Giỏ hàng

Thường sơn với tác dụng của cây thường sơn và cách dùng chữa bệnh

Thường sơn là gì? Tác dụng của cây thường sơn chữa bệnh gì: sốt rét, chữa ho, ngộ độc thức ăn…. Cách dùng cây thường sơn tốt, tránh tác dụng phụ của cây thường sơn. Cách sử dụng cây thường sơn sắc nấu uống hàng ngày có tốt không, nên kiêng gì? Giá bán cây thường sơn bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh cây thường sơn.

Cây thường sơn là gì và giá của cây thường sơn trên thị trường

Cây thường sơn là gì và giá của cây thường sơn trên thị trường

Cây thường sơn là gì?

Thường sơn được biết đến là một cây thuốc quý, có tên khoa học là Dichroa febrifuga. Loài cây này còn có một số tên gọi khác như hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo hay kê niệu thảo.

Đặc điểm của cây thường sơn

Thường sơn thuộc loại cây nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân cây rỗng, dễ bị gãy, vỏ ngoài nhẵn và có màu tím.

Lá cây thục tất hình mũi mác, mọc đối xứng nhau dài khoảng 13 – 20cm, rộng 35 – 90cm. Mép lá có răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới tím đỏ, không có lông hoặc có rất ít lông.

Hoa cây thục tất mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả cây thục tất khá mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính khoảng 5cm. Bên trong quả có nhiều nhiều hạt nhỏ hình trái lê dài chưa đến 1mm.

Mùa hoa thục tất thường vào tháng 5 – 7, quả ra nhiều vào tháng 8 – 9.

Rễ cây thục tất có hình trụ, cong queo, thường dài từ 10 – 30cm, đường kính khoảng 1 – 2cm. Mặt ngoài của rễ màu vàng nâu hoặc nâu xám, có vết xước dọc thân và vết các rễ con bám xung quanh. Phần vỏ có chỗ bị tróc ra để lộ phần gỗ màu vàng nhạt bên trong. Bên trong rễ có tủy màu trắng, không có mùi, vị hơi đắng.

Thành phần dược chất của cây thường sơn

Các thành phần dược chất có trong cây thục tất gồm:

  • Hoạt chất ancaloit chứa trong rễ cây thục tất (0,1 – 0,15%) có tác dụng với hệ thần kinh, làm hạ huyết áp, chống ung thư và diệt ký sinh trùng.
  • Các thành phần ebrifugine và iso febrifugine có tác dụng diệt ký sonh trùng số rét Plasmodium.
  • Một số chất khác như 4-quinazolinone, dichrin A, dichrin B.
Đặc điểm cũng như thành phần dược chất của cây thường sơn là gì

Đặc điểm cũng như thành phần dược chất của cây thường sơn là gì

Tác dụng của cây thường sơn

Cây thường sơn là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị một số loại bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loài cây này:

  • Cây thục tất được biết đến nhiều với công dụng chữa sốt rét. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh rằng các ancaloit có trong cây thục tất chữa sốt rét mạnh hơn quinin khoảng 100 lần. Do đó, những người mắc sốt rét có thể sử dụng loại cây này kết hợp cùng các vị thuốc khác để trị bệnh sẽ rất hiệu quả.
  • Theo nghiên cứu, hoạt chất ancaloit của cây thục tất có khả năng làm hưng phấn ở tim. Vì thế, các chất chứa trong loài cây này, đặc biệt là ancaloit có tác dụng lên bộ hệ tuần hòa và hô hấp của con người.
  • Những người bị sốt thường cũng có thể sử dụng cây thục tất để giảm cơn sốt.
  • Cây thục tất còn có tác dụng chữa ho lâu ngày, ho có đờm.
Tác dụng của cây thường sơn trong chữa sốt rét, ho lâu ngày

Tác dụng của cây thường sơn trong chữa sốt rét, ho lâu ngày

Cách dùng cây thường sơn

Được biết đến là một vị thuốc quý, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng loại cây này. Dưới đây là các cách dùng chữa bệnh trong thực tế của cây thục tất mà bạn có thể tham khảo:

Các dùng cây thường sơn chữa sốt rét

Tác dụng nổi bật nhất của cây thục tất là chữa bệnh sốt rét. Những người mắc sốt rét có thể sử dụng loại cây này để điều trị theo cách sau:

  • Trong trường hợp sốt rét thông thường

Có nhiều bài thuốc để chữa sốt rét, người bệnh có thể thực hiện theo các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thường sơn 6g.
  • Binh lang 2g.
  • Cát căn 4g.
  • Thảo quả 1g.

Cách thực hiện:

Tất cả đem sắc cùng 600ml nước trong ít nhất 30 phút. Đun đến khi nước thuốc trong nồi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.

Liều dùng: Thuốc chia thành 3 phần, uống trong ngày. Nếu khi sốt bị rét nhiều có thể tăng liều thảo quả lên 3 – 4g, còn rét ít thì tăng lượng cát căn lên khoảng 10g.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 8g thường sơn.
  • 6g bình lang.
  • 4g thanh bì.
  • 6g hậu phác.
  • 6g thảo quả.

Cách thực hiện:

Tất cả đem sắc cùng 500ml nước trong khoảng 20 – 30 phút. Đun thuốc đến khi còn khoảng 20oml thì tắt bếp. Thuốc chia 3 phần, uống hết trong ngày.

  • Trong trường hợp sốt rét cách nhật

Chuẩn bị: Thường sơn, mần tưới, trần bì, hoắc hương, chỉ thiên mỗi loại 12g. Tất cả đem sắc nước uống, có thể chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.

Cách dùng cao thường sơn chữa sốt rét

Người bệnh có thể sử dụng thường sơn dang cao để chữa bệnh với công thức sau:

Chuẩn bị:

  • Rễ cây thục tất 12g.
  • Táo đen 3 quả.
  • Ô mai 3 quả.
  • Sinh khương 3 miếng.
  • Cam thảo 3 lát.

Cách thực hiện:

Các vị thuốc trên thêm nước rồi sắc kỹ. Sau đó lọc và cô đặc lại còn khoảng 3g cao.

Với công thức trên, người lớn uống 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 3g và không gây nôn.

Cách dùng cây thường sơn chữa ho, ngộ độc thức ăn

  • Khi bị ho, ho nhiều đờm, người bệnh có thể dùng 3 – 5g thường sơn đun cùng 10g cam thảo để uống. Thuốc chia thành 2 lần, uống trong ngày.
  • Trường hợp bị ngộ độc thức ăn, người dùng có thể dùng lá tươi đem giã nhỏ cùng rễ cỏ lá tre, là đơn răng cưa và lá găng. Khi giã cho thêm chút nước, sau đó gạn nước đó ra uống. Ngày uống 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả.

Hình ảnh cây thường sơn

Một số hình ảnh của cây thục tất

Hình ảnh cây thường sơn

Hình ảnh cây thường sơn

Hình ảnh cây thường sơn

Hình ảnh cây thường sơn

Hình ảnh hoa cây thường sơn

Hình ảnh hoa cây thường sơn

Rễ cây thường sơn dùng làm thuốc trị bệnh

Rễ cây thường sơn dùng làm thuốc trị bệnh

Nguồn gốc cây thường sơn

Cây thục tất có nhiều ở Trung Quốc. Loại cây này thường mọc hoang hoặc nuôi trồng để xuất khẩu làm thuốc.

Ở Việt Nam, cây thục tất thường mọc ven sườn núi hoặc thung lũng nơi có đất ẩm ở một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc,…

Tuyf vào từng thời điểm, người có thể thu hái lá và đào rễ của cây về làm thuốc chữa bệnh. Tốt nhất nên đào rễ vào mùa đông, còn lá có thể hái vào tháng 1 – 3 hoặc tháng 4 – 5.

Sản phẩm của cây thường sơn

Cây thục tất là loại dược liệu quý, nhưng bộ phận dùng được của cây chỉ có lá và rễ.

  • Lá cây thục tất dùng để làm thuốc. Thu hái lá vào mùa xuân hoặc hạ. Lá khi hái về bỏ hết phần sống lá rồi phơi khô và sao vàng. Làm như vậy sẽ giúp bảo quản được lá lâu hơn.
  • Rễ cây thục tất thường đào vào mùa đông. Sau khi đào, đem rễ cây thục tất về rửa sạch, giã nát hoặc thái lát rồi phơi khô. Phần rễ thường dùng trong các bài thuốc đông y để chữa bệnh.

Những người dùng được cây thường sơn

Theo Đông y, thục tất là loại cây tính hàn, vị đắng và có độc. Tuy có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng không phải người nào cũng có thể sử dụng loại cây này. Bà bầu có sử dụng được sản phẩm hay không cũng là điều mà rất nhiều người dùng quan tâm. Sau đây là những đối tượng dưới đây không nên dùng cây thục tất:

  • Phụ nữ có thai: Nếu dùng có thể gây nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
  • Người gầy có sức khỏe yếu dùng loại cây này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Đối với các bệnh nhân, khi dùng cây thục tất làm thuốc thì không nên ăn hành lá và thịt gà. Đặc biệt, bà bầu không nên uống.

Xem thêm video:

Giá cây thường sơn trên thị trường

Giá 1kg cây thục tất trên thị trường hiện nay khoảng 200.000 VND/1kg. Loại dược liệu này không khó tìm mua.

Do đó, người dùng nên tìm mua thuốc ở những hiệu thuốc nơi uy tín, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để đảm bảo sức khỏe. Vì nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người dùng.

Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button