Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân bệnh ung thư cổ tử cung. Triệu chứng ung thư cổ tử cung hình ảnh ung thư cổ tử cung. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 2 3 4 a b hóa trị xạ trị, thuốc chữa ung thư cổ tử cung mới. Chi phí khám chữa ung thư cổ tử cung ở đâu? Ung thư tử cung di căn chữa được không sống bao lâu
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới. Bệnh là mối quan tâm của nhiều chị em, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh nếu không được chữa khỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình của chị em. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Khái niệm ung thư tử cung
Ung thư cổ tử cung có tên gọi khác là ung thư biểu mô tại chỗ. Bệnh hình thành tại phần biểu mô của cổ tử cung (cổ tử cung là bộ phận nối liền âm đạo và buồng trứng). Loại ung thư này bắt đầu hình thành khi tế bào ở niêm mạc tử cung của nữ giới phát triển bất thường. Sau đó, các tế bào còn phát triển một cách mất kiểm soát và tạo thành một khối u lớn. Khối u này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hoạt động của buồng trứng.
Phụ nữ trong khoảng 30 – 59 tuổi là nhóm thường mắc ung thư biểu mô tại chỗ. Họ là những người đã có quan hệ tình dục, đã từng sinh con… Theo thống kê của WHO, tỉ lệ phụ nữ dưới 20 tuổi mắc bệnh K cổ tử cung rất thấp.
Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nữ giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có tới 275.000 phụ nữ qua đời vì ung tư cổ tử cung chỉ trong năm 2012. Và 85% trong số đó là những phụ nữ sinh sống tại những nước có thu nhập thấp, điều kiện y tế còn khó khăn.
PGS.TS Ngô Văn Toàn – Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho biết, ung thư biểu mô tại chỗ là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất. Ở nước ta, mỗi năm có hơn 5000 ca mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2000 người chết vì căn bệnh này. Cứ 100.000 phụ nữ thì có tới 20 người mắc bệnh và 11 người tử vong vì ung thư tử cung.
Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Ung thư tử cung diễn ra theo một quá trình, giai đoạn tiền ung thư cho tới ung thư kéo dài 15 tới 20 năm. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường rất ít nên chị em rất khó phát hiện. Nếu không thăm khám phụ khoa định kì nữ giới không thể phát hiện bệnh, khi bệnh ở giai đoạn cuối thì đã quá muộn để chữa trị.
Ung thư cổ tử cung có chữa được không? – Câu trả lời là có. Ung thư tử cung hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Điều chị em cần làm là thăm khám phụ khoa định kì, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp. Vì nếu để lâu, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.
Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung trước hết sẽ làm biến đổi bề mặt niêm mạc cổ tử cung. Giai đoạn này diễn ra âm thầm trong khoảng 15 đến 20 năm. Nếu sự biến đổi này được phát hiện sớm bác sĩ sẽ có biện pháp ngăn ngừa khối u di căn. Người mắc bệnh K cổ tử cung sống được bao lâu tùy thuộc vào giai đoạn ung thư dị sản và ung thư tại chỗ.
- Với ung thư tại chỗ và ung thư thể nhẹ bác sĩ có thể điều trị bằng tia laser rất dễ dàng. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể thực hiện khoét chóp cổ tử cung thông qua phẫu thuật. Giai đoạn này bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công là 100%.
- Với ung thư cổ tử cung xâm lấn quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Ở giai đoạn này người bệnh có thể sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn cổ tử cung, một bên hoặc toàn bộ buồng trứng. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này chỉ còn 60%.
- Khi các tế bào ung thư ảnh hưởng đến phần dưới của âm đạo tỉ lệ sống trên 5 năm là 30 – 35%. Khi tế bào ung thư di căn và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống được 5 năm giảm còn 15%.
Tỷ lệ sống của bệnh căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn | Tỷ lệ sống 5 năm |
0 | 93% |
IA | 93% |
IB | 80% |
IIA | 63% |
IIB | 58% |
IIIA | 35% |
IIIB | 32% |
IVA | 16% |
IVB | 15% |
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Theo thống kê của WHO, virus HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Virus HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Đối tượng có nguy cơ nhiễm HPV cao là người có quan hệ tình dục, nhất là người quan hệ khi chưa đủ 18 tuổi. Một số nguyên nhân ung thư tử cung khác là: Tình dục không chung thủy, lạm dụng thuốc tránh thai, sinh đẻ nhiều lần…
Mắc ung thư cổ tử cung do nhiễm virus HPV
- Nhóm HPV nguy cơ thấp: Nhóm này chủ yếu gây ra tình trạng mụn cóc ở tay và chân, các u nhú đường hô hấp. Đặc biệt là sự xuất hiện của các mụn mồng gà ở cơ qua sinh dục và hậu môn.
- Nhóm HPV có nguy cơ cao: Có khoảng 15 loại gây ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.
Quan hệ tình dục thiếu chung thủy, quan hệ tình dục sớm gây ung thư tử cung
Như đã nói ở trên, vius HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Vì vậy, việc quan hệ tình dục sớm hoặc quan hệ với nhiều bạn tình là điều kiện để virus HPV lây lan và gây bệnh. Điều này không có nghĩa là những người mắc ung thư cổ tử cung đều có nhiều bạn tình. Vì nhiều trường hợp người bệnh chung thủy một vợ một chồng vẫn mắc phải căn bệnh này.
Mắc K cổ tử cung do lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
Thuốc tránh thai là “bảo bối” của không ít cặp vợ chồng để chống lại nguy cơ sinh con ngoài ý muốn. Thế nhưng, một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này là gây ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tử cung ở nữ.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe thay vì lạm dụng thuốc tránh thai chị em nên:
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Đặt vòng tránh thai.
- Dùng que cấy tránh thai…
Người có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ bị ung thư tử cung
Các nhà khoa học tại Đại học Y Nam Carolina khuyến cáo người có tiền sử mắc lậu, giang mai nên cảnh giác với ung thư cổ tử cung. Vì những bệnh này đã khiến cho âm đạo nữ giới có những tổn thương nhất định. Các tổn thương này tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV tấn công và gây hại.
Ung thư cổ tử cung do hệ miễn dịch kém
Ung thư cổ tử cung luôn chờ cơ hội để tấn công người bệnh, nhất là người có hệ miễn dịch suy yếu. Nghiên cứu cho thấy những người nhiễm HIV hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường. Vì lúc này người bệnh bị suy giảm miễn dịch, là điều kiện để bệnh phát triển và gây hại.
Sinh con khi còn trẻ – nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Sinh con ở tuổi 17 – 18 có thể là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vì ở độ tuổi này bộ phận sinh dục nữ chưa phát triển toàn diện, việc vệ sinh vùng kín cũng không được đảm bảo. Khi sinh đẻ, vùng kín và cổ tử cung sẽ có những tổn thương nhất định. Điều đó tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển, gây nên ung thư biểu mô tại chỗ.
Ung thư cổ tử cung do hít phải khói thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh ung thư, ung thư tử cung không là ngoại lệ. Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá có liên quan chặt chẽ với bệnh K cổ tử cung. Dù nguyên nhân gây ung thư tử cung là virus HPV, nhưng HPV lại có thể kết hợp với chất độc trong thuốc lá tạo điều kiện để tế bào ung thư phát triển.
Người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tại chỗ cao hơn bình thường. Theo Tạp chí của Hiệp hội Y Khoa Mỹ, người hít phải khói thuốc trên 3 giờ/ngày có khả năng bị ung thư cổ tử cung cao gấp 3 lần người bình thường.
Một số nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung
Ngoài những nguyên nhân trên, ung thư cổ tử cung còn do:
- Sinh nhiều con: Thống kê cho thấy những bà mẹ có 4 con trở lên có tỷ lệ mắc ung thư tử cung cao gấp đôi những bà mẹ khác.
- Do yếu tố di truyền: Đại học Dược Alber Einstein – Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra ung thư cổ tử cung có thể do di truyền. Nữ giới có cấu trúc gen di truyền giống thế hệ trước có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người khác.
- Do cơ thể mệt mỏi, lo âu thường xuyên: Nguyên nhân này được Trung tâm Ung thư Fox Chase nghiên cứu và chứng minh. Theo đó, nữ giới thường xuyên lo âu có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao. Do vậy, để “bài trừ” căn bệnh này chị em cần vui vẻ, sống tích cực.
- Do điều kiện sống, sinh hoạt thấp: Nghiên cứu của Đại học King London nước Anh đã chỉ ra mối quan hệ giữa mức sống và nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Theo đó, người có mức sống cao thường ít mắc căn bệnh này hơn. Ngược lại, người có mức sống thấp không mấy quan tâm tới việc thăm khám phụ khoa, họ cũng không đủ kinh tế để đến những phòng khám đắt tiền.
8 yếu tố nguy cơ ung thư tử cung phụ nữ cần biết – Báo Soha
Dấu hiệu, triệu chứng ung thư cổ tử cung
Triệu chứng ung thư cổ tử cung rất khó phát hiện. Vì chúng rất giống với bệnh phụ khoa thông thường, dễ gây lầm tưởng cho người bệnh. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì? Làm thế nào để nhận biết K cổ tử cung? Dưới đây là những triệu chứng ung thư tử cung để chị em tham khảo.
Âm đạo chảy máu bất thường – dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Điều này xảy ra khi kích thước khối u cổ tử cung phát triển với kích thước lớn. Chúng ăn lan sang các mô tế bào lân cận, mạch mới được hình thành, khiến các mạch máu dễ vỡ. Điều này khiến nữ giới:
- Chảy máu bất thường khi chưa đến chu kì kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo thời kì mãn kinh.
- Máu chảy sau quan hệ tình dục.
Máu chảy từ âm đạo có các đặc điểm: Màu đỏ tươi, xuất hiện một lượng ít, sẽ tự hết sau một thời gian. Nhưng sau đó lại chảy lặp lại và tăng dần lượng máu.
Dấu hiệu sớm của ung thư tử cung – Báo Sức khỏe & Đời sống
Đau bất thường ở vùng dưới – biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Những cơn đau xuất hiện bất thường ở vùng bụng dưới là biểu hiện ung thư cổ tử cung. Biểu hiện thường thấy là:
- Đau sau quan hệ tình dục: Đau vùng kín sau quan hệ tình dục là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Biểu hiện này là dấu hiệu tổn thương đường sinh dục, trong đó có cổ tử cung.
- Đau bụng dưới: Những cơn đau ở vùng bụng dưới có thể là biểu hiện bệnh phụ khoa, đó cũng có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Vì triệu chứng này có thể liên quan tới buồng trứng hay tử cung của nữ giới. Điều cần làm là nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
- Đau vùng chậu: Khi mắc ung thư tử cung hai bên hông, vùng xương chậu của nữ sẽ xuất hiện những cơn đau. Chúng thường kéo dài âm ỉ, xuất hiện bất thường và ngày càng thường xuyên hơn.
Tiểu khó, tiểu không kiểm soát là biểu hiện của ung thư biểu mô tại chỗ
Ung thư cổ tử cung gây rối loạn nội tiết và đường tiết niệu. Vì thế chị em mắc căn bệnh này thường gặp khó khăn với việc tiểu tiện. Cụ thể:
- Khó chịu khi đi tiểu: Tình trạng thường gặp là tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu.
- Không kiểm soát được tiểu tiện: Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu… là dấu hiệu ung thư cổ tử cung đã lan rộng ra ngoài.
Kinh nguyệt không đều, huyết trắng bất thường
Những bất thường của kinh nguyệt, huyết trắng có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung. Vì sự thay đổi kích thước các tế bào ung thư làm nội tiết nữ giới thay đổi. Biểu hiện cụ thể qua:
- Kinh nguyệt bị rối loạn: Máu kinh ra nhiều bất thường trong chu kì kinh nguyệt. Nguyệt san kéo dài bất thường, có hiện tượng rong kinh.
- Huyết trắng thất thường: Quan sát huyết trắng cũng là cách phát hiện căn bệnh ung thư này. Huyết trắng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung có đặc điểm: Ít ở giai đoạn đầu sau đó tăng dần về lượng. Khí hư ở dạng nhầy hoặc hơi loãng, màu trắng đục hoặc màu máu cá. Đặc biệt là khí hư có mùi hôi rất khó chịu.
Một số dấu hiệu khác của ung thư cổ tử cung
- Người bệnh mệt mỏi: Ung thư biểu mô tại chỗ khiến người bệnh giảm miễn dịch. Vì thế mà các bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ mặc dù nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
- Tụt cân không rõ nguyên nhân: Đây là biểu hiện chung của nhiều bệnh ung thư. Biểu hiện này xuất hiện khi người bệnh đối mặt với ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
- Đau nhức chân: Khối u ung thư cổ tử cung phát triển và gây nghẽn mạch máu. Vì thế người bệnh bị sưng chân, thấy đau nhức thường xuyên. Những cơn đau này tăng dần theo thời gian.
Các biểu hiện trên có thể là cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Chị em đừng chủ quan không thăm khám phụ khoa định kì, mà nên tầm soát ung thư tử cung hàng năm. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cũng là cách phòng bệnh hiệu quả.
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung từ giai đoạn ủ bệnh cho tới khi phát bệnh phải mất 15 – 20 năm. Do đó, khi mắc bị K cổ tử cung giai đoạn đầu người bệnh rất khó phát hiện nếu không thăm khám phụ khoa.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0
Ở giai đoạn này khối u ung thư mới hình thành và chưa phát triển. Chúng mới chỉ xuất hiện trên bề mặt cổ tử cung và chưa ăn sâu vào các mô tế bào.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn I
Giai đoạn I của bệnh là khi tế bào ung thư ăn sâu vào các mô. Ở giai đoạn này bệnh được chia thành các giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn IA: Khi tế bào ung thư còn rất nhỏ và chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi.
- Giai đoạn IA1: Lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn vào tử cung 3mm.
- Giai đoạn IA2: Ở giai đoạn này tế bào ung thư phát triển sâu vào tử cung 3 – 5mm. Về bề rộng, chúng nhỏ hơn khoảng 7mm.
- Giai đoạn IB: Ở thời kì này tế bào ung thư đã phát triển, bác sĩ có thể quan sát chúng mà không cần kính hiển vi.
- Giai đoạn IB1: Giai đoạn này các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn, nhưng chúng vẫn nhỏ hơn 4cm.
- Giai đoạn IB2: Lúc này tế ung thư có kích thước lớn hơn 4cm.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II
Giai đoạn này tế bào ung thư phát triển lan sang các mô lân cận. Tuy nhiên, chúng vẫn bị hạn chế ở vùng xương chậu. Ung thư cổ tử cung giai đoạn II gồm:
- Giai đoạn IIA: Các tế bào phát triển và gây hại cho phần trê của âm đạo, phần dưới chưa bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn IIB: Lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn đến các mô ở dạ con.
Giai đoạn III của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 đã ảnh hưởng đến khu vực dưới của âm đạo. Giai đoạn này được chia thành:
- Giai đoạn IIIA: Tế bào ung thư bị giới han và chỉ tác động đến khu vực dưới của âm đạo.
- Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư đã lan ra khắp vùng chậu, ngăn cản nước tiểu đi đến bàng quang.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV
Lúc này các cơ quan khác của cơ thể (ngoài cổ tử cung) đã bị ảnh hưởng. Giai đoạn này là ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối và tế bào ung thư dần di căn đến phổi hoặc xương. Cụ thể:
- Giai đoạn IVA: Cả bàng quang và trực quang đều bị tác động.
- Giai đoạn IVB: Đây là giai đoạn ung thư cổ tử cung nặng nhất, bệnh không thể điều trị được nữa.
Xem thêm:
Cách điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Căn cứ tình trạng bệnh ở giai đoạn sớm hay giai đoạn tiến xa mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
- Giai đoạn sớm của bệnh: IA (IA1, IA2), IB (IB1, IB2), IIA (IIA1, IIA2).
- Giai đoạn bệnh tiến xa: IIB, IIIA, IIIB, IVA, IVB.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm được điều trị bằng việc kết hợp các phương pháp. Cụ thể:
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (phẫu thuật Wertheim Meiges)
Đây là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và 1/3 âm đạo trên của bệnh nhân. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay. Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định có cắt bỏ buồng trứng hay không. Các bước tiến hành phẫu thuật Wertheim Meiges như sau:
Bước 1: Mở bụng
- Bác sĩ sẽ mở bụng bằng đường trắng ở vị trí giữa rốn, đường mở bụng này có thể kéo dài lên trên.
- Tiếp đến là thăm dò ổ bụng.
Bước 2: Tiến hành vét hạch chậu
- Cắt bỏ dây chằng gần vị trí thành chậu.
- Cắt bỏ dây chằng tử cung – buồng trứng. Nếu phải cắt bỏ buồng trứng thì cắt bỏ nốt dây chằng thắt lưng – buồng trứng.
- Mở phúc mạch nằm song song với động mạch chậu ngoài.
- Xác định niệu quản 76.
- Sau đó tiến hành vét hạch chậu theo các động mạch và tĩnh mạch vùng chậu.
Bước 3: Cắt bỏ tử cung
- Bước này được tiến hành để cắt bỏ toàn bộ tử cung. Tử cung được cắt bỏ rời khỏi âm đạo hoàn toàn.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành khâu mỏm âm đạo, kiểm tra lại máu, niệu quản và bàng quang.
- Cuối cùng là đóng bụng theo lớp giải phẫu.
Xạ trị, hóa trị trong chữa trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
- Phương pháp xạ trị: Cách điều trị này thường được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị ngoài vụng chậu trước khi tiến hành phẫu thuật. Mặt khác, bệnh nhân cũng có thể tiến hành xạ trị sau mổ hoặc phối hợp hóa – xạ trị sau phẫu thuật.
- Hóa trị: Phương pháp này được áp dụng tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân. Biện pháp này thường được áp dụng sau phẫu thuật.
Ung thư cổ tử cung dùng thuốc gì?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một số loại thuốc chữa trị ung thư cổ tử cung. Các loại thuốc này ít mang lại tác dụng phụ cho người dùng, chúng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị và hóa trị. Cụ thể:
Bevacizumab (Avastin ®)
- Đây là thuốc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi bệnh đã di căn. Avastin có cơ chế ngăn cản các mạch máu cung cấp dinh dưỡng nuôi khối u ung thư.
- Nghiên cứu của Tạp chí Nghiên cứu Y học cho thấy người sử dụng Avastin kết hợp với hóa trị liệu có tuổi thọ cao hơn những bệnh nhân không sử dụng thuốc trong thời gian xạ – hóa trị.
- Người dùng Avastin có thể: Chán ăn, tụt cân, huyết áp tăng…
Lapatinib (Tykerb ®)
- Tykerb được nghiên cứu và đưa vào sử dụng để chữa trị ung thư cổ tử cung. Loại thuốc này có dạng viên, thuốc có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.
- Khi dùng Tykerb bệnh nhân có thể: Tiêu chảy nhẹ, hơi buồn nôn, đau nhức tay chân.
Chữa trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa
Ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa không áp dụng phương pháp phẫu thuật. Nếu tiến hành phẫu thuật cũng chỉ để chẩn đoán các hạch bụng. Các phương pháp được áp dụng trong giai đoạn này là xạ trị và hóa trị.
- Xạ trị bên ngoài vùng chậu kết hợp với hóa trị ngoài vùng chậu. Đồng thời, tiến hành xạ trị ngoài khu vực động mạch chủ bụng để ngăn chặn di căn hạch vùng bụng.
- Điều trị ung thư tử cung bằng phương pháp xạ trị trong.
- Hóa trị niệu đơn thuần: Phương pháp này được áp dụng với các trường hợp tế bào ung thư di căn xa.
Giá tiền điều trị ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?
Giá tiền một lần xạ trị ung thư cổ tử cung là mối quan tâm của nhiều chị em. Thực tế, chi phí xạ trị không giống nhau giữa các bệnh nhân. Gi á tiền xạ trị phụ thuộc vào:
- Giai đoạn của bệnh: Ở từng giai đoạn phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ khác nhau, chi phí điều trị cũng khác nhau.
- Những người súc khỏe yếu, lớn tuổi có chi phí điều trị cao hơn. Nguyên nhân là vì việc điều trị phải kết hợp với một số loại thuốc hỗ trợ và dịch vụ đi kèm.
Từ kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp. Chi phí xạ trị ung thư vốn đã khá cao, bệnh nhân và người nhà cần chuẩn bị sẵn vấn đề tài chính.
Biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả
Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa nguy hiểm, nếu không được điều trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe chị em. Vậy bị ung thư tử cung phải làm sao? Người ung thư cổ tử cung ăn gì, uống gì? Bị K cổ tử cung kiêng gì?
Bị ung thư cổ tử cung phải làm sao?
Ung thư cổ tử cung phải làm sao là câu hỏi của không ít chị em. Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả chị em cần chú ý:
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị bệnh nếu có những biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời.
- Nếu có thể chị em cần kiêng quan hệ tình dục, tránh để bệnh lây lan. Nếu có quan hệ tình dục thì cần dùng bao cao su để đảm bảo an toàn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai (kể cả thuốc tránh thai khẩn cấp).
- Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín, nhất là sau quan hệ tình dục.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cổ tử cung.
- Chị em cần giữ tinh thần lạc quan, luôn vui vẻ để quá trị điều trị bệnh đạt hiệu quả.
- Có chế độ tập luyện thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe.
Ngày nay, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Nếu để càng lâu khả năng chữa khỏi bệnh càng thấp. Vì vậy, những người chưa có gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Người có gia đình nên thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần để tầm soát ung thư.
Thực đơn cho người ung thư cổ tử cung
Người ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi của nhiều người. Bởi chế dộ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với hiệu quả điều trị bệnh. Vậy thực đơn cho bệnh nhân K cổ tử cung như thế nào? Ung thư cổ tử cung ăn gì, kiêng gì? Ăn gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung nên ăn gì?
Bệnh nhân K cổ tử cung nên bổ sung đầy đủ nước, các vitamin A, E, C và canxi. Những thực phẩm người bị K cổ tử cung nên ăn:
- Các loại thức ăn giàu protein như: Sữa, phô mai, thịt gia cầm, cá, trứng và sò hến.
- Các loại trái cây tốt cho ung thư cổ tử cung: Chuối, ổi, đu đủ, dưa đỏ, xoài, ổi…
- Các loại đậu – thực phẩm cho người ung thư cổ tử cung: Bệnh nhân mắc K cổ tử cung nên ăn nhiều đậu nành, đậu Hà Lan, các loại dầu từ hạt olive hay bơ thực vật.
Bệnh nhân ung thư tử cung nên uống gì? Đó là các loại sinh tố trái cây, trà hoa cúc, nước từ lúa mạch. Người bệnh cũng có thể dùng nước điện giải để giải độc tố cho cơ thể.
Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa trong ngày và nghỉ ngơi sau khi ăn 30 phút. Mỗi giai đọan của bệnh chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau, do đó người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thực đơn phù hợp.
Người ung thư cổ tử cung kiêng ăn gì?
Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vì nếu tránh được những thực phẩm gây hại quá trình điều trị sẽ diễn ra hiệu quả. Người mắc ung thư cơ tử cung nên kiêng:
- Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh: Đây là loại thức ăn không tốt cho người K cổ tử cung.
- Những thực phẩm chiên rán, đồ ăn có vị đắng hoặc có tính nóng.
- Không dùng đồ ăn đông lạnh, không ăn cà muối hay dưa cải muối chua.
- Không ăn đồ ăn quá khô, đồ ăn khó nuốt.
Đồng thời bệnh nhân không nên dùng thuốc nhuận tràng trong quá trình điều trị bệnh. Vì thuốc có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị bệnh.
Ăn gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?
Ngoài tiêm phòng vắc xin,nữ giới nên bổ sung thực phẩm chống ung thư cổ tử cung. Những thực phẩm này giúp ngăn ngặn, làm chậm quá trình phát triển các tế bào ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, có 3 nhóm thực phẩm ngăn ngừa ung thư:
- Thức ăn chưa nhiều vitamin A, C, E.
- Thực phẩm giàu flavonoid và polyphenol chúng có tác dụng chống oxy hóa.
- Các thực phẩm chứa nhiều folate vitamin B.
TS.BS Bùi Minh Trang (Báo Sức khỏe & Đời sống) cho biết hàm lượng vitamin C cần thiết cho nữ giới mỗi ngày là:
Nhóm tuổi | Hàm lượng vitamin C cần thiết trong 1 ngày |
Từ 14 – 18 tuổi | 65mg |
Từ 19 tuổi trở lên | 75mg |
Phụ nữcó thai | 85mg |
Phụ nữ đang cho con bú | 120mg |
Tuy nhiên, để ngăn ngừa ung thư hiệu quả chị em cũng cần lưu ý:
- Thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần. Nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung trước khi lập gia đình.
- Quan hệ tình dục chung thủy, duy trì hôn nhân một vợ một chồng. Khi quan hệ tình dục nên sử dụng biện pháp an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, không lạm dụng trong thời gian dài.
- Chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao nhẹ nhàng. Điều này giúp cơ thể nữ giới khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
Xem thêm: