một số căn bệnh phổ biến. Vậy sâm cau đỏ chữa bệnh gì tốt? Một số bệnh có thể được điều trị bằng sâm cau đỏ như:
- Liệt dương, yếu sinh lý, thận hư.
- Đi tiểu tiện không tự chủ: Tiêu chảy, đái dầm.
- Bệnh ngoài da: Ung nhọt, lở loét, vàng da…
Sâm cau đỏ chữa vô sinh, giúp bổ thận, tráng dương
Vô sinh, yếu sinh lý, không có ham muốn tình dục… là một trong những chứng bệnh phổ biến và đáng sợ ở nam giới hiện nay. Những căn bệnh này làm mất đi bản lĩnh đàn ông, khiến hạnh phúc của nhiều gia đình tan vỡ. Vậy sâm cau đỏ chữa bệnh gì và có tác dụng chữa yếu sinh lý, vô sinh hay không?
Theo y học cổ truyền, sâm cau đỏ tác dụng tới kinh thận, can. Khi thận yếu sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt là sinh lý, giảm khả năng tình dục. Vì vậy, sử dụng sâm cau đỏ có tác dụng bổ thận, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh do thận hư gây ra.
Tác dụng chữa vô sinh của sâm cau rừng
Một thí nghiệm về sâm cau rừng được thực hiện trên con chuột cống đã chứng minh tác dụng tăng cường sinh lý của loại dược liệu này.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Chiết suất sâm cau rừng thu được cồn thuốc.
- Cắt 2 tinh hoàn của con chuột cống.
- Tiêm cồn thuốc với liều lượng 10g/kg lên con chuột cống.
Kết quả: Trọng lượng túi tinh của con chuột cống đã tăng lên rõ ràng.
Theo nghiên cứu, bệnh vô sinh nam giới chủ yếu do thận suy, tinh lạnh, tinh trùng trong tinh dịch ít. Vì vậy, sử dụng sâm cau đỏ sẽ có tác dụng tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Đặc biệt các dược chất trong sâm cau còn giúp chống lại những bất thường ở tinh trùng nam giới như tinh trùng kém chuyển động, tinh trùng yếu… Từ đó, uống sâm cau hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn.
Sâm cau có tác dụng tăng cường sinh lý, bổ thận
Sâm cau đỏ chữa bệnh gì có tốt cho người yếu sinh lý không? Theo PGS. TS. Nguyễn Thượng Dong (Nguyên viện trưởng viện dược liệu Trung ương), sâm cau là một trong những dược liệu có tác dụng trong tăng cường sinh lý nam giới. Rễ và thân sâm cau chứa nhóm chất Cycloartan Triterpen Saponin. Chúng có tác dụng:
- Làm thư giãn cơ, chống co thắt, tăng cường hoạt động tế bào Leydig thuộc tinh hoàn.
- Làm tăng nồng độ Testosterone nam giới.
Chất Curculigin A có trong sâm cau có tác dụng kích thích ham muốn tình dục ở nam giới, từ đó tăng thời gian, tần suất quan hệ.
Vì vậy, sử dụng sâm cau ngâm rượu giúp nam giới có được cuộc sống vợ chồng viên mãn và sung sức hơn. Uống rượu sâm cau chính là một trong những bí quyết phòng the giúp kéo dài thời gian mà nhiều cặp đôi áp dụng.
Sâm cau giảm ức chế, căng thẳng thần kinh
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Thượng Dong, trong sâm cau chứa chất curculosid, chúng có tác dụng:
- Giảm ức chế thần kinh, làm dịu căng thẳng.
- Chống ngưng tập Beta-amyloid, từ đó tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.
Ngoài ra, chất Curculigosaponin C và F có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào Lympho lách, từ đó tăng khả năng miễn dịch.
Chữa tiểu tiện không kiểm soát với sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ chữa bệnh gì là vấn đề nhiều người cao tuổi quan tâm. Bởi họ thường mắc chứng tiểu tiện không kiểm soát hoặc bí tiểu. Nguyên nhân là do cơ chế ức chế của não khiến phản xạ ở bàng quang suy giảm. Tuyến tiền liệt xuất hiện phì đại với các u lành.
Điều này khiến người cao tuổi không kiểm soát được hành vi tiểu tiện. Chứng tiểu tiện không tự chủ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống người cao tuổi. Người cao tuổi nên sử dụng sâm cau đỏ để điều trị bởi chúng có tác dụng kiểm soát phản xạ bàng quang, lợi tiểu, chữa tiểu són, tiểu đêm không tự chủ.
Sâm cau rừng chữa trị bệnh ngoài da
Cây sâm cau đỏ mọc nhiều ở vùng Ấn Độ, Thái Lan… và khu vực miền Bắc Việt Nam. Ở Ấn Độ coi sâm cau như một vị thuốc bổ và dùng sâm cau điều trị một số căn bệnh ngoài da như vàng da, ung nhot, ghẻ lở. Người dân Ấn Độ chỉ cần giã nát sâm cau đã được sơ chế, sau đó đắp lên vết lở loét là sẽ khỏi.
Sâm cau đỏ chữa các bệnh khác
Bên cạnh tác dụng chữa các bệnh kể trên, sâm cau được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y khác nhau để điều trị:
- Bệnh tiêu chảy;
- Bệnh hen suyễn;
- Bệnh cao huyết áp;
- Chứng tê thấp, đau nhức toàn thân..
Xem thêm: Sâm cau là gì? Tác dụng, cách dùng, nhận biết sâm cau thật, giả
Lưu ý khi uống sâm cau đỏ chữa bệnh
Bên cạnh vấn đề “sâm cau đỏ chữa bệnh gì”, người dùng không nên tùy tiện sử dụng sâm cau mà bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây. Bởi sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe.
Phụ nữ uống rượu sâm có tốt không?
Phụ nữ mắc các chứng bệnh sau có thể uống sâm cau đỏ cải thiện tình trạng như:
- Phự nữ tử cung lạnh.
- Chứng khí hư bạch đới, đi tiểu đục.
- Phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, giảm ham muốn tình dục.
Đối tượng không nên sử dụng sâm cau rừng
Tuy có nhiều tác dụng trong Đông y hỗ trợ điều trị, chữa trị một số bệnh nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng sâm cau đỏ. Đây là một vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ gây thương âm. Vì vậy những người mắc các chứng “âm hư hỏa vượng” dưới đây thì không nên uống sâm cau:
- Khô họng, miệng háo nước.
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
- Những người đang bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao.
- Gò má đỏ, lòng bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm.
- Táo bón.
- Tim đập nhanh.
Ngoài ra, những người có thể trạng kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên sử dụng sâm cau bởi cơ thể khó thích nghi được với dược chất trong sâm cau.
Liều lượng sâm cau đỏ chữa bệnh
Tùy vào từng loại bệnh mà có cách dùng, liều lượng dùng sâm cau rừng khác nhau, ví dụ như:
- Sâm cau rừng ngâm rượu hoặc sâm cau sắc nước: Mỗi ngày dùng từ 3 – 10g.
- Sâm cau chữa đau nhức do hàn thấp: Chỉ sử dụng loại sâm còn sống, chưa được sao tẩm, chế biến.
- Dùng sâm cau chữa liệt dương, tiểu tiện không tự chủ: Chỉ sử dụng loại đã qua chế biến. Cách chế biến sâm cau thông thường là tẩm rượu sao vàng để khử hàn, tăng dược chất trong thành phần.
Lưu ý không nên lạm dụng sâm cau ngâm rượu. Uống sâm cau với liều cao trong một thời gian dài gây ra chứng cường dương mạnh, khiến hao tổn tinh lực. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng.
Tác dụng phụ của sâm cau đỏ
Sâm cau đỏ chữa bệnh gì? Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì sâm cau rừng có tác dụng phụ không? Đây là một loại dược liệu có độc nhẹ nên chắc chắn sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách.
Một số thí nghiệm trong Đông y cũng đã chỉ ra tác dụng phụ của loại dược liệu này. Thí nghiệm trên con chuột nhắt với 15g/kg rượu sâm cau rừng. Con chuột nhắt uống liên tục trong 7 ngày thì chết.
Do đó, khi sử dụng quá nhiều sâm cau sẽ dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng như:
- Lưỡi sưng lớn, có cảm giác đau đớn.
- Bị táo bón liên tục, lâu dài không khỏi.
- Bí tiểu tiện.
Cách làm giảm độc tố của sâm cau đỏ
Để làm giảm độc tố có trong củ sâm cau và phát huy được các dược chất tốt thì trước khi dùng sâm cau chữa bệnh, người dùng cần phải:
- Ngâm cả củ sâm cau đỏ với nước sạch hoặc nước vo gạo. Ngâm liên tục trong nhiều giờ, mỗi giờ thay nước 2 -3 lần. Công đoạn này sẽ giúp lấy bớt nhựa của sâm cau.
- Khi thấy nước ngâm sâm cau đã trong thì vớt sâm cau ra để ráo. Lúc này có thể sấy hoặc phơi khô sâm cau để bảo quản và sử dụng lâu dài.
Để làm giảm độ độc tố của củ và phát huy tác dụng của sâm cau thì trước khi sử dụng cần ngâm với nước vo gạo hoặc nước lã, đem thay nước nhiều lần thường 2-3 lần cho tới khi nước trong, thì đem vớt ra, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Một cách khử độc của sâm cau trong dân gian chính là “cửu chưng cửu sái”. Nghĩa là hấp và phơi sâm cau 9 lần để khử chất độc. Sau khi thực hiện thì vùi vào trong đường cát để bảo quản.
Xem thêm: Món ăn, bài thuốc sử dụng sâm cau – Sức khỏe & Đời sống
Chú ý phân biệt sâm cau đỏ thật, giả khi mua sâm cau
Theo chuyên gia thẩm định dược liệu, ThS. Ngô Đức Phương, sâm cau rất dễ bị tráo đổi. Bởi đây là một trong những dược liệu quý hiếm vùng Tây Bắc được nhiều quý ông săn tìm.
Trong khi đó không phải người tiêu dùng nào cũng được tận mắt nhìn thấy hình ảnh thật của sâm cau trước đó. Ở dạng củ thì sâm cau có các đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen. Phần thân củ không phân nhánh và có nhiều rễ con bám xung quanh.
Hiện nay ở một số nơi dùng rễ cây bồng bồng để bán dưới tên sâm cau. Rễ cây bồng bồng không có tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó đây là loại rễ cây chứa nhiều độc tố rất nguy hiểm nếu người dùng sử dụng với liều lượng cao. Chính vì vậy người tiêu dùng cần tỉnh táo khi chọn mua sâm cau, sâm cau đỏ… để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: